6 kiểu người bạn nên cân nhắc khi chọn làm “người tham khảo” trong CV

Đánh giá post

Người tham khảo là một phần khá quan trọng trong CV xin việc, giúp các nhà tuyển dụng có thể xác nhận được độ tin cậy của thông tin ứng viên cung cấp. Vậy nên, trong quá trình tạo CV, các bạn sẽ cần lưu ý về vấn đề này. Có 6 kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm người tham khảo. JobsGO sẽ bật mí cho bạn trong bài viết dưới đây nhé.

kiểu người bạn nên cân nhắc khi chọn làm người tham khảo 5

Không liên lạc trong nhiều năm

Bạn đã từng làm việc cho công ty A khoảng 2 – 3 năm trước và đạt được rất nhiều thành tích nổi bật. Do đó, bạn chọn người quản lý trước đây của mình làm người tham khảo dù đã nhiều năm không liên lạc? Điều này không sai, song nó chưa phù hợp và bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

Bởi 2 người đã lâu không liên lạc, bạn không thể đảm bảo được rằng người đó sẽ nhớ đến các thành tích bạn đạt được. Thậm chí, có những người vì đã trải qua quá nhiều đời nhân viên nên quên đi bạn là ai, làm việc ở vị trí nào? Vậy nếu như nhà tuyển dụng liên hệ với người tham khảo này thì rất có thể, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu trung thực.

👉 Xem thêm: Người tham chiếu là gì? Lưu ý gì khi chọn người tham chiếu?

kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm người tham khảo
Kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm người tham khảo

Không còn làm việc trong ngành

Người tham khảo sẽ phải là người có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực nào đó. Có thể người đồng nghiệp, cấp trên, anh, chị,… của bạn trước đây đã từng rất giỏi, có nhiều thành tựu trong ngành, tuy nhiên, họ đã rời khỏi nghề nhiều năm, không còn cập nhật các vấn đề liên quan đến lĩnh vực bạn đang ứng tuyển nữa. Do đó, khả năng lớn là sự chứng thực của họ không còn giá trị, không đủ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng.

Chưa từng làm việc chung

Nhiều bạn vì nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm, không liên lạc với người tham khảo nên sử dụng đại một cái tên của đồng nghiệp, cấp trên nào đó trong công ty cũ, dù chưa từng làm việc chung. Tuy nhiên, đối với một số đơn vị, họ rất chú trọng về độ chính xác, xác thực của thông tin ứng viên cung cấp và thường liên hệ để tìm hiểu. Lúc này, nếu chưa từng làm việc chung, người tham khảo này sẽ không thể đánh giá được bạn là người như thế nào, có thực sự giỏi, có năng lực như đã đề cập trong CV hay không? Thậm chí, họ còn không biết bạn viết gì trong CV, trả lời phỏng vấn ra sao để tùy cơ ứng biến cho trường hợp này. Vậy là rất có thể, bạn mất đi cơ hội việc làm chỉ vì lựa chọn sai người tham khảo.

👉 Xem thêm: Reference là gì? Reference sẽ thu hút nhà tuyển dụng ra sao?

Người chưa từng làm việc chung sẽ không thể đánh giá đúng về bạn
Người chưa từng làm việc chung sẽ không thể đánh giá đúng về bạn

Có mối quan hệ quá xa

Có những ứng viên vì khá ít giao tiếp, không hòa đồng trong quá trình làm việc nên khi tạo CV xin việc đã phải lựa chọn một người có mối quan hệ không thân thiết lắm. Ví dụ như nhờ người quen của đồng nghiệp cũ, người quen của người thân,… 

Tuy nhiên, các bạn không nên làm như vậy. Bởi nếu là mối quan hệ quá xa, họ sẽ không biết gì về bạn, những điều họ cung cấp cho nhà tuyển dụng sẽ chỉ là thông tin phỏng đoán, không chính xác. Còn nếu bạn vẫn muốn tiếp tục nhờ người này, hãy đảm bảo bạn đã có cuộc trao đổi rõ ràng, cụ thể về những điều cần nói với nhà tuyển dụng.

Đã từng sa thải bạn

Lựa chọn người tham khảo là người đã từng sa thải bạn chắc chắn là nước đi không thể tồi tệ hơn. Bởi, bạn hẳn phải mắc sai lầm gì đó nghiêm trọng, bạn để lại ấn tượng không tốt,… thì họ mới thẳng tay sa thải. Và khi nhà tuyển dụng liên hệ, sẽ không có lý do gì mà người đó lại nói tốt về bản cả. Vậy nên, để đảm bảo an toàn, khi lựa chọn người tham khảo, bạn nên loại ngay đối tượng này nhé.

Thành viên trong gia đình

Không nên chọn thành viên trong gia đình làm người tham khảo
Không nên chọn thành viên trong gia đình làm người tham khảo

Thành viên trong gia đình là người thân, người quen của bạn nên chắc chắn họ sẽ luôn dành những lời khen, đánh giá tốt về bạn, thiên vị để bạn đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình ứng tuyển việc làm. Song, nhà tuyển dụng lại không cho rằng, bố mẹ, anh, chị, em,… sẽ đảm bảo được cái nhìn khách quan về năng lực, kinh nghiệm của bạn. Vậy nên, bạn cũng nên cân nhắc và tốt nhất là không đưa các thành viên trong gia đình làm người tham khảo trong CV.

👉 Xem thêm: Có một “Career Mentor” giỏi và 5 lợi ích không ngờ cho sự nghiệp của bạn!

Lựa chọn người tham khảo phù hợp để đưa vào CV xin việc là điều rất quan trọng, quyết định đến cơ hội trúng tuyển của bạn. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để không đánh mất vị trí việc làm mơ ước nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: