Nên làm gì khi công việc đầu tiên không như ý muốn?

Đánh giá post

Công việc đầu tiên thường được chúng ta kỳ vọng rất nhiều, bởi nó là sự khởi đầu cho một hành trình phát triển sự nghiệp. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn, suôn sẻ và tìm được công việc phù hợp. Vậy khi công việc đầu tiên không như ý, chúng ta nên làm gì? Có những bài học nào được rút ra sau lần trải nghiệm này? Cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Công việc đầu tiên không như ý muốn, bạn nên làm gì?

Bắt đầu công việc đầu tiên, hầu hết chúng ta đều chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực theo đuổi, do đó quá trình cân nhắc, lựa chọn đôi khi chưa đúng và không như ý muốn. Vậy khi gặp phải trường hợp này, bạn nên làm gì?

Công việc đầu tiên không như ý muốn, bạn nên làm gì?
Công việc đầu tiên không như ý muốn, bạn nên làm gì?

Xem xét, đánh giá lại tình hình thực tế

Trước hết, các bạn sẽ cần xem xét tình hình để biết được nguyên nhân xuất phát từ đâu. Thực tế, có rất nhiều lý do giải thích cho vấn đề công việc đầu tiên của bạn không được như tưởng tượng. Trong vòng phỏng vấn, bạn sẽ không thể biết được người sếp hơi khắt khe, khó tính, bảo thủ; đồng nghiệp không thân thiện, văn hóa không tốt; nhiệm vụ bạn được giao khác hoàn toàn so với mô tả công việc hay đơn giản là do bạn không hoàn thành được công việc,…

Sau khi đã đánh giá và biết được trách nhiệm thuộc về ai, là do công ty hay do bạn không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc để có cách xử lý phù hợp.

👉 Xem thêm: Xin việc lần đầu như thế nào?

Thẳng thắn trao đổi với những người có liên quan

Dù lý do là gì, vấn đề nằm ở đâu thì bạn cũng nên trao đổi thẳng thắn với những người có liên quan. Ví dụ bạn không vui vẻ, hài lòng về cách quản lý, văn hóa công ty, hãy trực tiếp nói chuyện với cấp trên, mong muốn họ có thể thay đổi. Còn nếu bạn thấy sếp đang không hài lòng về mình, hãy gặp người quản lý để hỏi, từ đó tự bản thân khắc phục những hạn chế đang mắc phải.

Kiên nhẫn, nỗ lực vượt qua sóng gió

Kiên nhẫn, nỗ lực vượt qua sóng gió
Kiên nhẫn, nỗ lực vượt qua sóng gió

Bởi chưa từng đi làm, chưa có kinh nghiệm nên khi mới bắt đầu, hầu hết ai cũng sẽ có cảm giác ngộp thở, căng thẳng, mệt mỏi, chưa làm quen được với guồng quay của công việc. Đây là vấn đề mà ai cũng sẽ phải trải qua, do đó, các bạn hãy cố gắng, kiên nhẫn để vượt qua. Khi đã quen với điều này, bạn sẽ không còn cảm giác chán nản và quá trình làm việc sẽ hiệu quả hơn rất nhiều đó.

Rời đi khi không thể tiếp tục

Với những lý do khách quan từ phía công ty như là lãnh đạo không tốt, văn hóa tồi, đồng nghiệp không hợp tác, không có cơ hội phát triển,… thì bạn có cố gắng cũng không thể làm việc được lâu dài. Chính vì vậy, rời đi là sự lựa chọn phù hợp nhất đối với bạn lúc này. Sang một môi trường mới, bạn sẽ có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn và sự nghiệp có thể sẽ đi đúng hướng hơn so với công việc ban đầu.

👉 Xem thêm: Tổng hợp các lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất

Rời đi khi không thể tiếp tục
Rời đi khi không thể tiếp tục

Những bài học nhận được khi công việc đầu tiên không như ý

Khi gặp phải công việc đầu tiên trong như ý muốn, bên cạnh việc cố gắng tìm kiếm lý do, cách giải quyết, các bạn cũng sẽ rút ra được nhiều bài học cho bản thân như:

Bạn có thể vượt qua được những tình huống tồi tệ

Khởi đầu không như ý, bạn chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi triền miên. Nó dường như rất tồi tệ, đôi lúc bạn nghĩ sẽ không thể vượt qua. Thế nhưng, sau những ngày tháng cố gắng, nỗ lực, cuối cùng bạn vẫn phải rũ bỏ muộn phiền, lo âu và bắt đầu cho công việc mới. Vậy nên, bài học ở đây là, dù công việc, cuộc sống như thế nào, bạn vẫn cần bước tiếp và có thể vượt qua những tình huống tồi tệ nhất.

Quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên có thể ảnh hưởng đến công việc

Những khó khăn trong giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, khả năng hòa hợp hay mối quan hệ công sở có thể là những lý do khiến bạn không tìm thấy niềm vui từ công việc đầu tiên. Và hạn chế đó cũng gây trở ngại rất lớn cho quá trình phát triển sự nghiệp của bạn. Bởi vậy, trải qua khoảng thời gian này, bạn cũng sẽ nhận ra được, mối quan hệ với sếp, đồng nghiệp,… có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc.

👉 Xem thêm: Xây dựng mối quan hệ công sở: Nhân viên mới làm gì để chớp cơ hội?

Những bài học nhận được khi công việc đầu tiên không như ý
Những bài học nhận được khi công việc đầu tiên không như ý

Lựa chọn được công việc phù hợp hơn sau lần đầu tiên sai lầm

Sai lầm, vấp ngã sẽ là động lực để bạn cố gắng, nỗ lực thay đổi. Điều này có nghĩa là, lựa chọn công việc đầu tiên chưa như ý, bạn không cần quá suy sụp, hãy nghĩ rằng mình chưa tìm thấy sự phù hợp với mình. Sau những trải nghiệm này, bạn sẽ có những nhận định, đánh giá và cân nhắc kỹ lưỡng hơn cho công việc tiếp theo. Đây cũng chính là một bài học rút ra từ công việc đầu tiên khi nó không như ý muốn.

Công việc đầu tiên không suôn sẻ là điều rất bình thường mà dường như ai cũng sẽ gặp phải. Trước tình huống này, các bạn không nên quá vội vã, hấp tấp, hãy bình tĩnh xem xét tình hình để có cách xử lý, giải quyết phù hợp. Chúc các bạn may mắn và tìm kiếm được công việc tốt hơn trong tương lai.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: