Trước cơ hội thị trường điện ảnh và truyền hình Việt Nam phát triển không ngừng như hiện nay, việc dấn thân vào con đường trở thành một biên kịch chuyên nghiệp đã và đang là một lựa chọn đầy triển vọng. Vậy biên kịch là gì? Những yêu cầu cần có để trở thành một biên kịch? Cùng JobsGo đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Biên Kịch Là Gì?
Biên kịch là quá trình thiết kế và vẽ ra bản phác thảo cho một bộ phim điện ảnh hay chương trình truyền hình. Nó là công đoạn tạo ra khuôn khổ, kể câu chuyện trên giấy, trước khi được đưa vào giai đoạn sản xuất và biến thành những thước phim sống động trên màn ảnh. Nếu ví một bộ phim như một tòa nhà thì người biên kịch chính là kiến trúc sư, người vẽ ra bản thiết kế chi tiết cho nhà thầu thi công.
Khác với tác giả tiểu thuyết, tác phẩm của biên kịch không được công chúng tiếp cận trực tiếp dưới dạng văn bản mà chỉ có thể được thưởng thức thông qua màn ảnh. Kịch bản chỉ là tài liệu nền tảng, không phải sản phẩm cuối cùng.
Dù kịch bản có xuất sắc đến đâu, nếu không được lựa chọn để dựng thành phim, nó cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Nguy cơ bị từ chối luôn tồn tại trong mọi lĩnh vực sáng tác văn học nhưng đối với nghề biên kịch phim ảnh và truyền hình, tỷ lệ rủi ro có lẽ còn cao hơn.
Trên thực tế, để hoàn thiện một kịch bản phim điện ảnh đầy đủ có thể mất nhiều năm trời chuẩn bị nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ được đưa vào sản xuất. Chính vì lý do đó, đa số các biên kịch chuyên nghiệp thường làm việc theo hợp đồng hay viết kịch bản theo từng đơn đặt hàng thay vì tự sáng tác để đảm bảo công sức của họ không bị lãng phí.
Xem thêm: Diễn Viên Lồng Tiếng Là Gì? Tiêu Chí Tuyển Dụng Diễn Viên Lồng Tiếng
2. Mô Tả Công Việc Của Biên Kịch
Để có thể tạo ra được một kịch bản hay, biên kịch cần:
- Xây dựng câu chuyện với bối cảnh, nhân vật, cốt truyện hợp lý, khả thi (có thể dựng thành phim).
- Điều chỉnh kịch bản theo yêu cầu, gợi ý của đạo diễn, nhà sản xuất để kịch bản hợp lý nhất.
- Phối hợp với ê kíp làm phim để có các cảnh quay chất lượng đúng với tinh thần của kịch bản.
Trong quá trình sáng tạo ra một tác phẩm điện ảnh, sự hiện diện của người biên kịch là một yếu tố không thể thiếu. Họ đóng vai trò then chốt, cộng tác cùng với đội ngũ sản xuất để kiến tạo nên những câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút khán giả. Công việc viết kịch bản mang tính tự do và không bị ràng buộc về thời gian, trừ khi có thỏa thuận cụ thể với đơn vị sản xuất. Nhà biên kịch có thể dành nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm để hoàn thiện một kịch bản hoàn chỉnh.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Biên kịch
3. Yêu Cầu, Tố Chất Cần Có Của Biên Kịch
Thông thường, khi nhắc tới biên kịch, mọi người sẽ nghĩ ngay tới những người có khả năng sáng tạo và tư duy logic. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, để có thể trở thành một biên kịch giỏi, họ cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
3.1. Đam Mê Viết Lách
Yếu tố đầu tiên của một biên kịch thành công chính là năng khiếu và niềm đam mê viết lách. Nghề biên kịch đòi hỏi người làm phải thực sự tài năng trong việc sử dụng ngôn từ một cách tinh tế và logic. Họ cần có khả năng truyền tải tính cách, tâm trạng của nhân vật một cách chân thực qua mỗi lời thoại.
Bên cạnh đó, các biên kịch buộc phải am hiểu cấu trúc của phim truyền hình, cách xây dựng câu chuyện hấp dẫn để có thể thu hút lượng khán giả đông đảo theo dõi.
3.2. Thích Đọc Kịch Bản
Muốn sáng tác nên những kịch bản xuất sắc, việc tham khảo và nghiên cứu các tác phẩm thành công khác là điều vô cùng quan trọng. Bằng cách phân tích kỹ lưỡng cấu trúc, cách dẫn dắt câu chuyện cũng như xây dựng nhân vật của những bộ phim đình đám, các nhà biên kịch sẽ rút ra được nhiều bài học quý giá. Đồng thời, việc tìm hiểu cách thức triển khai của các kịch bản thành công cũng sẽ giúp họ nhận ra và tránh gặp phải những sai sót trong quá trình viết.
3.3. Sáng Tạo
Sự sáng tạo là một yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ nhà biên kịch nào muốn tạo ra những tác phẩm thực sự ấn tượng. Nếu thiếu đi khả năng đột phá, tư duy mới mẻ, tác phẩm sẽ trở nên nhàm chán, khó lòng thu hút được sự chú ý của khán giả. Vì vậy, các biên kịch cần phải liên tục trau dồi kỹ năng viết lách của mình, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp từ nhiều phía để nâng cao chất lượng tác phẩm.
