Kỹ sư cơ khí: Cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ sư cơ khí

5/5 - (2 votes)

Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ khí là trái tim của công nghiệp, vì thế kỹ sư cơ khí là vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vậy cụ thể công việc của họ là gì? Cơ hội việc làm của nghề này ra sao? Và để trở thành kỹ sư mảng cơ khí cần có những kỹ năng nào? Hãy cùng JobsGO giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

kỹ sư cơ khí
Kỹ sư cơ khí là gì?

1. Kỹ sư cơ khí là gì?

Bạn có thắc mắc công việc “Kỹ sư cơ khí là gì?” Có thể hiểu, đây là người làm công việc thiết kế, lên ý tưởng để sản xuất cho các sản phẩm cơ khí, các loại tủ bàn, các vật dụng, chi tiết, các loại máy móc, xe cộ,… Công việc kỹ sư này đòi hỏi trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết về thiết kế, tư duy, sáng tạo, các sản phẩm và quá trình cơ khí.

Hiện nay, tại Việt Nam, ngành kỹ sư chuyên sâu về cơ khí được đào tạo tại các trường Cao đẳng, Đại học với các ngành:

  • Cơ khí chế tạo
  • Kỹ thuật cơ khí
  • Cơ khí chế tạo máy
  • Công nghệ tự động hóa

👉 Xem thêm: CNC là gì? Cơ hội việc làm nhân viên vận hành CNC năm 2021

2. Công việc cụ thể của kỹ sư cơ khí

2.1 Thiết kế, thi công, lắp đặt thử nghiệm sản phẩm cơ khí

Đây là cả một quá trình từ việc xây dựng ý tưởng đến hoàn thiện sản phẩm và đưa vào thực tế sử dụng. Cụ thể, họ sẽ cần đảm nhiệm một số công việc như:

  • Đầu tiên là tham gia thiết kế, phân tích bản vẽ các sản phẩm cơ khí, các loại máy móc, thiết bị cùng đội ngũ thiết kế.
  • Tiếp đó, các kỹ sư cần tham gia trực tiếp vào quá trình gia công sản phẩm hoặc quản lý, giám sát hoạt động gia công của nhân viên để có thể phát hiện sai sót và xử lý kịp thời.
  • Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, họ sẽ phải đảm nhiệm việc lắp đặt, kiểm tra, thử nghiệm và nghiệm thu để đánh giá hiệu quả của sản phẩm trước khi đưa chúng đến với khách hàng.
kỹ sư cơ khí là gì
Công việc của kỹ sư cơ khí là gì?

2.2 Lắp đặt, vận hành máy móc – thiết bị cơ khí

Với công việc này, các kỹ sư cơ khí cần tiến hành lắp đặt các thiết bị, máy móc cho nhà máy sản xuất, công trình. Tiếp đó là theo dõi, quản lý quá trình vận hành của các sản phẩm để kịp thời xử lý sai sót, đảm bảo không ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

2.3 Sửa chữa, bảo trì máy móc cơ khí 

Trong thực tế sử dụng, máy móc, thiết bị cơ khí thường hoạt động với công suất lớn, thời gian dài. Vậy nên, xuất hiện những hư hại với các sản phẩm là điều khó tránh khỏi.

Do đó, họ cần thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình hoạt động để kịp thời tiến hành việc sửa chữa máy móc, thiết bị hoặc các hệ thống điện, điện cơ của sản phẩm cơ khí khi cần thiết.

Ngay cả lúc không có hư hỏng nào xảy ra thì các kỹ sư này cũng cần lên kế hoạch bảo trì định kỳ để giúp máy móc, thiết bị nâng cao “tuổi thọ” và hoạt động với năng suất tốt nhất.

2.4 Đề xuất giải pháp cải tiến máy móc, thiết bị

Là người tham gia vào quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí, nên không có ai hiểu rõ chúng bằng các kỹ sư chuyên về cơ khí. Bởi vậy, họ cần đảm nhiệm việc nghiên cứu sâu để đưa ra những phương thức cải tiến tốt nhất cho sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

2.5 Các công việc khác

 

kỹ sư ngành cơ khí
Các công việc khác của kỹ sư cơ khí.

