Chiến lược thương hiệu đang là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến. Bởi nó chính là bước quan trọng để đạt mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ hơn về chiến lược này cùng các thông tin liên quan, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết này.
Mục lục
- 1. Chiến lược thương hiệu là gì?
- 2. Ví dụ về chiến lược thương hiệu sản phẩm
- 3. Tại sao cần có chiến lược thương hiệu?
- 4. Thành phần cơ bản của một chiến lược thương hiệu
- 5. Hệ thống đánh giá chiến lược thương hiệu gồm những gì?
- 6. Cách xây dựng chiến lược thương hiệu
- 6.1. Xem xét chiến lược kinh doanh tổng thể
- 6.2. Xác định khách hàng mục tiêu
- 6.3. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
- 6.4. Phát triển định vị thương hiệu
- 6.5. Phát triển thông điệp
- 6.6. Phát triển tên, logo, khẩu hiệu
- 6.7. Phát triển chiến lược tiếp thị nội dung
- 6.8. Phát triển trang web, fanpage,…
- 6.9. Triển khai, theo dõi và điều chỉnh
1. Chiến lược thương hiệu là gì?
Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) là việc xây dựng, quản trị những khái niệm và suy nghĩ của khách hàng nhằm mục đích tạo nên một hình ảnh mang ý nghĩa tích cực cho nhãn hiệu. Đây là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu với nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
Mục đích của chiến lược thương hiệu là tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng và hoàn thành các mục tiêu cụ thể. Nếu doanh nghiệp không có chiến lược thương hiệu thì rất dễ tạo ra các xung đột trong hoạt động phát triển, kinh doanh, tiếp thị. Điều này khiến các hoạt động thiếu nhất quán, không để lại được ấn tượng đặc biệt cho khách hàng.
>> Xem thêm: Các chiến lược Marketing
2. Ví dụ về chiến lược thương hiệu sản phẩm
Để hiểu rõ hơn về chiến lược phát triển thương hiệu thì bạn hãy cùng tìm hiểu thêm thông qua chiến lược của Coca-Cola. Logo của thương hiệu này được chuẩn hóa vào năm 1923 và không thay đổi. Kết quả là hơn 100 năm qua, Coca-cola đã in sâu trong trí nhớ của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Ví dụ chiến lược thương hiệu nguồn: Dựa theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ xây dựng thương hiệu mẹ, sau đó sẽ đặt tên sản phẩm có gắn tên thương hiệu mẹ. Để áp dụng được chiến lược này thì buộc thương hiệu mẹ phải có chỗ đứng trên thị trường. Cho đến hiện nay, tập đoàn Sony đang áp dụng chiến lược này rất hiệu quả, khi mà các sản phẩm đều có tên Sony.
Như vậy, có thể nói chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu thật sự quan trọng với doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng, tạo niềm tin trong khách hàng và đem về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Thế nhưng để xây dựng một chiến lược thành công cần xem xét nhiều yếu tố đánh giá khác nhau. Chính vì thế mà doanh nghiệp phải thật sự tỉnh táo, kịp thời trong vấn đề này.
>> Xem thêm: Chiến dịch Marketing là gì?
3. Tại sao cần có chiến lược thương hiệu?
3.1. Truyền đạt bản sắc cốt lõi của doanh nghiệp
Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến tính năng của sản phẩm. Họ còn quan tâm đến câu chuyện gắn liền với sản phẩm đó.
Theo bài viết Giá trị tiêu dùng, kỳ vọng thương hiệu thay đổi trong năm 2020 của Washington University in St.Louis:
- 55% người tiêu dùng cho biết họ quan tâm đến giá trị thương hiệu nhiều hơn so với trước đại dịch Covid-19.
- 52% cho biết họ đã mua hàng từ một thương hiệu lần đầu tiên vì giá trị của thương hiệu đó.
- 82% cho biết họ sẽ chọn thương hiệu này thay vì thương hiệu khác và trả nhiều tiền hơn vì giá trị thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp truyền tải rõ bản sắc cốt lõi: mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp. Và kể câu chuyện thương hiệu một cách hiệu quả chính là điều cốt lõi để thu hút, giữ chân khách hàng.
3.2. Xây dựng niềm tin với khách hàng
Thương hiệu không phải là một thứ hữu hình. Nó là sự tổng hợp của nhiều điều, nhưng trên hết, nó được tạo ra bởi nhận thức của mọi người về doanh nghiệp.
Để nuôi dưỡng niềm tin với khách hàng, bạn phải minh bạch, trung thực. Chiến lược thương hiệu sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về toàn bộ hệ sinh thái thương hiệu và xác định các cơ hội để cải thiện trải nghiệm cũng như củng cố mối quan hệ với khách hàng.
Như Marty Neumeier đã nói trong The Brand Gap: “Khách hàng tin tưởng thương hiệu của bạn khi trải nghiệm luôn đáp ứng hoặc vượt qua mong đợi của họ.”
>> Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì?
3.3. Tạo sự khác biệt cho thương hiệu
Tại sao mọi người nên chọn sản phẩm của công ty bạn mà không chọn sản phẩm đến từ thương hiệu khác? Điều gì khiến sản phẩm và doanh nghiệp của bạn khác biệt? Nếu khách hàng không nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng giữa sản phẩm, doanh nghiệp bạn với sản phẩm, doanh nghiệp khác; họ sẽ không mua hàng. Và nếu có mua hàng, họ cũng sẽ không trở thành khách hàng trung thành.
>> Xem thêm: Tagline là gì?
3.4. Loại bỏ những chiến lược tiếp thị sai lầm
Khi có chiến lược thương hiệu rõ ràng, bạn có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn khi xây dựng kế hoạch tiếp thị tháng, quý. Bạn có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi: “chúng ta có nên bắt trend này không?”, “sản phẩm mới này có phải là thứ khách hàng thực sự cần không?”.
Theo lời của David Ogilvy, người được mệnh danh là cha đẻ của ngành quảng cáo: “Mỗi quảng cáo nên được coi là một phần đóng góp cho biểu tượng phức tạp là hình ảnh thương hiệu.”
>> Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì?
3.5. Cải thiện hoạt động của doanh nghiệp
Chiến lược thương hiệu mạnh giúp tất cả nhân viên trong công ty có cùng một mục tiêu. Khi đó, các thành viên trong công ty sẽ hợp tác tốt hơn để nhanh chóng đạt được mục tiêu ấy.
3.6. Nuôi dưỡng văn hóa công ty
Theo Energage, hơn 75% người tìm việc xem xét thương hiệu của nhà tuyển dụng trước khi nộp CV ứng tuyển. Để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, bạn cần nuôi dưỡng một nền văn hóa – nơi mọi người gắn kết và được thúc đẩy bởi những giá trị giống nhau. Những giá trị đó có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ cách bạn tiến hành đánh giá hàng năm đến cách bạn thưởng cho những nhân viên xuất sắc.
>> Xem thêm: Marketing là gì?
4. Thành phần cơ bản của một chiến lược thương hiệu
Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của doanh nghiệp, chiến lược thương hiệu có thể bao gồm các thành phần khác nhau. Dưới đây là các thành phần có thể nằm trong một chiến lược thương hiệu:
4.1. Giá trị cốt lõi
Đây là những niềm tin và lý do hàng đầu khiến mọi việc trong công ty diễn ra. Các giá trị cốt lõi của thương hiệu bị ảnh hưởng nặng nề bởi các giá trị của người sáng lập/lãnh đạo công ty và chúng khó có thể thay đổi. Apple sẽ không phải là Apple nếu không có Steve Jobs (và Tim Cook càng xa rời các giá trị của Steve Job về thiết kế và đổi mới sản phẩm, thì thương hiệu của Apple sẽ càng tệ hơn).
4.2. Định vị chiến lược
IKEA được định vị là nhà sản xuất đồ nội thất hiện đại nhưng giá cả phải chăng. Abercrombie & Fitch được định vị là một thương hiệu thời trang (hơi preppy) dành cho những người trẻ tuổi.
Bạn muốn định vị mình như thế nào trong tâm trí khách hàng? Bạn không thể bắn trúng mục tiêu nếu bạn không biết mục tiêu của mình là gì. Điều này dẫn đến câu hỏi giá trị thương hiệu là gì và tại sao nó lại quan trọng. Việc hiểu rõ giá trị thương hiệu của bạn sẽ giúp bạn xác định được cách tiếp cận, thông điệp và hình ảnh mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng, từ đó tạo dựng một hình ảnh mạnh mẽ và nhất quán trong lòng họ.
4.3. Hồ sơ khách hàng lý tưởng
Bạn đang cố gắng thu hút ai đến với doanh nghiệp của mình? Thay vì phân tán tài chính và nhân sự để cố gắng trở thành lựa chọn của tất cả mọi người, bạn nên tập trung hướng vào một nhóm đối tượng cụ thể.
4.4. Lời hứa thương hiệu
Khi bạn biết giá trị thương hiệu, định vị chiến lược và chân dung khách hàng lý tưởng, việc phát triển lời hứa thương hiệu trở nên dễ dàng. Lời hứa thương hiệu là thông điệp nói với đối tượng mục tiêu. Nó cho họ biết điều gì sẽ xảy ra khi họ tương tác với thương hiệu. Một lời hứa thương hiệu tốt nên đơn giản, đáng tin cậy, khác biệt, phù hợp và truyền cảm hứng.
Ví dụ, lời hứa thương hiệu của Nike là: “Mang lại nguồn cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên* trên thế giới”. Dấu * biểu thị rằng nếu bạn có cơ thể, bạn là một vận động viên.
4.5. Bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu (logo, màu sắc, yếu tố đồ họa,…) là một phần của chiến lược thương hiệu.
Sự khác biệt của một thiết kế đẹp mắt và nội dung quảng cáo hiệu quả có thể tạo nên sự thành công của một công ty hoặc sản phẩm. Là con người, chúng ta bị thu hút bởi những thứ đẹp đẽ. Một chiến lược tốt sẽ giúp bạn xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đẹp và phù hợp với mục tiêu định vị, cũng như thị hiếu của khách hàng lý tưởng.
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bộ nhận diện, bạn có thể tự hỏi brand là gì. Brand chính là cách mà người tiêu dùng cảm nhận về một doanh nghiệp, bao gồm những giá trị và thông điệp mà thương hiệu đó truyền tải qua bộ nhận diện và các hoạt động marketing của mình.
>> Xem thêm: Roadshow là gì?
4.6. Các điểm tiếp xúc thương hiệu
Điểm tiếp xúc thương hiệu là bất kỳ điểm tiếp xúc nào giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chúng có thể bao gồm trang web tiếp thị, bản tin email, tài khoản truyền thông xã hội, cửa hàng truyền thống, đường dây hỗ trợ khách hàng và bao bì sản phẩm,…
Một chiến lược thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào những điểm tiếp xúc quan trọng nhất, có năng suất cao nhất để tránh phân tán lực lượng.
4.7. Tiếng nói và giọng điệu thương hiệu
Chiến lược thương hiệu cũng nên cung cấp thông tin cơ bản về cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng. Thương hiệu muốn trở thành một chuyên gia với giọng điệu nghiêm túc hay trở thành một người bạn với khách hàng khi truyền tải các thông tin dưới dạng hài hước?
5. Hệ thống đánh giá chiến lược thương hiệu gồm những gì?
5.1. Chiến lược phải có mục đích cụ thể
Mỗi khi bạn làm việc gì thì điều quan trọng nhất đó là xác định mục tiêu đạt được. Đối với việc lên chiến lược cũng vậy, khi bạn hiểu rõ mục tiêu đặt ra cho doanh nghiệp là gì? Nó sẽ giúp bạn tập trung vào những giá trị khác biệt so với đối thủ. Vậy như thế nào là một mục tiêu tốt, mục tiêu hiệu quả? Đó là khi nó có tính khả thi cao, có thể đo lường dễ dàng.
5.2. Chiến lược có tính nhất quán
Một điều bạn cần phải biết đó là khi có sự nhất quán trong các chiến lược, sẽ tạo ra được giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, sự nhất quán này còn đảm bảo rằng các thông điệp bạn truyền tải cũng có sự thống nhất, phù hợp. Bên cạnh đó, nó còn hình thành tiêu chuẩn chung để khách hàng dễ dàng đánh giá, nhận diện thương hiệu. Sự nhất quán, đồng điệu trong chiến lược sẽ tăng độ trung thành của khách hàng hơn nhiều.
5.3. Một chiến lược phải có cảm xúc
Trên thực tế, khách hàng quyết định mua hàng sẽ thiên về cảm xúc nhiều hơn lý trí. Như vậy cũng có nghĩa yếu tố cảm xúc rất quan trọng với một chiến lược. Trong tâm lý học cũng đã chứng minh được, con người sẽ có xu hướng thân thiết hơn với những thứ cùng giá trị, cùng niềm tin, cùng sở thích.
5.4. Chiến lược phải phù hợp với doanh nghiệp
Bạn cần phải hiểu một điều rằng, cái gì phù hợp với mình mới là thứ tốt nhất. Có thể cùng một chiến lược nhưng doanh nghiệp này áp dụng thành công, doanh nghiệp khác lại không. Chính vì thế, khi xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn cần quan tâm đến yếu tố phù hợp.
Với một công ty, không cần có nhiều giá trị thương hiệu cốt lõi, nhiều điểm khác biệt. Tất cả cần phải phù hợp với quy mô, phạm vi, thế mạnh mà doanh nghiệp đó đang có. Bởi vậy, bạn cần biết cái nào phù hợp với công ty để tạo ra giá trị đích thực.
5.5. Một chiến lược hiệu quả phải đảm bảo tính linh hoạt
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người về mọi vấn đề cũng tốt hơn. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, họ liên tục thay đổi từng ngày để thích nghi. Tính linh hoạt của chiến lược sẽ giúp cho thương hiệu tối đa hóa khả năng sáng tạo trong truyền thông. Đặc biệt, nó còn hỗ trợ việc mở rộng sản phẩm tiếp cận đến khách hàng tiềm năng.
5.6. Nhân viên sẽ quyết định sự phát triển của chiến lược
Một chiến lược dù có hoàn hảo đến đâu, có tốt đến đâu thì yếu tố con người vẫn luôn là quan trọng và nó quyết định sự thành công của chiến lược. Bởi nhân viên công ty mới là người đảm nhận, thực hiện hóa chiến lược đã xây dựng. Cũng chính vì thế mà bạn nên đào tạo, phát huy tối đa nguồn lực của nhân viên mà mình đang có. Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ là kênh truyền thông hiệu quả cần chú ý đến.
6. Cách xây dựng chiến lược thương hiệu
Mỗi doanh nghiệp có cách xây dựng chiến lược thương hiệu khác nhau. Dưới đây là 9 bước cơ bản và đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng để xây dựng Brand Strategy cho đơn vị của mình.
6.1. Xem xét chiến lược kinh doanh tổng thể
Chiến lược kinh doanh tổng thể là bối cảnh cho chiến lược phát triển thương hiệu. Nếu bạn rõ ràng nơi bạn muốn đưa công ty mình đến, Brand Strategy sẽ giúp bạn đạt được điều đó.
6.2. Xác định khách hàng mục tiêu
Bạn đang mắc một sai lầm lớn nếu bạn đang xác định khách hàng mục tiêu là “mọi người”. Thực tế cho thấy, các công ty có mức tăng trưởng, lợi nhuận cao đều tập trung vào việc xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu. Phạm vi càng hẹp, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Đối tượng mục tiêu càng đa dạng, nỗ lực tiếp thị của bạn càng bị pha loãng.
6.3. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Các công ty thực hiện nghiên cứu có hệ thống về nhóm khách hàng mục tiêu sẽ phát triển nhanh hơn và có nhiều lợi nhuận hơn. Những công ty nghiên cứu thường xuyên hơn (ít nhất một lần mỗi quý) càng phát triển nhanh hơn.Nghiên cứu giúp bạn hiểu về hành vi, tâm lý của khách hàng; để từ đó dự đoán nhu cầu của họ và đưa ra thông điệp phù hợp.
Để hiểu rõ hơn về khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như khảo sát, phỏng vấn, quan sát hành vi, phân tích dữ liệu, v.v. Ngoài ra, việc áp dụng các công cụ đánh giá tâm lý như MBTI cũng giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về tâm lý của khách hàng, từ đó xây dựng những công việc marketing cá nhân hóa hiệu quả hơn.
6.4. Phát triển định vị thương hiệu
Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu là phát triển định vị thương hiệu.
Công ty của bạn khác với những công ty khác như thế nào và tại sao khách hàng tiềm năng nên chọn sản phẩm, dịch vụ công ty bạn cung cấp?
Tuyên ngôn định vị thường dài từ ba đến năm câu, cung cấp về bản chất của thương hiệu. Nó phải dựa trên thực tế, vì bạn sẽ phải thực hiện những gì bạn đã hứa. Nó cũng phải bao gồm một chút khát vọng để bạn có mục tiêu phấn đấu.
6.5. Phát triển thông điệp
Bước tiếp theo bạn cần làm là phát triển các thông điệp cho các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau. Mặc dù định vị thương hiệu cốt lõi chỉ có một, nhưng mỗi nhóm đối tượng (phân loại theo độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,…) có thể có những mối quan tâm riêng biệt. Và thông điệp mà bạn gửi đến cần phù hợp với họ.
6.6. Phát triển tên, logo, khẩu hiệu
Tên, logo và khẩu hiệu không phải là thương hiệu. Chúng là một phần trong bản sắc thương hiệu, là cách để giao tiếp hoặc tượng trưng cho thương hiệu.
Khi phát triển tên, logo và khẩu hiệu, bạn không nên đưa ra quyết định dựa vào cảm nhận của Hội đồng quản trị hay nhân viên công ty; mà bạn cần đưa ra quyết định dựa trên đánh giá của khách hàng mục tiêu.
>>>Xem thêm: Logo là gì?
6.7. Phát triển chiến lược tiếp thị nội dung
Tiếp thị nội dung đồng thời tăng cả khả năng hiển thị và danh tiếng, giúp nuôi dưỡng sức mạnh thương hiệu. Phát triển chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả là cách giúp thương hiệu trở nên phù hợp với đối tượng mục tiêu.
6.8. Phát triển trang web, fanpage,…
Website, fanpage,… là nơi mà khách hàng tìm đến để tìm hiểu về công ty, những điều công ty đang làm và khách hàng của công ty. Khách hàng tiềm năng có thể mua hoặc không mua sản phẩm/dịch vụ sau khi ghé thăm website, fanpage của công ty; nhưng chắc chắn họ sẽ không mua nếu website, fanpage,… gửi sai thông điệp.
6.9. Triển khai, theo dõi và điều chỉnh
Bước cuối cùng này trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược thương hiệu có thể là một trong những bước quan trọng nhất. Rõ ràng là một chiến lược phát triển thương hiệu thành công sẽ không hiệu quả nếu nó không bao giờ được thực hiện.
Một chiến lược được phát triển, bắt đầu với những mục đích tốt đẹp. Nhưng sau đó, mọi người có thể quá bận rộn với các nhiệm vụ thực tế và việc phát triển thương hiệu bị trì hoãn. Cuối cùng, chiến lược thương hiệu sẽ bị lãng quên. Đó là lý do tại sao bạn cần theo dõi sát sao hoạt động phát triển thương hiệu. Chiến lược có được thực hiện như kế hoạch không? Có bao nhiêu khách hàng tiềm năng mới? Nếu kết quả bạn nhận được không như mong đợi, bạn cần tìm hiểu lý do và có những điều chỉnh phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trong bối cảnh này, làm rõ câu hỏi ngành quản trị thương hiệu là gì cũng rất quan trọng. Ngành này không chỉ giúp bạn xây dựng và phát triển thương hiệu mà còn giúp theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến lược đã triển khai, từ đó đảm bảo rằng thương hiệu của bạn luôn ở vị trí tốt trong tâm trí khách hàng.
Kết luận
Nếu bạn đang xây dựng thương hiệu và đã đọc đến cuối bài viết này, bạn sẽ biết rằng chiến lược thương hiệu không chỉ là tên, logo, slogan mà còn nhiều hơn thế nữa. Và bạn cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí tiền bạc để xây dựng và thực hiện một chiến lược thương hiệu tốt. Rồi sau đó, bạn sẽ thấy chiến lược này mang về cho bạn rất nhiều khách hàng, doanh thu và hơn thế nữa.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt mà một thương hiệu mạnh mẽ mang lại, bạn có thể tự hỏi branded là gì. “Branded” đề cập đến sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty đã được xây dựng và nhận diện thương hiệu rõ ràng, mang lại giá trị và sự tin tưởng từ khách hàng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)