3.4. Có Khả Năng Chịu Áp Lực
Nghề biên kịch là một lĩnh vực đầy cạnh tranh, đòi hỏi người làm phải luôn nỗ lực hết mình. Để có thể đạt được thành công, họ cần có tinh thần chịu khó, cầu tiến và sẵn sàng đối mặt với những ý kiến phê bình, chỉ trích từ nhiều phía. Đây là một nghề vất vả, thường xuyên chịu áp lực về tiến độ và chất lượng sản phẩm.
3.5. Tính Kỷ Luật Cao
Nghề biên kịch đòi hỏi sự tập trung và cần mẫn cao độ. Họ luôn trong tâm thế sẵn sàng làm việc, tránh xa thói quen lười nhác hay lãng phí thời gian. Một nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào là yếu tố quan trọng để có thể sản sinh ra những tác phẩm chất lượng. Vì vậy, để đạt được điều này, mỗi nhà biên kịch cần tự xây dựng cho mình một kỷ luật làm việc nghiêm ngặt. Chỉ khi tuân thủ chế độ làm việc khoa học và liên tục trau dồi bản thân, họ mới có đủ năng lực để sáng tạo nên những kịch bản xuất sắc, đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của nghề.
3.6. Giữ Ngọn Lửa Đam Mê
Nghề nghiệp nào cũng cần có đam mê và biên kịch chuyên nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ. Để có thể sáng tác ra những kịch bản truyền hình, phim ảnh để đời, người làm nghề này cần phải thực sự yêu thích công việc và sự kiên trì để vượt qua khó khăn.
Xem thêm: Phát Thanh Viên Là Gì? Những Yếu Tố Cần Có Để Trở Thành Phát Thanh Viên
4. Thu Nhập Của Biên Kịch Viên
Thu nhập trong nghề biên kịch thường biến động khá lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đa số các dự án thông thường sẽ trả cho biên kịch một khoản phí dao động từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này có thể tăng lên đáng kể đối với những biên kịch nổi tiếng, có tên tuổi và kinh nghiệm dày dạn.
Trong trường hợp dự án đạt được thành công lớn, thu hút đông đảo khán giả, phí biên kịch có thể lên tới cả trăm triệu đồng. Điều này cho thấy rằng, ngoài tài năng, kinh nghiệm, danh tiếng và sự thành công của dự án cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mức thu nhập của những người làm nghề biên kịch.
5. Cơ Hội Việc Làm Của Biên Kịch Như Thế Nào?
Công việc của ngành biên kịch hiện nay rất đa dạng. Cụ thể là sau khi tốt nghiệp ra trường các bạn có thể thử sức với những công việc như:
- Biên kịch phim: Đây là nghề có sức cạnh tranh cao, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian. Nếu là một biên kịch trẻ chưa có tên tuổi bạn sẽ gặp vô vàn thử thách trên bước đường hành nghề.
- Biên kịch chương trình giải trí: Làm biên kịch cho các gameshow thường không đòi hỏi bạn phải có tên tuổi. Tuy nhiên, bạn phải năng động, chăm chỉ và “bắt trend” nhanh.
- Biên tập tại các hãng phim: Mặc dù đây không phải là “cha đẻ” trực tiếp của kịch bản nhưng công việc mà bạn đảm nhận sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khâu sản xuất các bộ phim, chương trình.
Tóm lại, nghề biên kịch là một vùng đất màu mỡ dành cho những bạn trẻ yêu thích sự sáng tạo. Do đó, bạn hãy cứ đam mê và cố gắng cơ hội chắc chắn sẽ rộng mở với bạn.
Xem thêm: Tham khảo thêm lương Biên kịch
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của JobsGO, bạn đọc không còn mơ hồ về khái niệm biên kịch là gì cũng như hiểu hơn về công việc của họ. Chúc bạn sẽ sớm thành công trên con đường trở thành một nhà biên kịch tài ba nhé!
Câu hỏi thường gặp
1. Muốn Làm Biên Kịch Học Ngành Gì?
Mục tiêu đào tạo của ngành là trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về khoa học xã hội – nhân văn, kỹ năng sáng tác và biên tập kịch bản. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ có cho mình một kho tàng kiến thức và kỹ năng đầy đủ để biên soạn kịch bản, sáng tạo nội dung trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 2 khối thi vào ngành này đó là:
- Khối S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
- Khối S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
Trong đó, môn Năng khiếu SKĐA sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo sự sắp xếp của mỗi cơ sở giáo dục. 2 hình thức thường gặp nhất là vấn đáp trực tiếp một vấn đề xã hội và trình bày quan điểm cá nhân về hiện tượng cho sẵn (viết trên giấy).
2. Trường Nào Đào Tạo Biên Kịch Tốt Nhất Hiện Nay?
Ngày nay, ngành điện ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển và chứng tỏ vị thế của mình trên trường quốc tế. Với tư duy đổi mới có không ít bạn trẻ lựa chọn biên kịch làm ước mơ cho mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chỉ có trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội có đào tạo ngành Biên kịch chính quy.
Thế nên, với những bạn thực sự đam mê với ngành Biên kịch có thể lựa chọn các khóa học ngắn hạn do người trong nghề tổ chức để nâng cao khả năng của bản thân. Hoặc có thể lựa chọn con đường du học để chinh phục ước mơ của mình.
Dưới đây là một số trung tâm đào tạo biên kịch uy tín bạn có thể tham khảo:
- Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD
- Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Báo chí – Truyền thông
- Trung tâm Điện Ảnh ABV
- Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Thăng Long
Một số khóa học HOT dành cho ngành biên kịch:
- Khóa học Biên kịch đa phương tiện – Comic Media Academy
- Khóa học Biên kịch bạn là ai – Unica
- …
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)