Thương hiệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến khách hàng, người tiêu dùng khi quyết định mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Vì vậy việc tạo dựng thương hiệu với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhưng khi nào thì công ty cần làm mới thương hiệu của mình? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của JobsGo.
Mục lục
Làm mới thương hiệu là gì?
Làm mới thương hiệu hay ReBranding là một quá trình tạo nên tên thương hiệu, logo, thiết kế mới. Ngoài ra, nó có thể là việc liên kết mới của một thương hiệu bất kỳ khi mà mục đích phát triển và định vị thương hiệu của họ có sự thay đổi.
Làm mới thương hiệu không chỉ là việc thay đổi hình ảnh của doanh nghiệp mà còn tái tạo cả chiến lược xây dựng lại thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ của công ty. Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản, chiếc áo cũ sẽ không còn phù hợp để mặc khi bạn có một diện mạo hoàn toàn mới. Vì vậy, các bạn phải chọn chiếc áo mới thích hợp hơn để bản thân không bị lạc hậu, lỗi thời.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp “tái tạo” thương hiệu của mình. Ví dụ về làm mới thương hiệu như:
“Ba công ty @home, Casema và Multikabel sau khi sáp nhập thành một thì họ đã tiến hành tái tạo và làm mới thương hiệu với cái tên gọi khác là Ziggo. Ziggo chuyên cung cấp dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số, Internet và điện thoại.”
👉 Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?
Khi nào doanh nghiệp cần làm mới thương hiệu?
Một doanh nghiệp cần tiến hành làm mới thương hiệu của mình khi rơi vào một trong những trường hợp sau:
Tái tạo thương hiệu khi hình ảnh cũ đã lỗi thời
Hình ảnh mà doanh nghiệp sử dụng từ khi thành lập cho đến này đã trở nên lỗi thời. Trong xu hướng ngày càng phát triển hiện đại của các bộ phông chữ, kiểu chữ, màu dáng,.. hình ảnh của công ty bạn đã “chìm” hẳn.
Khi rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp chỉ cần đổi mới hình ảnh của thương hiệu qua hình dạng logo mới. Đồng thời các bạn có thể điều chỉnh lại biểu đạt của thương hiệu để phù hợp hơn với sự thay đổi của khách hàng, xã hội. Việc làm mới hình ảnh của điều chỉnh là logo đã có rất nhiều đơn vị thực hiện như: Logo mới của MB Bank, Viettel,….
Công ty hướng đến khách hàng mục tiêu mới
Thương hiệu của bạn thành công khi nó được tạo ra cho một đối tượng mục tiêu cụ thể và xây dựng được mối quan hệ thân thiết với họ. Vì vậy, khi doanh nghiệp hướng mục tiêu nhắm vào nhóm đối tượng khách hàng mới, lúc này thương hiệu cũng cần được đổi mới để phù hợp hơn khách hàng mục tiêu mới.
Chẳng hạn như, khi công ty bạn chuyển hướng kinh doanh nhắm đến nhóm đối tượng là phụ nữ trung niên, thì thương hiệu tạo dựng trước đó cho thiếu nữ không còn phù hợp với giai đoạn này. Doanh nghiệp cần tiến hành làm mới thương hiệu để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu mới hiệu quả hơn và thành công.
Mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh mới
Việc định vị thương hiệu là cần thiết trong thị trường với sức cạnh tranh lớn từ nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trên một lĩnh vực. Vì vậy, muốn “bảo vệ” thương hiệu của công ty, nhà quản lý cần đưa ra quyết định làm mới thương hiệu của mình.
Ví dụ như: Một thương hiệu mới hình thành có sản phẩm khá giống với sản phẩm của công ty bạn. Điều này khiến cho rất nhiều khách hàng bị nhầm lẫn hoặc hiểu nhầm nó chính là sản phẩm do doanh nghiệp bạn cung cấp. Trong trường hợp này, thương hiệu cần đổi mới để tạo ra sự khác biệt, nổi bật hơn giúp khách hàng dễ dàng nhận biết.
👉 Xem thêm: Giá trị thương hiệu là gì? Những điều doanh nghiệp cần làm để nâng cao giá trị thương hiệu
Giá trị và sứ mệnh doanh nghiệp thay đổi
Cách mà một thương hiệu phát triển sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ sứ mệnh và giá trị mà doanh nghiệp định hướng. Vì vậy khi chúng có sự điều chính thì họ cũng cần đổi mới thương hiệu sao cho phù hợp.
Nói một cách dễ hiểu như: Công ty A quyết định tung ra sản phẩm mới hướng đến bảo vệ môi trường qua nguyên vật liệu thân thiện và có thể tái chế. Lúc này họ cần thay đổi cách biểu đạt thương hiệu, cũng như logo sao cho thích hợp nhất!
Thương hiệu gốc chỉ là sự chắp vá
Có không ít các thương hiệu được ra mắt bằng sự chắp vá, vội vã bởi đội ngũ phụ trách thiếu kinh nghiệm, chuyên môn,… Bởi vậy, doanh nghiệp cần tái thiết lại thương hiệu của mình để thể hiện sự chuyên nghiệp mà mang đến sự khởi đầu mới giúp độ nhận diện của nó trên thị trường được tốt hơn.
Các bước làm mới thương hiệu cho doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp quyết định làm mới lại thương hiệu của mình thì cần tiến hành theo 3 bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu để điều chỉnh kiểu dáng của hình ảnh nhận diện thương hiệu cho hợp lý.
- Bước 2: Lựa chọn người đảm nhận hoặc đối tác uy tín, chuyên nghiệp cho ra sản phẩm chất lượng.
- Bước 3: Chủ động đưa ra thông báo về sự thay đổi thương hiệu sang kiểu mới cho khách hàng của doanh nghiệp.
Một số lưu ý khi làm mới thương hiệu như sau:
- Thay đổi từ từ để khách hàng có thể dần dần tiếp nhận.
- Xây dựng logo mới phải có tính kế thừa logo cũ.
👉 Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì? Hệ thống đánh giá chiến lược
Như vậy, bài viết trên của JobsGo đã giúp bạn có những thông tin vô cùng bổ ích về làm mới thương hiệu. Chúc các bạn đổi mới thương hiệu cho doanh nghiệp của mình thành công nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)