Hội chứng kẻ mạo danh là gì? Dấu hiệu nhận biết hội chứng này

Đánh giá post

Hội chứng kẻ mạo danh là một vấn đề tâm lý thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là khi đã đi làm. Đó là khi bạn cảm thấy mình kém cỏi, tự ti. Vậy bạn đã hiểu bao nhiêu % về hội chứng này? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu rõ hơn trong bài nhé.

Hội chứng kẻ mạo danh là gì?

Hội chứng kẻ mạo danh trong tiếng Anh được gọi là “impostor syndrome”. Hội chứng này xuất hiện khi một người nào đó có suy nghĩ mình không đáp ứng đúng với hình ảnh mà mọi người đánh giá về mình.

Hội chứng kẻ mạo danh là gì?
Hội chứng kẻ mạo danh là gì?

Ví dụ: Mọi người đánh giá bạn rất hòa đồng với mọi người trong công ty, có tài năng về thiết kế tốt. Thế nhưng bạn lại nghĩ mình không đúng với hình ảnh đó.

Hội chứng kẻ mạo danh không phải chỉ áp dụng cho đánh giá về sự thông minh, thành tựu đạt được mà nó còn liên quan đến chủ nghĩa xã hội và hoàn cảnh. Hiểu theo cách đơn giản hơn, đó là khi bạn nghĩ mình là kẻ thất bại. Bạn hoàn toàn không xứng đáng được nhận quyền lợi đó hoặc những thành công đến với bạn không phải thực lực mà chỉ do may mắn.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có khả năng bị hội chứng kẻ mạo danh. Cho dù bạn làm công việc gì? Vị trí nào đi nữa thì vẫn sẽ tự ti về bản thân.

👉 Xem thêm: 5 việc làm giúp bạn trở nên tự tin hơn

Triệu chứng của hội chứng kẻ mạo danh

Triệu chứng để phát hiện hội chứng này là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu trong phần 2 này để xem bạn có đang mắc phải không nhé.

Hội chứng kẻ mạo danh
Triệu chứng của hội chứng kẻ mạo danh
  • Cho dù ai khen bạn tài giỏi bạn đều phủ nhận đó là may mắn. Bạn không đủ năng lực đạt điều đó và bạn cũng rất sợ mọi người phát hiện ra điều đó.
  • Luôn dành sự nghi ngờ cho bản thân.
  • Khó khăn trong vấn đề xác định thực lực bản thân.
  • Nghĩ rằng thành công của mình là do may mắn.
  • Tự chê bai thành quả của mình.
  • Sợ mình không thể đạt được kỳ vọng của người khác.
  • Luôn mong muốn mọi thứ hoàn hảo nhất.
  • Có suy nghĩ, hành động phá hoại thành quả của mình.
  • Đặt ra mục tiêu khó, thất vọng khi không hoàn thành được nó.

Với người mắc hội chứng này có thể đem lại cho họ nhiều động lực nhưng cũng đem lại những lo âu, bất an. Đa phần họ sẽ cố gắng một cách không cần thiết. Những việc họ làm để chứng minh với người khác rằng mình không kém cỏi. Thế nhưng khi bạn càng cố gắng hoàn thành tốt thì lại càng cảm thấy vô dụng. Bạn không thể chấp nhận cảm giác thành quả của mình. Về lâu dài, người mắc hội chứng này sẽ bị rối loạn lo âu. Nó xảy ra khi bạn nhận được đánh giá không tốt từ người khác.

👉 Xem thêm: Cầu toàn là gì? Dấu hiệu nhận biết người cầu toàn trong công sở

Nguyên nhân khiến bạn mắc hội chứng kẻ mạo danh

Vậy bạn có biết do đâu mà nhiều bạn trẻ đang mắc phải hội chứng này không? Có thể thấy, hội chứng kẻ mạo danh bắt nguồn từ nguyên nhân trong quá khứ và cả hiện tại.

Nguyên nhân từ bố mẹ và hoàn cảnh tuổi thơ

Nếu bố mẹ bạn có những hành động sau, bạn sẽ có khả năng mắc hội chứng kẻ mạo danh:

Hội chứng kẻ mạo danh
Nguyên nhân từ bố mẹ và hoàn cảnh tuổi thơ
  • Bố mẹ thường xuyên gây áp lực thành tích học tập
  • Luôn so sánh bạn với người khác
  • Bố mẹ quá quan tâm, bao bọc con
  • Họ nhấn mạnh vào sự thông minh của bạn
  • Họ chỉ trích bạn mạnh và nghiêm khắc khi bạn mắc sai lầm

Trong trường hợp có thành tích làm việc tốt khi ở công ty cũ cũng sẽ khiến bạn có dấu hiệu của hội chứng này khi thay đổi môi trường. Lúc đó bạn quá dễ dàng nhận được lời khen thưởng từ cấp trên mà không gặp chút khó khăn nào. Thế nhưng khi làm ở công ty khác, bạn bắt đầu nghi ngờ về bản thân. Đồng nghiệp luôn giỏi giang hơn, cũng vì thế bạn có cảm giác kém cỏi.

Do đặc điểm tính cách

Nhiều chuyên gia cho rằng tính cách của bạn có liên quan đến cảm giác khi bạn mắc hội chứng này. Một số đặc điểm của nguyên nhân này như:

  • Luôn có cảm giác thành tựu thấp kém, tự ti về khả năng bản thân.
  • Cố gắng đuổi theo sự hoàn hảo.
  • Không có niềm tin bản thân sẽ thành công. 
  • Đặt mục tiêu quá cao về thành tích.
  • Đánh giá bản thân thấp hơn thực lực.

Do các vấn đề về tâm lý

Tự ti, sự sợ hãi gây ra nhiều căng thẳng cho con người. Cũng vì thế mà nhiều người mắc hội chứng kẻ mạo danh bị trầm cảm, rối loạn lo âu. Khi bạn luôn có suy nghĩ “mình không làm được” “mình không xứng đáng” lâu dần sẽ khiến bạn tin rằng mình không bao giờ làm được việc gì và không có chỗ đứng ở môi trường đó. Khi mắc hội chứng này do nguyên nhân vấn đề tâm lý sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn và khiến người đó không thoát ra được.

Do trách nhiệm mới gây ra

Khi bạn đặt ra những mục tiêu cho mình, chắc hẳn bạn luôn mong muốn mình đạt được điều đó. Khi đạt được rồi bạn lại lo sợ không đủ khả năng hoàn thành trách nhiệm mới.

Hội chứng kẻ mạo danh
Do trách nhiệm mới gây ra

Có một số người học cách thích nghi với trách nhiệm mới. Thế nhưng cũng có người tệ đi khi họ không nhận được sự công nhận từ đồng nghiệp.

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến mắc hội chứng kẻ mạo danh. Từ đó thấy được các nguyên nhân này chủ yếu xuất phát từ cá nhân mỗi người.

👉 Xem thêm: Tính cách hướng nội – làm sao để trở thành người có sức ảnh hưởng?

Làm cách nào nếu bạn đang mắc phải hội chứng này?

Nếu như bạn suy nghĩ quá nhiều, bạn theo đuổi sự hoàn hảo tuyệt đối thì rất có thể bạn mắc phải hội chứng này. Vậy làm cách nào để khắc phục và đưa nó ra khỏi cuộc sống của mình?

Để vượt qua được, bạn cần phải sẵn sàng đối mặt với những câu hỏi như:

  • Mình đang nghĩ gì về bản thân?
  • Mình có xứng đáng được nhận tình yêu, giá trị hiện tại mình đang có không?
  • Bản thân mình có phải hoàn hảo để mọi người tôn trọng không?

Có thể thấy chủ nghĩa hoàn hảo có vai trò đặc biệt quan trọng với hội chứng này. Để vượt qua định kiến đó không đơn giản chút nào. Vì thế, bạn hãy thử một số cách mà JobsGO giới thiệu dưới đây nhé.

Hãy chia sẻ cảm xúc nhiều hơn

Hội chứng kẻ mạo danh
Làm cách nào nếu bạn đang mắc phải hội chứng này?

Bạn hãy học cách chia sẻ cảm xúc, tâm trạng, công việc hay bất kỳ điều gì trong cuộc sống với người đồng nghiệp thân thiết. Vì khi làm được như vậy vừa giúp mối quan hệ thêm khăng khít vừa giúp tâm trạng của bạn bớt nặng nề hơn. Bởi nếu để quá lâu trong suy nghĩ thì bạn lại càng có niềm tin vào chính suy nghĩ đó. Điều này hoàn toàn bất lợi cho chính cảm xúc của bạn.

Hãy thử quan tâm đến người bên cạnh

Cách này nghe có vẻ hết sức phi lý thế nhưng lại đem lại kết quả bất ngờ đó. Bạn hãy thử giúp đỡ người mắc hội chứng giống bạn bằng cách hỏi han, đưa họ hòa nhập với cộng đồng. Khi bạn làm được điều đó, nó sẽ gia tăng sức mạnh, niềm tin vào bản thân hơn. Rồi bạn cũng sẽ nghĩ “mình thật tuyệt”.

Cần phải hiểu rõ bản thân mình hơn ai hết

Hiểu rõ bản thân là một điều quan trọng bạn cần làm khi muốn khắc phục hội chứng này. Bởi nếu như vẫn còn tự ti, nghi ngờ về bản thân thì làm sao bạn có thể thoát ra khỏi suy nghĩ đó. Nếu bạn không tự hiểu mình thì sẽ không ai hiểu được.

Trước khi đặt nghi ngờ cho mình, bạn hãy tự hỏi bản thân xem có cái nhìn khách quan về kết quả đó chưa? Đồng thời, bạn cần đặt bút viết thành quả, thế mạnh của mình và so sánh với mục tiêu.

Dừng ngay việc so sánh

Nếu bạn vẫn còn có suy nghĩ so sánh mình với một ai đó thì hãy dừng lại ngay nhé. Thay vì so sánh, bạn hãy tập trung quan sát, lắng nghe điều họ nói, họ làm và kết quả của họ. Từ đó bạn sẽ rút được nhiều kinh nghiệm, học hỏi nhiều thứ tốt đẹp hơn đó.

👉 Xem thêm: Những câu hỏi về bản thân giúp bạn định hướng tương lai

Trong công việc, cuộc sống hàng ngày rất dễ mắc phải hội chứng kẻ mạo danh. Bạn không nên xem thường hội chứng này vì nó có thể khiến bạn tự ti suốt cuộc đời. Đừng cố gắng trở thành ai cả, hãy cố gắng trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của mình. JobsGO mong rằng với bài chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: