Trong những trường hợp cấp bách muốn xin đổi lịch phỏng vấn, ứng viên gặp bối rối vì không biết nên xử lý ra sao cho chuyên nghiệp, lịch sự. Nếu khéo léo trong cách xin dời lịch phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và chấp nhận trao thêm cơ hội cho ứng viên một lần nữa. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy tham khảo ngay cách viết thư xin đổi lịch phỏng vấn thuyết phục các chuyên viên HR mách bạn dưới đây.
Mục lục
1. Tại sao nên viết thư xin đổi lịch phỏng vấn?
Viết thư xin dời lịch phỏng vấn được sử dụng khi ứng viên có việc bận gia đình đột xuất, sức khỏe không tốt,… nhưng vẫn có mong muốn trao đổi xem công việc có thực sự phù hợp. Mặc dù viết thư xin đổi lịch phỏng vấn có thể khiến nhà tuyển dụng gặp khó khăn khi phải sắp xếp thời gian nhưng đây là cách tốt nhất để ứng viên thể hiện sự thiện chí đối với công việc.
Thư xin đổi lịch phỏng vấn giúp ứng viên thể hiện thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng và cho thấy ứng viên thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Mong muốn dời lịch phỏng vấn sang một ngày khác dễ dàng được nhà tuyển dụng chấp nhận hay không phụ thuộc vào lý do và cách thuyết phục của ứng viên.
Đối với những lý do chính đáng, nhà tuyển dụng coi trọng nhân tài chắc chắn sẽ cho ứng viên thêm cơ hội phỏng vấn. Điều quan trọng là bạn cần phải biết cách viết thư xin đổi lịch phỏng vấn chân thành, khéo léo, chuyên nghiệp, đầy tính thuyết phục.
2. Cách viết thư xin đổi lịch phỏng vấn
Giống như nhiều văn bản hành chính khác, thư xin đổi lịch phỏng vấn cũng bao gồm 3 phần là tiêu đề, nội dung và kết thư. Mỗi phần sẽ đảm nhận nêu ra những thông tin cụ thể như:
2.1. Phần tiêu đề thư
Trong lá thư xin đổi lịch phỏng vấn, tiêu đề thư nên bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ. Vị trí các thông tin này nằm ở trung tâm, chính giữa bức thư. Bên dưới Quốc hiệu, tiêu ngữ sẽ là tên thư, viết in hoa, bôi đậm, ví dụ như “THƯ XIN ĐỔI LỊCH PHỎNG VẤN” hoặc “THƯ XIN DỜI LỊCH PHỎNG VẤN”.
Tiếp đến ứng viên cần viết “Kính gửi + Chức vụ nhà tuyển dụng, người gửi thư mời phỏng vấn” như trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng tuyển dụng.
2.2. Phần nội dung thư
Trước tiên, ứng viên cần thể hiện thái độ biết ơn nhà tuyển dụng khi đã tạo cho mình cơ hội được phỏng vấn. Sau đó, nêu bật lý do không thể tham dự vào ngày phỏng vấn đã định, muốn dời lịch sang một ngày khác. Lời đề nghị ngày phỏng vấn tiếp theo ứng viên cũng nên ghi rõ, cụ thể trong thư.
Ví dụ: “Thật vinh dự cho tôi khi nhận được lời mời phỏng vấn từ công ty với vị trí nhân viên content marketing. Tuy nhiên, vì sức khỏe không đảm bảo nên tôi không thể tham gia buổi phỏng vấn tại công ty vào ngày 18/5/2023 như đúng lịch hẹn. Vì vậy, tôi mong quý công ty có thể sắp xếp cho tôi một cuộc phỏng vấn khác vào ngày 19/5/2023”.
2.3. Phần kết thư
Bày tỏ mong muốn của bản thân một lần nữa về việc được dời lịch phỏng vấn. Đồng thời, ứng viên không nên quên lời xin lỗi chân thành vì sự bất tiện do bản thân tạo ra.
Xin đổi lịch phỏng vấn chuyên nghiệp, chân thành giúp ứng viên tự tạo cơ hội cho mình để có thêm lựa chọn cho một vị trí công việc tốt. Qua lá thư xin dời lịch phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng phần nào đánh giá được phẩm chất, cách ứng xử của ứng viên, từ đó xác định mức độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
3. Một số lưu ý khi viết thư xin đổi lịch phỏng vấn
Bên cạnh nội dung, hình thức thư dời lịch phỏng vấn cũng vô cùng quan trọng. Lá thư viết thiếu chuyên nghiệp, rối mắt, câu từ dài dòng có thể khiến nhà tuyển dụng “ngó lơ”, không muốn đọc. Vì vậy, khi viết thư xin dời lịch phỏng vấn, ứng viên cần lưu ý một số điểm sau:
3.1. Gửi thư xin dời lịch phỏng vấn đúng thời gian
Thời gian lá thư xin dời lịch phỏng vấn có thể được chấp nhận trong khoảng 1 ngày, kể từ thời điểm nhà tuyển dụng gửi thư mời phỏng vấn. Do đó, ứng viên cần lưu ý để lá thư thay đổi lịch phỏng vấn được chấp thuận.
3.2. Trình bày lý do, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu
Cô đọng lý do, nội dung xin dời lịch phỏng vấn chỉ với 1 mặt A4 nhằm tránh mất thời gian cho nhà tuyển dụng. Những chi tiết dài dòng, kể lể lý do thừa thãi khiến cho người đọc khó chịu, ảnh hưởng tới mục đích xin dời lịch của ứng viên. Dù bày tỏ sự nuối tiếc và mong muốn nhà tuyển dụng thông cảm thì ứng viên cũng cần viết ngắn gọn, dễ hiểu.
3.3. Tránh sai lỗi chính tả, ngữ pháp
Lỗi sai chính tả, ngữ pháp dù rất nhỏ cũng khiến cho ứng viên mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người thiếu cẩn trọng, không có sự chuyên nghiệp. Đồng thời, họ nghĩ rằng ngay cả việc nhỏ nhất bạn cũng không hoàn thành thì làm sao có thể đáp ứng yêu cầu công việc của vị trí ứng tuyển.
4. Tham khảo mẫu thư xin đổi lịch phỏng vấn
Mẫu thư xin đổi lịch phỏng vấn 1
Mẫu thư xin đổi lịch phỏng vấn 2
Biết cách xin đổi lịch phỏng vấn thuyết phục, khéo léo, tinh tế giúp ứng viên tạo được thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng. Áp dụng theo những lời khuyên từ chuyên gia tuyển dụng nhân sự, bạn chắc chắn sẽ thành công khi xin dời lịch phỏng vấn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)