Vốn cố định là gì? Vốn cố định khác vốn lưu động như thế nào?

Đánh giá post

Vốn là một trong những thành phần đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vốn được chia thành 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động. Trong bài viết dưới đây, JobsGO sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin vốn cố định là gì cùng các vấn đề xoay quanh loại vốn này.

1. Vốn cố định là gì?

Vốn cố định hay tư bản cố định là số tiền đầu tư hay ứng trước cho hoạt động mua sắm, xây dựng, lắp đặt các tài sản cố định hữu hình/vô hình. Vốn cố định sẽ được luân chuyển dần thành từng phần trong nhiều chu kỳ của quá trình sản xuất, kinh doanh và kết thúc một vòng tuần hoàn kể từ khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.

vốn cố định
Vốn cố định là gì?

Hay hiểu đơn giản, đây chính là khoản tiền đầu tư của các tài sản có giá trị lớn như là đất, nhà cửa, nhà máy, trang thiết bị,… phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp, kinh doanh. Các loại tài sản này không bị tiêu thụ hay phá hủy trong quá trình sản xuất, có khả năng tái sử dụng.

Hiện nay, vốn cố định được chia thành 2 loại là:

  • Vốn cố định hữu hình: những tài sản có hình thái vật chất như đất, nhà, thiết bị máy móc,…
  • Vốn cố định vô hình: những tài sản có hình thái vật chất nhưng được sử dụng nhiều lần như quyền sử dụng đất, quyền sáng chế,…

Xem thêm: Quy trình kế toán tài sản cố định của một doanh nghiệp

2. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định

Quá trình luân chuyển của vốn cố định mang những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Thứ nhất, vốn cố định sẽ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thứ hai, vốn cố định sẽ được luân chuyển dần từng phần vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Theo đó, 1 phần vốn cố định sẽ được luân chuyển, trở thành khoản chi phí sản xuất tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định.
  • Thứ ba, sau nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển. Tức là sau mỗi chu kỳ, phần vốn cố định được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dưới dạng khấu hao sẽ tăng lên, còn phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định thì giảm xuống. Khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó mới được chuyển vào giá trị sản phẩm làm ra và vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển.

Xem thêm: [Bật mí] Nguyên tắc sử dụng vốn hiệu quả trong kinh doanh

vốn cố định là gì
Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định

3. Vai trò của vốn cố định

Có thể nói, vốn cố định đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành, phát triển của các doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò đó thể hiện ở những điểm sau:

  • Vốn cố định giúp doanh nghiệp đảm bảo được quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra liên tục. Đặc biệt là sử dụng vốn để đầu tư cho công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.
  • Vốn cố định có ảnh hưởng đến phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
  • Đây là nguồn vốn không thể thiếu, nó tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khi nguồn vốn cố định được đảm bảo, doanh nghiệp sẽ có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình hoạt động, giảm tổn thất, khủng hoảng về tài chính.
  • Có nguồn vốn cố định lớn, dồi dào, doanh nghiệp sẽ luôn ở trong thế chủ động sản xuất, kinh doanh.

4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định dựa vào đâu?

Để có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp sẽ cần dựa vào 4 tiêu chí chính đó là:

4.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Tiêu chí này thể hiện việc 1 đồng vốn cố định được đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay doanh thu thuần trong kỳ. Nếu như chỉ số này càng lớn thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/vốn cố định bình quân.

4.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

vai trò của vốn cố định
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định dựa vào đâu?

Tiêu chí này sẽ phản ảnh 1 đồng doanh thu cần phải đầu tư bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Nếu như chỉ số này lớn thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng sẽ cao.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/tài sản cố định bình quân.

4.3 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Tiêu chí này phản ánh 1 đống vốn cố định có thể tạo ra lợi nhuận là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh, sử dụng vốn cố định càng tốt.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế/vốn cố định bình quân trong kỳ.

4.4 Suất hao phí tài sản cố định

Đây là tiêu chí thể hiện việc 1 đồng doanh thu thuần thì sẽ cần đến bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định.

Suất hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định/doanh thu thuần.

Xem thêm: Vốn đầu tư công là gì? Đặc điểm và phân loại vốn đầu tư công

5. So sánh vốn cố định và vốn lưu động

Như đã đề cập ở trên, vốn trong doanh nghiệp gồm 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động. Vậy 2 loại này giống và khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng JobsGO phân tích và làm rõ nhé.

5.1 Giống nhau

Điểm chung của cả 2 loại vốn này chính là chúng đều là khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản nhằm mục đích phục vụ cho mục tiêu đã đặt ra. Cả 2 loại vốn đều đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự hình thành, phát triển bền vững của doanh nghiệp.

5.2 Khác nhau

Tiêu chí so sánh Vốn cố định Vốn lưu động
Khái niệm Là giá trị của các tài sản cố định. Đây là những tài sản lớn, sử dụng lâu dài qua nhiều chu kỳ kinh doanh. Là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn và chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản ngắn hạn.
Đặc trưng Luân chuyển qua nhiều kỳ sản xuất của doanh nghiệp bởi tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Luân chuyển nhanh, dịch chuyển 1 lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Phân loại
  • Theo hình thái biểu hiện: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
  • Theo tình hình sử dụng: tài sản cố định đang dùng, tài sản cố định chưa dùng và tài sản cố định không cần dùng.
  • Theo hình thái biểu hiện: vốn bằng tiền – vốn trong thanh toán, vốn vật tư hàng hóa và vốn chi phí trả về trước.
  • Theo vai trò: vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong khâu sản xuất và vốn lưu động trong khâu lưu thông.
Mục đích sử dụng Giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu, chiến lược lâu dài. Giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động ổn định theo từng giai đoạn.
Thời hạn Trên 1 năm. Dưới 1 năm.
Tính thanh khoản Tính thanh khoản kém. Tính thanh khoản cao.
Chỉ tiêu đánh giá Các yếu tố bắt nguồn từ tài sản cố định trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tiền và các khoản khác tương đương với tiền.
Ví dụ Máy móc, thiết bị, đất đai, nhà máy, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ,… Tiền lương công nhân viên, tiền nguyên liệu đầu vào, trái phiếu,…

6. Tại sao cần phải quản lý vốn cố định tốt?

đặc điểm của vốn cố định
Tại sao cần phải quản lý vốn cố định tốt?

Đối với một doanh nghiệp, việc quản lý tốt nguồn vốn nói chung và vốn cố định nói riêng là vô cùng cần thiết. Nó ảnh hưởng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp sẽ có thể đánh giá được chất lượng của hoạt động sản xuất, kinh doanh, nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Bên cạnh đó, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng sẽ giúp doanh nghiệp biết được thực trạng hoạt động của mình như thế nào, xác định được rõ ràng những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. Từ đây, doanh nghiệp sẽ đưa ra được biện pháp phù hợp để điều chỉnh.

Xem thêm: Vòng gọi vốn Series A là gì? Cách thức hoạt động Series A

Chắc hẳn qua bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ vốn cố định là gì rồi đúng không? Mong rằng những thông tin JobsGO chia sẻ sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn đang quan tâm đến chủ đề này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: