Giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội: Quy định được đông đảo người lao động hưởng ứng

Đánh giá post

Dù mới chỉ là đề xuất và chưa có văn bản chính thức, song quy định “Giảm thời gian đóng Bảo hiểm xã hội” cho người lao động đã nhận được nhiều phản ứng tích cực. Với mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho những người lao động yếu thế, quy định này dự kiến sẽ là bước tiến vượt bậc khi giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội xuống chỉ còn 15 năm.

1. Nhìn lại quy định thời gian đóng bảo hiểm theo Luật Bảo hiểm 2014

Giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội
Nhìn lại quy định thời gian đóng bảo hiểm theo Luật Bảo hiểm 2014

1.1 Đối với lao động nữ

Điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:

“Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”.

Lao động nữ

Số năm đóng BHXH 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Tỷ lệ hưởng 55% 57% 59% 61% 63% 65% 67% 69% 71% 73% 75%

Như vậy, mức hưởng BHXH được tính dựa theo số năm và lao động nữ phải đóng BHXH ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.

1.2 Đối với lao động nam

Theo Điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam từ năm 2022 được xác định như sau:

  • Đóng BHXH 20 năm được tính hưởng 45%.
  • Sau đó: Thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

Lao động nam

Số năm đóng BHXH 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
Tỷ lệ hưởng 45% 47% 49% 51% 53% 55% 57% 59% 61% 63% 65% 67% 69% 71% 73% 75%

Như vậy, từ năm 2023 trở đi, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng BHXH ít nhất 35 năm.

2. Bất cập trong quy định thời gian đóng Bảo hiểm xã hội

Xét các quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng lương hưu của người lao động tương đối lâu. Theo đó, họ phải đóng liên tục từ 30, 33, 34 thậm chí 35 năm mới có thể đủ điều kiện hưởng Bảo hiểm xã hội.

Thời gian dài đã là một bất cập. Nắm bắt được kẽ hở của luật, nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách buộc NLĐ phải chấm dứt Hợp đồng lao động khi mới 40, 45 tuổi. Không có lựa chọn, lại không am hiểu pháp luật, nhiều NLĐ buộc phải rút Bảo hiểm khi chưa đến hạn dù biết sẽ thiệt thòi.

3. Quy định giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội – Cải cách mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi cho NLĐ

Đề xuất giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Quy định giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội – Cải cách mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi cho NLĐ

Dự thảo tờ trình Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng mới nhất (tháng 3-2023) gồm 9 chương, 133 điều đã đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm so với hiện hành, hướng tới giảm xuống còn 10 năm.

Đề xuất giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội sẽ góp phần tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm đóng BHXH thấp có thể tiếp cận chế độ hưu trí, hạn chế tình trạng rút bảo hiểm sớm.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính BHXH 1 lần như thế nào?

4. Những điểm sáng trong quy định giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội

Dưới đây là những điểm sáng trong quy định giảm dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà bạn có thể tham khảo:

4.1 Công bằng theo nguyên tắc chia sẻ

Nếu như trước đây, NLĐ muốn hưởng lương hưu không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo quy định chặt chẽ về thời gian của Luật Bảo hiểm thì theo quy định mới, tình trạng này sẽ được chấm dứt. Theo đó, người lao động đóng bảo hiểm trong thời gian bao nhiêu, sẽ được hưởng đúng theo công sức. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của các đối tượng ở độ tuổi khác nhau.

4.2 Chấm dứt thực trạng rút bảo hiểm sớm

Rút bảo hiểm một lần trước thời hạn là việc làm không NLĐ nào mong muốn. Nói như vậy bởi khi rút trước thời hạn, NLĐ sẽ gặp rất nhiều khó khăn thời điểm về hưu. Không có lương hưu không chỉ khiến cuộc sống của NLĐ vất vả mà còn làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo trong nước. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi đây đa phần là những người lớn tuổi và không còn khả năng lao động hay tạo ra thu nhập đều đặn.

5 Giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội: Nhiều thách thức khi triển khai

BHXH Việt Nam đề xuất giảm thời gian
Giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội: Nhiều thách thức khi triển khai

Quy định giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội nhận được nhiều phản hồi tích cực dù mới chỉ là Dự thảo và thời gian triển khai chính thức còn khá xa. Những điểm sáng và lợi ích của quy định là điều dễ nhận thấy. Tuy nhiên, nếu áp dụng trong thời gian sắp tới, có thể vẫn còn một số hạn chế như sau:

  • Xung đột với hệ thống các quy định trong các bộ luật, văn bản pháp luật liên quan.
  • Khó kiểm soát được các chiêu trò gây bất lợi cho NLĐ của doanh nghiệp. Bởi ở thời điểm hiện tại, khi thời gian đóng bảo hiểm dài, doanh nghiệp mới chỉ “lách luật” bằng việc sa thải, buộc NLĐ chấm dứt Hợp đồng lao động sớm.
  • Một bộ phận NLĐ có thể không cống hiến hết mình khi thời gian hưởng Bảo hiểm xã hội được rút ngắn.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có gì khác biệt?

Dù mới chỉ là dự thảo đề xuất và vẫn còn một số hạn chế nhưng quy định “Giảm dần thời gian đóng Bảo hiểm xã hội” chắc chắn sẽ là bước tiến mới cho ngành Bảo hiểm và hệ thống pháp luật nước ta. Hãy theo dõi JobsGO để đón đọc các thông tin mới nhất về quy định mới đầy tiến bộ của Nhà nước.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: