Người có 2 sổ bảo hiểm xã hội được giải quyết như nào?

Đánh giá post

Hiện nay, có nhiều trường hợp người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội do làm việc tại nhiều công ty khác nhau và có thời gian đóng bảo hiểm trùng nhau. Vậy trong những trường hợp này, người lao động cần phải xử lý như thế nào?

Người lao động có 2 sổ BHXH sẽ được giải quyết như thế nào?

Khi người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên, tùy thuộc vào từng trường hợp mà sẽ được gộp quá trình đóng lại với nhau hoặc hoàn trả số tiền bảo hiểm đã đóng.

Có 2 sổ bảo hiểm xã hội mà thời gian đóng trùng nhau

Căn cứ tại Điểm e, Khoản 3.1, Điều 43 Quyết định 595/QĐ-BHXH, nếu người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm trở lên mà lại có thời gian đóng trùng nhau sẽ được giải quyết như sau:

  • Hoàn trả số tiền mà lao động và doanh nghiệp đã đóng 
  • Gộp 2 sổ BHXH thành sổ mới và thu hồi lại 2 sổ bảo hiểm cũ.
có 2 sổ bảo hiểm xã hội
Người lao động sẽ được gộp sổ hoặc hoàn trả lại số tiền đã đóng

Có 2 sổ bảo hiểm xã hội mà thời gian đóng khác nhau

Khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định trường hợp người lao động có 2 sổ BHXH mà có thời gian đóng không trùng nhau sẽ được xử lý như sau:

  • Thu hồi 2 sổ bảo hiểm xã hội
  • Hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu và in thời gian đóng và hưởng BHTN và BHXH của các sổ vào một sổ mới.

Như vậy, người lao động sẽ được cấp 1 sổ bảo hiểm mới và thu hồi lại cả 2 sổ bảo hiểm cũ.

? Xem thêm: Bảo hiểm xã hội chế độ thai sản – Quy định mới 2021

Thủ tục & hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Theo Điều 27 của Quyết định 595/QĐ-BHXH về thủ tục thu gộp sổ bảo hiểm xã hội như sau:

Đối với người lao động

  • Hồ sơ: 01 bộ
  • Tờ khai tham gia/ điều chỉnh thông tin BHYT, BHXH theo mẫu TK1-TS

Đối với doanh nghiệp

  • Hồ sơ: 01 bộ
  • Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS

Thời hạn giải quyết sổ BHXH

Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

  • Thời hạn giải quyết gộp sổ không quá 10 ngày kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ. 
  • Riêng với trường hợp phức tạp hơn cần xác minh quá trình đóng BHTN,  BHXH tại tỉnh thành và doanh nghiệp mà người lao động đã làm việc thì thời hạn là 45 ngày. Tuy nhiên, cần phải có thông báo cho người lao động bằng văn bản lý do giải quyết chậm.

? Xem thêm: Có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Quy định chốt sổ bảo hiểm khi người lao động chuyển nơi làm việc

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mỗi người lao động sẽ chỉ được cấp 1 sổ BHXH làm cơ sở để đóng bảo hiểm trong suốt quá trình lao động cho tới khi nghỉ để chốt sổ nghỉ hưu.

Theo quy định mới nhất tại Điều 48, Luật lao động 2019 và Điều 21 Luật BHXH 2014, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm:

  • Chốt thời gian đóng bảo hiểm khi người lao động thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
  • Phối hợp với cơ quan BHXH trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động.

Do đó, khi các bên chấm dứt hợp đồng làm việc thì bên sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm cùng với cơ quan BHXH xác nhận thời gian người lao động đã đóng BHXH trong sổ bảo BHXH của người lao động.

Trong trường hợp công ty cũ chưa chốt được sổ bảo hiểm và người lao động chưa lấy được sổ ngay thì công ty mới vẫn có thể đóng BHXH cho bạn nếu bạn đọc số sổ bảo hiểm cho công ty, nhưng sau đó thì bạn vẫn phải nộp sổ.

? Xem thêm: Hướng dẫn nộp tiền bảo hiểm xã hội online chi tiết nhất

Kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn mà JobsGO thông tin đến bạn đọc về vấn đề người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội sẽ được giải quyết như thế nào. Nếu bạn còn vấn đề chưa rõ, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để mọi người cùng trao đổi và thảo luận nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: