Trong Marketing, tạo dựng Tagline cho thương hiệu rất quan trọng. Vậy Tagline là gì bạn biết không? Nó khác gì so với Slogan? Cách để viết Tagline ấn tượng như thế nào? Những Tagline hay nào bạn có thể tham khảo? Cùng đọc và tìm hiểu qua chia sẻ trong bài viết này bạn nhé!
Mục lục
Định nghĩa Tagline là gì?
Tagline là một thuật ngữ sử dụng trong ngành Marketing. Thông qua Tagline mà người tiêu dùng có thể định vị được thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài nó còn truyền đạt triết lý trong kinh doanh của công ty.
Chắc hẳn các bạn đã gặp rất nhiều Tagline trên các clip giới thiệu về sản phẩm, các ấn phẩm quảng cáo của doanh nghiệp, cũng như những chiến dịch Marketing được công ty triển khai. Ví dụ đơn giản về Tagline của thương hiệu Nike đó là “Just do it”, còn của điện thoại Oppo là “Camera phone”. Nó chính là những câu nói cuối cùng gây ấn tượng tốt cho khách hàng, người tiêu dùng. Thông qua đó, mỗi khi nói đến Tagline đó là người ta sẽ liên tưởng và hình dung ngay đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Tagline đầu tiên trên thế giới được ra đời bởi Tom Bodett. Hoàn cảnh hình thành nên nó là trong một lần ghi âm quảng cáo thông qua kênh radio cho Motel 6, kịch bản ông đưa ra bị thiếu mất một vài giây, chính vì vậy mà ông đã thêm một câu là “We’ll leave the light on for you”. Bất ngờ thay, những từ được ông thêm đầy ngẫu hứng đó là trở nên hot và là “cú hit” lớn tác động đến khách hàng.
>> Tìm hiểu thêm: Big idea là gì? Cách phát triển Big idea bùng nổ
Tagline và Slogan khác nhau như thế nào?
Chắc chắn có nhiều hơn 1 người không thể phân biệt được Tagline và Slogan với nhau. Chúng có vẻ khá giống bởi cùng là thuật ngữ trong lĩnh vực Marketing, nhưng bản chất lại khác nhau đấy nhé!
Slogan là đoạn văn ngắn thể hiện giá trị hoặc lời hứa hẹn hoặc hướng phát triển của sản phẩm. Nó mang tính thuyết phục hoặc mô tả cho sản phẩm trong các chiến lược sản phẩm, thương hiệu của công ty. Chẳng hạn như: Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt. Slogan giúp doanh nghiệp tạo dựng được giá trị của thương hiệu cực hiệu quả. Thông qua đó, khách hàng, người tiêu dùng có thể nhận ra điểm khác biệt với các thương hiệu khác.
Trong khi đó Tagline có vai trò quan trọng cho tất cả các thương hiệu hiện nay. Nó là những cây ngắn gọn, nhưng đầy đủ và rõ nghĩa, kết hợp với thiết kế ấn tượng để mang đến tác động mạnh mẽ cho khách hàng. Nó đặc biệt cần thiết cho một chiến dịch tiếp thị hiệu quả của công ty.
Tagline nhằm tạo nên chuối hiệu ứng gây ấn tượng và ghi nhớ trong lòng khách hàng. Không những vậy, với những đoạn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thì nó còn là hết hợp cùng cả hình ảnh và âm thanh. Thông qua đó củng cố trong tâm trí khách hàng thương hiệu của công ty. Đặc biệt hơn, nếu thương hiệu tạo tagline thành công nó có thể trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội. Nó sẽ xuất hiện trong những cuộc trò chuyện hay những video có liên quan khác.
>> Xem thêm: Marketing là gì? Các chiến lược Marketing
Phân loại Tagline thường gặp
Tagline được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào tình hình thực tế sẽ có một số loại thường gặp như sau:
- Tagline mô tả: Đây là loại giúp làm nổi bật giá trị của một doanh nghiệp mỗi khi truyền thông đến công chúng. Giới thiệu, mô tả, thương hiệu, sản phẩm, lợi ích bằng những câu từ đơn giản, dễ hiểu nhưng sâu sắc. Ví dụ: Viettel – Hãy nói theo cách của bạn, Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt,…
- Tagline mệnh lệnh: Loại này thường mang tính chất bắt buộc, trong đó có chứa động từ, yếu tố yêu cầu hành động mạnh. Ví dụ: Coca Cola – Open Happiness, Nike – Just do it,…
- Tagline khơi gợi: Loại này sẽ đem lại những lợi ích và gợi ra nhiều khả năng. Ví dụ từ thương hiệu Dove – Bạn đẹp hơn bạn nghĩ, Under Armour – Tôi sẽ,…
- Tagline cụ thể: Riêng với loại này sẽ có cách thể hiện, tiết lộ sản phẩm vô cùng khéo léo. Nó làm người xem cảm thấy ấn tượng và không bị gượng ép, khó chịu. Cách Tagline này sẽ làm nổi bật hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: Olay – Yêu làn da của bạn.
- Tagline nghi vấn: Bằng những câu hỏi cụ thể có thể tạo ra Tagline kích thích sự tò mò, nhu cầu của người dùng lớn hơn. Ví dụ: The California Milk Processor Board Got Milk?
- Tagline so sánh nhất: Loại Tagline thường có mức độ so sánh cao, hướng đến sự khẳng định trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Budweiser – Vua của các loại bia.
>> Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì?
Cách viết Tagline ấn tượng
Để sáng tạo ra Tagline ấn tượng, độc đáo, bạn hãy đảm bảo được những yếu tố sau:.
- Thứ nhất, phải ngắn gọn để người tiêu dùng dễ nhớ và dễ đi sâu vào tiềm thức của họ. Tránh viết dài miên man khiến nó không đọng lại gì trong tâm trí khách hàng. Tagline sẽ giống như một nhãn dán mô tả nhanh nội dung, giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp chỉ qua vài câu chữ đơn giản.
- Thứ hai, nội dung sáng tạo nhưng phải đảm bảo rõ nghĩa. Bạn có thể sử dụng động từ mạnh để điều hướng người đọc suy nghĩ đến vấn đề đang bàn. Tuy nhiên bạn cũng cần tránh viết những câu vô nghĩa, mơ hồ, khó hiểu hoặc nhạt nhẽo.
- Thứ ba, sử dụng ngôn từ trong Tagline đơn giản, dễ hiểu và rõ ràng. Thông qua đó nó sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng đi vào lòng người tiêu dùng hơn. Thực tế, khách hàng hiện nay thường không có kiên nhẫn để ngẫm nghĩ, nghiên cứu ẩn ý lồng ghép trong Tagline. Vì thế bạn cần thật sự lưu ý đến vấn đề này.
- Thứ tư, thể hiện được sự chân thành và thân thiện của sản phẩm, thương hiệu công ty. Tagline chính là phương tiện truyền thông được sử dụng lâu dài. Các câu nói, từ ngữ chân thành sẽ có sức thuyết phục tốt, làm khách hàng nhớ đến doanh nghiệp lâu hơn.
- Thứ năm, phải đáp ứng tiêu chí sinh động nhằm truyền tải thông điệp và ý nghĩa hiệu quả nhất. Một Tagline hiệu quả phải có điểm nhấn nhá phù hợp khiến người xem để ý ngay từ lần đầu.
- Thứ sáu, hãy kể một câu chuyện thật mạnh mẽ. Đối với câu chuyện có nội dung cụ thể, rõ ràng giúp chuyền tải thông điệp đến người nghe tốt hơn.
- Thứ bảy, thân thiện và gần gũi. Đối với các mối quan hệ bền chặt, lâu dài cần sự thân thiện, gần gũi. Vì vậy trong Tagline bạn nên sử dụng từ ngữ mang tính chân thành để chạm đến cảm xúc người đọc, người nghe.
>> Tìm hiểu thêm: Roadshow là gì?
6 bước tạo ra câu Tagline cực phẩm
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của rất nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn như hiện nay. Bạn cần làm thế nào để có một Tagline cực phẩm, chất lượng? Bạn hãy theo dõi tiếp nội dung phần này để nắm 6 bước tạo Tagline nhé.
Bước 1: Tôi là ai và đây là đâu?
“Tôi là ai và đây là đâu?” câu hỏi tưởng chừng như “ngớ ngẩn” nhưng thực ra lại rất cần thiết. Bạn thử nghĩ, nếu tạo ra một Tagline nêu sứ mệnh, thông điệp nhưng không hề biết thương hiệu có điểm gì khác biệt so với doanh nghiệp khác thì nó dường như vô nghĩa.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần trả lời thêm các câu hỏi sau:
- Sản phẩm/thương hiệu của bạn có điểm gì nổi bật nhất? Giá trị cốt lõi mà bạn đem lại cho khách hàng là gì?
- Sứ mệnh, mục tiêu của thương hiệu là gì?
- Thương hiệu của doanh nghiệp bạn đang đứng ở vị trí nào trên thị trường?
- Khách hàng bạn hướng đến là ai?
- Khách hàng có nhận được giá trị đặc biệt nào không?
- Bạn có tạo ra cho khách hàng cảm xúc đặc biệt không?
Sau khi trả lời xong những câu hỏi này, bạn sẽ biết cách tạo tagline dễ truyền tải thông điệp nhất.
Bước 2: Cô đọng thông tin thành từ khóa
Sau khi nắm rõ vấn đề của mình, bạn cần phải tóm gọn thông tinh thành các từ khóa cụ thể, súc tích như:
- Điểm nổi bật của sản phẩm: Sữa gấp đôi canxi, rau sạch nhà trồng, hành chuẩn nội địa, hàng chất lượng cao,…
- Vị trí của thương hiệu như: Hàng đầu, rẻ nhất, nhanh nhất, tiết kiệm nhất,…
- Đối tượng khách hàng hướng đến: Cho nam giới, cho phụ nữ, cho em bé, cho các bà mẹ mang thai,…
- Giá trị cảm xúc mà khách hàng nhận được: Hạnh phúc, tự do, thể hiện đẳng cấp, thể hiện tự tin, đẹp rạng ngời,…
Bạn hãy chuẩn bị giấy bút để ghi ra những từ khóa ở nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau để việc tạo tagline hiệu quả hơn.
Bước 3: Triển khai từ khóa thành hướng để viết
Khi đã có bộ từ khóa cốt lõi, việc của bạn lúc này đó là mày mò, lắp ghép từ khóa với nhau để tạo thành các ý. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá căng thẳng hay phải vắt óc suy nghĩ, bởi tại bước này, chỉ đơn giản là nghĩ gì viết đó. Để tagline không “lạc trôi” bạn có thể tham khảo một số hướng đi như sau:
- Công dụng, giá trị của sản phẩm: Đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường, người tiên phong, dẫn đường,…
- Giá trị cảm tính: Mở hạnh phúc, nơi hạnh phúc nhất trên trái đất, vui vẻ, giữ trọn niềm tin,…
- Vị trí của thương hiệu trên thị trường: Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam, vua của các loại bia, giá rẻ cho mọi nhà,..
- Lời hứa sứ mệnh: Mang phồn thịnh đến khách hàng, vì chúng tôi hiểu bạn, chăm sóc sức khỏe của bạn từ giấc ngủ,…
- Lời cỗ vũ, khuyến khích, động viên: Giám nghĩ giám làm, không ngừng vương xa, hãy nói theo cách của bạn,…
Bạn cần phải đa dạng góc nhìn của mình và liên tục đặt các câu hỏi tại sao để có thể đưa ra nhiều lựa chọn nhất.
Bước 4: Rút gọn thành câu văn xuôi tai
Đến bước thứ 4, bạn cần phải rút gọn tất cả các ý trên thì một câu văn nghe xuôi tai, cô đọng, không thừa không thiếu chữ.
Ví dụ: Ý tưởng đưa ra là một không gian lớn có đông người làm việc chung. Công ty cung cấp đầy đủ các thiết bị chuyên nghiệp cho nhân viên.
- Sau khi rút gọn lần 1: Không gian chung, nơi nhân viên có thể tập trung làm công việc yêu thích.
- Sau khi rút gọn lần 2: Làm những gì bạn thích.
Bước 5: Cùng phân tích và “mổ xẻ”
Sau khi đã cho ra được sản phẩm bạn ưng ý nhất, hãy đưa cho cả team xem xét và góp ý kiến. Bạn phải chấp nhận có ý kiến ủng hộ, trái chiều. Bạn hãy cởi mở tiếp thu đóng góp nhưng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, tránh trường hợp “gió chiều nào xoay chiều ấy”.
Bước 6: Trình bày ý tưởng
Sau khi bàn bạc, thống nhất đưa ra tagline thì lúc này bạn sẽ phải trình bày với sếp, khách hàng. Bạn hãy chuẩn bị kỹ lường, đưa ra quan điểm thuyết phục họ. Tuy nhiên nếu như có thất bại thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi khi càng làm nhiều bạn lại càng có thêm kinh nghiệm.
Tham khảo những tagline hay nhất 2022
Đã có rất nhiều các Tagline hay và thành công. Bạn có thể tham khảo một số Tagline hấp dẫn nhất 2022 như sau:
- Chúng tôi thấu hiểu
- Vươn xa hơn nữa
- Đi tìm con đường mới
- Giải pháp mới là quan trọng
- Đi để trở về
- Khơi nguồn sáng tạo
- Đi rồi sẽ đến Hãy khác biệt
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ “Tagline là gì”? Bạn cần nắm rõ bí quyết để tạo dựng nên Tagline ấn tượng và hay. Hy vọng chia sẻ bổ ích trong bài viết này sẽ giúp bạn viết nên những câu Tagline tạo “cú hit” tuyệt vời cho thương hiệu của bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)