Hơn 20 năm trước, khi Internet vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, một khái niệm mới được ra đời: Thương hiệu cá nhân. 20 năm sau, công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Để tồn tại trong môi trường ngày nay – nơi ai cũng có cơ hội bộc lộ tính cách và khẳng định năng lực bản thân, việc hiểu rõ về thương hiệu cá nhân lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Nhà báo Tom Peters đã nhấn mạnh: “Chúng ta đều là CEO cho công ty riêng của mình. Để tồn tại trên thương trường, bạn phải biết cách quảng bá cho thương hiệu cá nhân”. Vậy thương hiệu cá nhân là gì? Giá trị thương hiệu có tầm ảnh hưởng ra sao? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?
Mục lục
- 1. Thương hiệu cá nhân là gì?
- 2. Tại sao nên xây dựng thương hiệu cá nhân?
- 3. Các cách để xây dựng thương hiệu cá nhân
- Cách 1: Nhìn nhận bản thân từ nhiều góc độ khác nhau
- Cách 2: Phát triển khả năng kiên trì của bản thân
- Cách 3: Hành xử trung thực, đáng tin
- Cách 4: Học hỏi từ những thương hiệu lớn
- Cách 5: Khiến bản thân mình nổi bật
- Cách 6: Có sự nhất quán
- Cách 7: Quản lý hiệu quả mạng lưới marketing
- Cách 8: Tìm kiếm thông tin phản hồi
- Cách 9: Đánh giá lại thường xuyên
- Cách 10: Tận dụng mạng xã hội
1. Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân là tổng hợp những gì ở bản thân mà bạn lựa chọn trình bày cho thế giới thấy. Nói một cách đơn giản, thương hiệu cá nhân bao gồm tất cả những gì mọi người đánh giá ở bạn: Ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp, thái độ sống, các giá trị đóng góp cho xã hội…
>> Bí quyết thành công khi kiếm tiền bằng nghề Freelancer
>> Vlog là gì? Nghề vlogger là gì? Kiếm tiền từ vlogger bắt đầu từ đâu?
2. Tại sao nên xây dựng thương hiệu cá nhân?
Việc sở hữu thương hiệu cá nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Nếu sở hữu một thương hiệu cá nhân tích cực, bạn sẽ dễ dàng được đánh giá cao khi tham gia một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Ngược lại, nếu thương hiệu cá nhân tiêu cực, hoặc thậm chí là… không có thương hiệu cá nhân thì bạn sẽ khó được chú ý trong quá trình tuyển dụng, xin việc. Hành trình phát triển thương hiệu cá nhân cũng chính là hành trình truyền bá những thông điệp, những giá trị cá nhân tới nhiều người khác. Để xây dựng một thương hiệu cá nhân thành công đòi hỏi bạn phải thực sự biết cách kiểm soát bản thân mình. Sau đây là một số lợi thế của việc xây dựng thương hiệu cá nhân mà JobsGO đã nghiên cứu và tổng hợp:
⧪ Tạo dấu ấn cá nhân
Thế giới ngày nay đầy rẫy các đối thủ cạnh tranh cũng như những kẻ bắt chước. Bất cứ ai cũng khó trở thành người duy nhất trong bất kì lĩnh vực gì. Tuy nhiên, nếu biết tôn vinh những suy nghĩ và giá trị cá nhân, bạn sẽ có thể trở nên nổi bật so với những người còn lại. Người ta có thể đạo nhái sản phẩm của bạn, nhưng làm sao có thể đạo nhái được chính bạn? Chỉ bạn mới có khả năng trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân mà thôi.
⧪ Xác lập uy tín
Nền tảng tốt nhất cho thương hiệu của bạn chính là chất lượng công việc. Một khi đã xây dựng được nền tảng này, bạn sẽ chiếm được lòng tin của tất cả mọi người xung quanh. Một ví dụ điển hình cho việc uy tín được công nhận nhờ xây dựng thương hiệu cá nhân chính là Michelle Phan: Từ một cô sinh viên bình thường thích chia sẻ các clip hướng dẫn trang điểm, Michelle hiện nay đã có dòng mỹ phẩm của riêng mình.
⧪ Mở rộng mạng lưới quan hệ
Khi đã xây dựng được thương hiệu cá nhân, bạn sẽ dễ dàng mở rộng được mối quan hệ với những người có chung quan điểm, suy nghĩ, sở thích. Họ hoặc sẽ có hứng thú hợp tác phát triển kinh doanh, hoặc sẽ trở thành những nhân tố quan trọng giúp đỡ chúng ta trong tương lai.
Ví như năm 1997, Eminem đã được Dr. Dre phát hiện ra và dìu dắt vào làng nhạc nhờ cùng chia sẻ sở thích rap. Nếu không có Dr. Dre, đến nay hẳn thế giới đã không biết đến ông hoàng nhạc rap Eminem.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên tưởng bở sẽ luôn có ông bụt, bà tiên hiện ra giúp đỡ mình. Trước khi được người khác giúp đỡ, bản thân bạn cũng phải cố gắng không ngừng nghỉ. Eminem đã từng kiên trì rap từ ngày này qua ngày khác trước khi gặp Dr. Dre, cũng như Michelle Phan đã từng phải chăm chút chọn từng bài nhạc nền cho các clip hướng dẫn trang điểm trước khi trở thành hiện tượng toàn cầu.
>> Ngụ ngôn về chú chim và bài học về cách phân biệt bạn hay thù trong cuộc sống
3. Các cách để xây dựng thương hiệu cá nhân
Cách 1: Nhìn nhận bản thân từ nhiều góc độ khác nhau
Đừng chỉ nhìn bản thân dưới một gốc độ nhất định: Một nhân viên, một lãnh đạo, hay một người lao công bình thường. Bạn nên nhớ rằng, bản thân mình chính là khối tài sản đáng giá nhất bạn đang sở hữu. Vậy bạn sẽ làm sao để gia tăng khối lượng tài sản đó? Cách nào để đầu tư vào bản thân là hợp lý nhất? Khám phá bản thân: Tìm hiểu về MBTI (bạn có thể thử làm bài test MBTI miễn phí) để hiểu rõ hơn về tính cách của mình và từ đó phát huy tối đa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu
Cách 2: Phát triển khả năng kiên trì của bản thân
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, đòi hỏi ở bạn rất nhiều sự kiên trì. Bạn không thể xác lập uy tín ngày một ngày hai được. Bạn có thể tập luyện sự kiên trì qua những việc nhỏ hàng ngày như: dọn dẹp nhà cửa, dậy sớm, đi ngủ đúng giờ,… Sau đó, bạn mới có thể tập luyện để trở nên kiên trì trong việc theo đuổi các mục tiêu lớn hơn.
>> Những phương pháp trị bệnh lười hiệu quả
Cách 3: Hành xử trung thực, đáng tin
Để có được sự tín nhiệm lâu dài từ người khác, bạn cần luôn luôn hành xử trung thực, đáng tin cậy. Về lâu về dài, phẩm chất này sẽ giúp bạn tiến rất xa.
Cách 4: Học hỏi từ những thương hiệu lớn
Trước khi tạo dựng thương hiệu cho cá nhân mình, bạn nên học hỏi từ những người đi trước. Đó có thể là các fashionista hoặc các content creator có tiếng như Châu Bùi, Giang Ơi,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo chiến lược thương hiệu các nhãn hàng lớn như Cocacola, Pepsi,.v.v… Hãy tự hỏi bản thân xem: Những người đi trước đã tự xây dựng thương hiệu như thế nào?
Cách 5: Khiến bản thân mình nổi bật
Việc khiến bản thân nổi bật không chỉ nằm ở việc khoác một bộ trang phục hàng hiệu hay nhuộm một màu tóc mới. Sự nổi bật còn nằm ở việc bạn thường xuyên tham gia sôi nổi vào các hoạt động nhóm; thể hiện chính kiến, suy nghĩ riêng; tỏa ra nguồn năng lượng tích cực.
>> 8 điều khiến nhà tuyển dụng muốn tranh giành bạn
Cách 6: Có sự nhất quán
Những thông điệp bạn đưa ra phải luôn nhất quán với nhau. Ví dụ: Đừng lên Instagram kêu gọi mọi người chăm chỉ tận dụng thời ở nhà còn mình lại nằm ườn đến 11 giờ trưa mới dậy. Sự nhất quán trong hành động, tư duy sẽ khiến mọi người thêm nể nang và yêu quý bạn đấy.
Cách 7: Quản lý hiệu quả mạng lưới marketing
Những người thân cận nhất như bạn bè, đồng nghiệp,… chính là phương tiện truyền bá hữu hiệu thương hiệu của bạn nhất. Do đó, hãy quản lý “đội ngũ” này thật tốt. Bạn nên luôn tử tế, chân thành với họ, từ đó mới có thể mong họ cũng sẽ marketing tích cực cho thương hiệu của mình.
>> Xem thêm: Các chiến lược marketing
Cách 8: Tìm kiếm thông tin phản hồi
Để việc xây dựng thương hiệu tốt hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của những người xung quanh. Bạn có thể hỏi trực tiếp, hoặc đơn giản là ngấm ngầm quan sát thái độ của họ. Từ đó, bạn mới biết được mình còn cần sửa chữa và phát triển điều gì.
Cách 9: Đánh giá lại thường xuyên
Để thương hiệu cá nhân ngày càng hoàn chỉnh, bạn cần thường xuyên đánh giá lại quá trình làm việc của mình. Việc kiểm tra thường xuyên này sẽ giúp bạn hiệu chỉnh những thiếu sót và bổ sung các yếu tố còn thiếu.
Cách 10: Tận dụng mạng xã hội
Thời đại công nghệ ngày nay, bạn không thể nào không tham gia vào thế giới online. Nếu muốn xây dựng thương hiệu cá nhân thì các tài khoản Facebook, Zalo, Twitter, Instagram… đều cần được bạn chăm chút cẩn thận. Đừng để đối tác giật mình vì bức ảnh có biểu cảm khó đỡ của bạn.
Nếu bạn sở hữu trang web cá nhân thì càng tốt. Việc có website cá nhân sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp, đáng tin tưởng. Ngoài ra, các đối tác tiềm năng cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin của bạn hơn.
Dù lựa chọn xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào, thì điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải nhận thức được đây sẽ là một quá trình cực kỳ dài, đòi hỏi nhiều nỗ lưc, kiên trì. Vậy, liệu bạn đã sẵn sàng để xây dựng thương hiệu cho cá nhân mình chưa?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)