Bên cạnh những công việc nổi bật kể trên, các kỹ sư còn cần thực hiện một số công việc khác như:

  • Phụ trách đào tạo đội ngũ công nhân, giúp họ nâng cao tay nghề.
  • Định kỳ báo cáo tiến độ công việc với lãnh đạo cấp trên hoặc báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.
  • Ngoài ra, đôi khi các kỹ sư cũng sẽ được giao phó thực hiện một số nhiệm vụ khác.

👉 Xem thêm: Thông tin tuyển sinh trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 2021

3. Những tố chất cần thiết của kỹ sư trong mảng cơ khí

Có thể thấy, kỹ sư phụ trách mảng cơ khí là một công việc không hề đơn giản. Do đó, trong việc tuyển dụng, các doanh nghiệp cũng áp dụng nhiều tiêu chí để đảm bảo tìm được những nhân viên tài năng nhất cho mình, cụ thể:

3.1 Tính cẩn thận, kỷ luật 

Việc làm cơ khí đòi hỏi tính chính xác cao. Vì thế vị trí này nên có tính cẩn thận và kỷ luật, phải tuân theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt để đảm bảo hiệu quả công việc.

3.2 Chăm chỉ, tận tâm

Kỹ sư ngành cơ khí cần có năng lực, phẩm chất phù hợp với yêu cầu ngành nghề Sản phẩm cơ khí làm ra cần qua các bước khác nhau, vì thế sự chăm chỉ và tận tâm với công việc của người kỹ sư giúp mang đến sản phẩm hoàn thiện nhất.

3.3 Đam mê máy móc, kỹ thuật cơ khí 

Kỹ thuật cơ khí không hề đơn giản. Chính vì vậy, người kỹ sư trước tiên phải có lòng yêu nghề, nhiệt huyết với công việc để không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề. Chỉ có như thế, bạn mới có thể thành công trong lĩnh vực này.

ngành kỹ sư cơ khí
Những tố chất cần thiết của kỹ sư cơ khí.

3.4 Có khả năng làm việc theo nhóm 

Gia công sản phẩm cơ khí là một chuỗi các bước sản xuất cần sự hợp tác của rất nhiều người. Để làm việc hiệu quả hướng đến thành phẩm chất lượng, thì người kỹ sư phải có khả năng làm việc theo nhóm, biết lắng nghe và đóng góp ý kiến để hoàn thành công việc tốt nhất.

Những tố chất trên đây giúp kỹ sư cơ khí nâng cao năng lực làm việc và tăng khả năng thành công với nghề. Vì thế, ngay từ bây giờ bạn hãy cố gắng phấn đấu rèn luyện để từng bước xây dựng chuyên môn và kỹ năng để đáp ứng những yêu cầu của nghề cơ khí.

👉 Xem thêm: Công nghiệp hóa là gì? Tìm hiểu công nghiệp hóa ở Việt Nam 

4. Mức lương của kỹ sư cơ khí 

Mặc dù mức lương cho sinh viên mới ra trường không cao, nhưng triển vọng phát triển của nghề kỹ sư ngành cơ khí lại rất lớn. Tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm làm việc, mức lương của kỹ sư cơ khí cũng có những sự khác nhau.

  • Mức lương khởi điểm đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm là 4 – 5 triệu/ tháng.
  • Khi đã có kinh nghiệm làm việc, có chuyên môn và kỹ năng tốt thì mức lương của kỹ sư cơ khí nằm trong khoảng từ 8 – 12 triệu đồng/ tháng.
  • Hấp dẫn hơn là các kỹ sư có kinh nghiệm chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp, có thêm ngoại ngữ và khả năng quản lý thì mức lương có thể từ 20 – 30 triệu đồng/ tháng (Theo Salaryexplorer).
lương của kỹ sư cơ khí
Mức lương của kỹ sư ngành cơ khí.

5. Cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ sư cơ khí

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có thể thấy, tương lai ngành cơ khí vô cùng rộng mở. Trong năm 2019, nhu cầu tuyển dụng của ngành chiếm tới 25% tổng nhu cầu – theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động. Cụ thể, có nhiều vị trí công việc về ngành cơ khí cho bạn tham khảo như:

5.1 Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy

Với vị trí việc làm trên, bạn sẽ thực hiện việc truyền tải những kiến thức về cơ khí tới học sinh, sinh viên đang theo học ngành này.

Ngoài ra, còn tham gia nghiên cứu và sau đó, chuyển giao kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ sở sản xuất, ứng dụng. Khi trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy, bạn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề…

5.2 Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ

Địa điểm làm việc của cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ có thể là tại viện nghiên cứu hay các trung tâm, văn phòng làm việc cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ. Vị trí này bao gồm việc tư vấn hoặc chuyển giao các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, các sản phẩm công nghệ chất lượng, hiệu quả nhất cho các nhà máy, xí nghiệp…

👉 Xem thêm: [Định hướng nghề nghiệp] Ngành cơ khí chế tạo máy ra trường làm gì?

5.3 Kỹ sư thiết kế

Kỹ sư thiết kế là vị trí công việc tạo nên những ý tưởng sáng tạo, là tiền đề để gia công, chế tạo ra các máy móc, thiết bị hay dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ cho mọi mặt của đời sống xã hội. Bạn có thể ứng tuyển công việc kỹ sư thiết kế tại những doanh nghiệp sản xuất hoặc các văn phòng chuyên về thiết kế.

5.4 Kỹ sư điều hành công nghệ

Kỹ sư điều hành công nghệ cần tham gia làm việc trực tiếp với dây chuyền máy móc, thiết bị cơ khí tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất… Như vậy, họ có thể kịp thời phát hiện sự cố và có những điều chỉnh để đảm bảo cho dây chuyền hoạt động trơn tru, hiệu quả.

kỹ sư cơ khí làm gì
Cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ sư cơ khí này ra sao?

5.5 Kỹ sư giám sát

Công việc chính của kỹ sư giám sát là tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình gia công, sản xuất các máy móc, thiết bị cơ khí. Qua đó, đảm bảo sản phẩm được thực hiện đúng các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật của ngành. Với vị trí công việc này, bạn có thể làm việc tại bất cứ nơi đâu có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành như các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất cơ khí…

Bên cạnh những cơ hội việc làm kỹ sư cơ khí trong nước, người lao động có thể lựa chọn phát triển tại các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với mức lương hấp dẫn và nhiều chế độ đãi ngộ hơn.

6. Kỹ sư cơ khí học trường nào?

Hiện nay, nước ta có rất nhiều trường đào tạo khối ngành cơ khí chuyên sâu cho người học. Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành một kỹ sư cơ khí thì có thể tham khảo một số “cái tên” sau đây:

  • Khu vực Hà Nội: Đại học Công nghệ đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Điện lực, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Thủy Lợi, Đại học Lâm Nghiệp…
  • Khu vực TP. Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học Bách Khoa – Đại học học Quốc gia TPHCM, Đại học Công nghiệp TPHCM, Học viện Hàng không Việt Nam, Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, Đại học Nguyễn Tất Thành…

Ngoài hai khu vực kể trên, còn có một số trường Đại học, Cao đẳng đào tạo, giảng dạy về nhóm ngành cơ khí, chế tạo ô tô tại các khu vực, tỉnh thành khác như: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Hải Phòng, Đại học Công nghiệp Vinh, Đại học Nha Trang, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ…

yêu cầu đối với kỹ sư cơ khí
Top các trường đào tạo uy tín ngàng kỹ sư cơ khi.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về kỹ sư cơ khíJobsGO muốn mang đến cho các bạn. Nếu bạn đang tìm việc làm kỹ sư cơ khí thì có thể ghé qua trang tuyển dụng jobsgo.vn để nhận được hàng trăm cơ hội hấp dẫn nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: