[Giải đáp] Làm công nhân điện tử có độc hại không?

Đánh giá post

Nhu cầu tuyển dụng công nhân làm việc trong các công ty, nhà máy điện tử đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Đây được xem là cơ hội dành cho những đối tượng lao động phổ thông, những người không có trình độ chuyên môn, bằng cấp. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến đưa ra rằng làm việc tại môi trường này rất nguy hiểm. Vậy thực tế, làm công nhân điện tử có độc hại không? Cùng JobsGo tìm hiểu để có câu trả lời nhé.

Công nhân điện tử – việc làm hot cho lao động phổ thông

Mức thu nhập hấp dẫn

Công nhân điện tử - việc làm hot cho lao động phổ thông
Công nhân điện tử – việc làm hot cho lao động phổ thông

Hiện nay, điện tử được đánh giá là ngành nghề rất hot, thu hút đông đảo người lao động, đặc biệt là lao động phổ thông ứng tuyển vào vị trí công nhân điện tử. Công việc này trở nên hot như vậy một phần vì thu nhập khá tốt, mặt khác nó không yêu cầu trình độ, bằng cấp cùng nhiều chế độ tốt khác. Chính vì vậy, một lực lượng rất đông người lao động từ nông thôn, các vùng miền xa xôi, tỉnh lẻ đã đổ dồn về làm việc cho các khu công nghiệp, nhà máy điện tử. Chủ yếu công việc họ phải làm đó là lắp ráp linh kiện điện tử.

Một công nhân trẻ, có sức khỏe tốt có thể đạt được mức lương trung bình là 6 – 7 triệu đồng/tháng, nếu tăng ca thì mức thu nhập sẽ lên đến 8 – 10 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập không hề thấp, thậm chí là rất cao đối với những người lao động phổ thông. Bởi so với những người làm xây dựng, phụ hồ thì môi trường họ làm việc đỡ vất vả, nặng nhọc hơn rất nhiều, không phải chịu nắng, mưa,…

👉 Xem thêm: Những công việc nguy hiểm nhưng ai cũng muốn ứng tuyển

Cơ hội việc làm cao

Có thể thấy, ngành điện tử phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ. Do đó, số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam cũng tăng cao, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài. Điều này mở ra cơ hội việc làm rất cao dành cho người lao động đang mong muốn tìm kiếm việc làm công nhân điện tử.

Ở khu vực miền Nam, phần lớn các công ty điện tử này hoạt động tại các khu công nghiệp tại TPHCM, Bình Dương,… Còn miền Bắc thì tập trung ở Thái Nguyên và Bắc Ninh là nhiều.

Cũng nhờ vào các nhà máy điện tử này mà nền kinh tế các vùng miền được thúc đẩy mạnh mẽ. Theo đó, vấn đề thất nghiệp của người lao động cũng được giải quyết.

Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc làm công nhân điện tử tại các nhà máy này. Họ cho rằng làm việc ở đây rất nguy hiểm, độc hại. Vậy thực chất điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

👉 Xem thêm: Lao động phổ thông có làm được nghề kỹ thuật điện?

Cơ hội việc làm cao
Cơ hội việc làm công nhân điện tử cao

Giải đáp thắc mắc: Làm công nhân điện tử có độc hại không?

Hiện nay, chúng ta thường bắt gặp rất nhiều ý kiến, câu hỏi liên quan đến việc làm công nhân như là:

  • Làm công nhân SamSung có độc hại không?”
  • Công nhân làm việc trong môi trường độc hại bị ảnh hưởng như thế nào?
  • Doanh nghiệp có trả tiền độc hại cho công nhân hay không?

Trên thực tế, công nhân làm việc trong các nhà máy điện tử chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn, rủi ro hay nguy hiểm, độc hại. Cụ thể, họ sẽ phải đối mặt với vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân mình.

Như đã đề cập ở trên, lương công nhân điện tử khá cao, tuy nhiên rủi ro tiềm ẩn cũng không hề nhỏ. Để đạt được mức lương 6 – 7 triệu đồng/tháng, họ sẽ phải làm việc liên tục đến 12 tiếng/ngày hoặc là hơn thế. Như vậy, điều kiện nghỉ ngơi của họ rất ít, hầu hết đều phải tranh thủ, khẩn trương. Bên cạnh đó, công việc lắp ráp điện tử yêu cầu độ chính xác cao, thao tác nhanh gọn. Khi đó, những người công nhân này sẽ phải sử dụng kính hiển vi thường xuyên để soi từng con chip, dẫn đến thị lực giảm.

Ngoài ra, việc chấm các mối hàn cũng tạo nên mùi khá khó chịu dù công nhân đã đeo nhiều lớp khẩu trang. Hay các bức xạ điện từ trường phát ra, hóa chất thành phần từ chất bán dẫn,… cũng gây nên chất độc hại, khá nguy hiểm cho người làm công việc này.

Tuy nhiên, không phải công nhân làm việc tại nhà máy nào cũng phải đứng trước nguy cơ độc hại về sức khỏe như vậy. Hiện nay, có rất nhiều công ty, nhà máy đã quan tâm đến sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là công nhân. Họ thay đổi các chế độ đãi ngộ, chính sách để đời sống công nhân viên được tốt hơn.

Cụ thể, một số nơi tổ chức thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho công, nhân viên thường xuyên, theo định kỳ để đảm bảo họ luôn giữ được thể trạng tốt. Ngoài ra, các công ty cũng trang bị đầy đủ trang phục, kính, mũ, gang tay, khẩu trang,… để công nhân mang vào, làm việc tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề độc hại trong quá trình làm việc.

👉 Xem thêm: Review môi trường làm việc ở Samsung – Nơi đây có phù hợp với bạn?

Làm công nhân điện tử có độc hại không?
Làm công nhân điện tử có độc hại không?

Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có đáp án cho câu hỏi “làm công nhân điện tử có độc hại không?” rồi phải không? Mong rằng những người lao động phổ thông đang có nhu cầu tìm việc làm công nhân tại các cơ sở nhà máy điện tử này sẽ nắm rõ các thông tin quan trọng, từ đó lựa chọn môi trường làm việc tốt nhất nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: