Mẫu bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh chuẩn và cực đơn giản

Đánh giá post

Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh là một trong những bước rất quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định được các hoạt động cần thực hiện. Vậy cách lập bản kế hoạch kinh doanh như thế nào? JobsGO sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn qua bài viết này. Cùng đọc và tham khảo ngay nhé!

1. Kế hoạch kinh doanh là gì?

bản kế hoạch kinh doanh
Bản kế hoạch kinh doanh – tài liệu quan trọng đối với doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh được hiểu là một tài liệu bằng văn bản, mô tả chi tiết về mục tiêu, cách thức hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định.

Kế hoạch kinh doanh sẽ do các nhà lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp hoặc giám đốc, trưởng phòng,… thiết lập nên. Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, cụ thể, rõ ràng thì khả năng thực hiện hóa sẽ càng cao.

Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi:

  • Nó giúp doanh nghiệp có thể định hướng được các hoạt động trong quá trình kinh doanh.
  • Nó đưa ra những chiến lược bán hàng hiệu quả.
  • Kế hoạch kinh doanh tốt có thể thu hút được các nhà đầu tư lớn.
  • Định hướng được mức độ khả thi của dự án, xác định các mốc quan trọng.
  • Xác định các chi phí cần dùng cho mỗi hoạt động.

2. Cấu trúc mẫu bản kế hoạch kinh doanh chuẩn

Tùy vào từng doanh nghiệp mà bản kế hoạch kinh doanh sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì nó sẽ có cấu trúc cơ bản như sau:

  • Tóm tắt dự án
  • Giới thiệu về doanh nghiệp
  • Thông tin về sản phẩm và dịch vụ
  • Phân tích thị trường
  • Kế hoạch Marketing và bán hàng
  • Kế hoạch về tài chính
  • Phụ lục

3. Chi tiết cách lập bản kế hoạch kinh doanh

Để có thể lập bản kế hoạch kinh doanh đúng chuẩn và hiệu quả, bạn cần thực hiện theo 9 bước sau đây:

3.1 Lên ý tưởng kinh doanh độc đáo

Ý tưởng là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với bản kế hoạch kinh doanh. Nó được xem như linh hồn, là nền tảng, mục tiêu để bạn xây dựng kế hoạch. Chính vì vậy, bước đầu tiên trong một bản kế hoạch kinh doanh đó là đưa ra một ý tưởng thật sáng tạo, độc đáo.

kế hoạch kinh doanh mẫu
Lên ý tưởng cho kế hoạch kinh doanh

3.2 Xây dựng mục tiêu

Khi bạn đi trên một con đường thì chắc chắn sẽ cần phải có đích đến. Và một bản kế hoạch kinh doanh cũng vậy, nó cần có mục tiêu cụ thể. Đây chính là động lực để bạn cũng như đơn vị, tổ chức cố gắng trong suốt quá trình thực hiện. Bởi vậy, khi xây dựng bản kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ cần liệt kê ra tất cả các mục tiêu hướng tới. Điều này giúp cho bản kế hoạch được chi tiết, rõ ràng hơn.

3.3 Nghiên cứu và phân tích thị trường

Nếu muốn thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đạt được vị trí cao trên thị trường, bạn buộc phải nắm rõ những yếu tố liên quan, xung quanh như là nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…

Tương tự như việc bạn muốn ra mắt một sản phẩm mới, trước hết bạn sẽ cần nghiên cứu, phân tích thị trường xem liệu sản phẩm đó có được đón nhận hay không? Đây là một bước không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.

3.4 Lập biểu đồ SWOT

Trong bản kế hoạch kinh doanh, biểu đồ SWOT đóng vai trò rất quan trọng. Nó sẽ liệt kê ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức của doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ nắm rõ được đơn vị của mình đang có gì, cần thêm gì hay khắc phục những gì để đạt được hiệu quả tốt nhất và đưa ra phương án kinh doanh tối ưu.

3.5 Xác định mô hình tổ chức kinh doanh

Bạn có một ý tưởng kinh doanh độc đáo? Bạn có bản kế hoạch chỉn chu, rõ ràng? Thế nhưng, bạn chắc chắn sẽ không thể thực hiện nó 1 mình được. Do đó, bước tiếp theo bạn cần làm chính là tìm kiếm những người cùng chí hướng, chuyên môn, đơn vị phù hợp để hợp tác, phát triển hoạt động kinh doanh này.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo kế hoạch kinh doanh có hệ thống phân chia chi tiết giữa các bộ phận để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.6 Lên kế hoạch Marketing

bản kế hoạch kinh doanh mẫu
Lập kế hoạch Marketing

Marketing là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh. Việc lên kế hoạch Marketing chính là bạn sẽ đưa ra định hướng quảng bá, truyền thông cho thương hiệu, sản phẩm của mình. Đây được xem là bước quyết định trực tiếp đến khả năng tiếp cận, tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng.

Một chiến lược Marketing dài hạn, linh hoạt chắc chắn sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường để phát triển.

3.7 Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Để kế hoạch kinh doanh được triển khai, bạn sẽ cần có một hệ thống nhân sự mạnh. Một khi hoạt động kinh doanh được mở rộng, số lượng nhân viên sẽ cần phải tăng lên, đảm bảo đáp ứng kịp thời cho công việc. Bởi vậy, bạn cũng cần phải xây dựng một kế hoạch quản lý nhân sự rõ ràng, cụ thể khi nào cần tuyển dụng, tuyển dụng bao nhiêu nhân viên và thêm ở vị trí nào: tuyển dụng nhân viên kinh doanh hay tuyển dụng vị trí Marketing,…

3.8 Lên kế hoạch quản lý tài chính

Dòng tiền của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nếu như bạn không biết cách để quản lý, phân bổ tài chính thì nguy cơ lỗ sẽ rất cao. Vậy nên, điều bạn cần phải làm chính là lập ra một bản kế hoạch thật cụ thể, chi tiết về các khoản chi tiêu, chi phí phát sinh,… trong quá triển khai hoạt động kinh doanh.

3.9 Thực hiện kế hoạch kinh doanh

Sau khi đã hoàn tất các mục cần có của một bản kế hoạch kinh doanh, bước cuối cùng chính là triển khai thực hiện. Trong quá trình này, bạn sẽ cần đảm bảo mọi hoạt động đều diễn ra theo đúng quỹ đạo, kế hoạch mà mình đã vạch ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải dự trù một số phương án nếu có sự thay đổi bất ngờ ngoài dự kiến.

4. Tham khảo bản kế hoạch kinh doanh mẫu

Với hướng dẫn chi tiết ở trên, chắc hẳn các bạn đã hình dung được một bản kế hoạch kinh doanh là như thế nào? Tuy nhiên, để nắm rõ hơn, hãy tham khảo bản kế hoạch kinh doanh mẫu dưới đây bạn nhé.

4.1 Bản kế hoạch kinh doanh mẫu 1

TẢI MIỄN PHÍ

báo cáo kế hoạch kinh doanh

mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng

mẫu lập kế hoạch kinh doanh

bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh

bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

4.2 Bản kế hoạch kinh doanh mẫu 2

TẢI MIỄN PHÍ

một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

lập bản kế hoạch kinh doanh

4.3 Bản kế hoạch kinh doanh mẫu 3

TẢI MIỄN PHÍ

mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản

mẫu bản kế hoạch kinh doanh

bảng kế hoạch kinh doanh

5. Những lưu ý quan trọng khi viết kế hoạch kinh doanh

Muốn có một bản kế hoạch kinh doanh tốt, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

5.1 Nội dung ngắn gọn, súc tích

Một bản kế hoạch kinh doanh sẽ cần có rất nhiều thông tin. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý trình bày nội dung sao cho thật ngắn gọn, súc tích. Bởi thực tế mọi người đều sẽ không có quá nhiều thời gian cũng như sự kiên nhẫn để đọc một bản báo cáo dài cả trăm trang. Do đó, bạn cần tối ưu yếu tố này để đảm bảo chất lượng cho bản kế hoạch của mình nhé.

5.2 Kế hoạch phù hợp với từng đối tượng người đọc

Để kế hoạch kinh doanh có thể tiếp cận dễ dàng với khách hàng thì bạn cần phải chú ý ngôn từ, cách trình bày,… sao cho phù hợp với từng đối tượng người đọc. Đặc biệt, các thuật ngữ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nên thể hiện đơn giản, dễ hiểu.

5.3 Thiết lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể

Mục tiêu là phần quan trọng hàng đầu đối với bản kế hoạch kinh doanh. Chính vì vậy, bạn cần phải hoạch định được những mục tiêu doanh nghiệp hướng tới, liệt kê chúng thật rõ ràng, chi tiết.

Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều này sẽ giúp người đọc dễ dàng hình dung, nắm bắt về dự án, kế hoạch kinh doanh hơn.

5.4 Thử nghiệm trước các ý tưởng kinh doanh

bảng kế hoạch kinh doanh mẫu
Một số lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh

Một lưu ý nữa dành cho bạn khi lập bản kế hoạch kinh doanh chính là hãy thử nghiệm các ý tưởng trước. Điều đó sẽ giúp cho bạn kiểm tra cũng như nắm bắt được mức độ khả thi, tỷ lệ thành công của dự án.

Nếu như có điều kiện, bạn hãy nhờ những người có kinh nghiệm, kiến thức, người cố vấn để họ xem xét, đánh giá về bản kế hoạch. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu thị trường, việc khảo sát ý kiến, phản hồi của khách hàng cũng rất cần thiết.

Lập bản kế hoạch kinh doanh là bước rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, phát triển. Mong rằng những chia sẻ trên đây của JobsGo sẽ giúp bạn đọc hiểu và nắm rõ các bước để lập bản kế hoạch này một cách đúng chuẩn, hiệu quả nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: