Thế nào là một nhân viên có giá trị? Có nên theo đuổi hình mẫu này?

Đánh giá post

Bạn định nghĩa thế nào là một nhân viên có giá trị? Và bạn có đang theo đuổi hình mẫu này hay không? Hãy cùng với JobsGO tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Bạn hiểu nhân viên có giá trị là gì?

Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là giá trị. Nó là một khái niệm vô cùng trừu tượng chỉ ý nghĩa sự vật đặt trên phương diện phù hợp với nhu cầu con người.

Nhân viên có giá trị là người có khả năng đem lại lợi ích nhất định cho doanh nghiệp và được chủ doanh nghiệp trả công bằng lương hoặc hiện vật khác. 

Bạn hiểu nhân viên có giá trị là gì?
Bạn hiểu nhân viên có giá trị là gì?

Một nhân viên có giá trị là khi họ biết coi trọng lợi ích công ty và đặt nó trên lợi ích bản thân. Đây là điều mà rất ít người làm được bởi ai cũng quan tâm đến cá nhân mình trước sau đó mới đến tập thể. Nếu như bạn là một nhân viên theo hình mẫu này, chắc chắn ở môi trường nào bạn cũng có thể tồn tại được và khi đó, vấn đề lương không còn đáng để bạn quan tâm nữa.

👉 Xem thêm: Nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp nên làm gì? Cách xử lý ra sao?

Giá trị của nhân viên được thể hiện như thế nào?

Năng lực làm việc

Một nhân viên có giá trị chính là người có năng lực làm việc tốt. Họ vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân ở một lĩnh vực nào đó để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. 

Thông thường năng lực sẽ được đo bằng tốc độ nhận thức, số lượng công việc mà nhân viên đã làm được. Bên cạnh đó năng lực còn là khả năng làm chủ công việc của người nhân viên. Năng lực được phân chia thành 4 loại, đó là: năng lực nhận thức, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn.

Thái độ làm việc

Giá trị của nhân viên được thể hiện như thế nào?
Giá trị của nhân viên được thể hiện như thế nào?

Có năng lực nhưng thái độ làm việc không tốt thì người đó chưa thật sự có giá trị với doanh nghiệp. Thái độ rất quan trọng, nó cũng là yếu tố mà các công ty đề cao ở một nhân viên. 

Rất nhiều chuyên ra đã chứng minh rằng thái độ làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả công việc. Nếu bạn làm việc bằng một thái độ tích cực thì công việc cũng được suôn sẻ hơn, đương nhiên bạn cũng sẽ thỏa mãn hơn với kết quả đó. Các chỉ số đo lường thái độ làm việc của nhân viên bao gồm như: 

  • Làm theo mệnh lệnh cấp trên 
  • Luôn chủ động trong công việc 
  • Trung thực 
  • Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp 
  • Luôn học hỏi và có tinh thần cần tiến cao 
  • Có động lực làm việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao

Trách nhiệm trong công việc

  • Trách nhiệm trong công việc: Họ là người tôn trọng công việc, luôn chịu trách nhiệm về kết quả trước cấp trên. Trách nhiệm trong công việc còn thể hiện ở chỗ nhân viên làm việc bằng cả tâm huyết, sự nhiệt tình, làm đến nơi đến chốn chứ không bỏ dở giữa chừng vì bất kỳ lý do nào. Trong trường hợp bất khả kháng, nếu như nhiệm vụ chưa hoàn thành họ sẽ bàn giao lại cho cấp trên hoặc đồng nghiệp. 
  • Trách nhiệm với đồng nghiệp: Trong môi trường công sở, vấn đề hợp tác, làm việc chung sẽ luôn có. Một khi làm việc nhóm, tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao. Không chỉ có vậy, họ còn là người yêu quý, tôn trọng đồng nghiệp, luôn lắng nghe ý kiến đóng góp hoặc cho họ lời khuyên khi cần.

    Trách nhiệm trong công việc
    Trách nhiệm trong công việc cao

Kỹ năng

Giá trị của nhân viên còn được thể hiện ở kỹ năng mềm như: chịu áp lực công việc, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết phục,…

Những kỹ năng này họ phải học hỏi, tích lũy qua thời gian và thực hành một cách nhuần nhuyễn để nó hỗ trợ công việc hiệu quả nhất. Kỹ năng càng thành thục sẽ càng giúp bạn nhiều về mọi mặt.

👉 Xem thêm: 8 chiếc bẫy sếp dễ mắc phải khiến nhân viên giỏi mất động lực làm việc

Bạn có nên trở thành nhân viên có giá trị?

Là một người nhân viên bạn có nên theo đuổi hình mẫu được cho là lý tưởng của các doanh nghiệp này hay không? Trước khi đưa ra quyết định của bản thân, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lợi ích mà nó đem lại nhé.

Thương hiệu cá nhân tỷ lệ thuận với mức lương

Đây là một ý kiến nhận được rất nhiều sự đồng tình ủng hộ, đặc biệt là với người làm ở vị trí quản lý. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đồng ý rằng mức lương được đặt ra là mục tiêu cho nhân viên cố gắng hơn. Như vậy sẽ giúp cho bạn có lộ trình rõ ràng để đạt mục đích.

Trong một vài trường hợp, khi mới ra trường, ứng viên cần thích nghi và làm quen với công việc để tổ tại. Khi đó bạn chưa đem lại thành quả gì cho công ty thì chưa thể đòi hỏi một mức lương cao.

Bạn có nên trở thành nhân viên có giá trị?
Bạn có nên trở thành nhân viên có giá trị?

Giúp bạn khẳng định vị trí cá nhân mình

Khi bạn là nhân viên có giá trị, bạn luôn hoàn thành công việc chuyên môn xuất sắc. Đồng thời còn là nhân viên cứng để cấp trên an tâm giao việc. Lúc này khó có ai có thể thay thế vị trí của bạn trong công ty.

👉 Xem thêm: Nhân viên “nhà người ta” – So sánh khập khiễng hay động lực để phát triển?

“Trước khi nghĩ đến lương, hãy là một nhân viên có giá trị”. Các bạn trẻ nên suy nghĩ đến vấn đề này khi ứng tuyển trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với bài viết chia sẻ của JobsGO trên đây, mong rằng đã đem lại cho bạn những thông tin thú vị.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: