Bạn đang muốn tìm hiểu về mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh hiện nay? Bài viết này sẽ cho bạn biết chính xác mức lương cùng với các thông tin hữu ích có liên quan khác, đọc ngay nhé!
Mục lục
1. Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh chính là việc quản lý hoạt động kinh doanh, giúp công ty ngày càng phát triển và tạo ra lợi nhuận cao. Người người quản lý sẽ phải vận dụng kiến thức quản trị, kết hợp với thực tế và tư duy để đưa ra quyết định phát triển, duy trì, tối ưu hóa cho hiệu suất kinh doanh của mình.
Quản trị kinh doanh là một ngành học hot và được nhiều bạn trẻ đăng ký theo học. Tuy nhiên có không ít bạn còn vướng mắc không biết học ngành quản trị kinh doanh khó xin việc không? Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường bao nhiêu? JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này với thông tin trong phần tiếp theo.
2. Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Ngành quản trị kinh doanh có nhiều nhánh nhỏ khác nhau như chuyên ngành về quản trị sản xuất, chuyên ngành quản trị nhân lực, hay chuyên ngành về quản trị tài chính,… Điều này mang đến cho các bạn trẻ những cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên quản trị kinh doanh ra trường có thể xin vào làm việc tại các vị trí như:
- Trở thành chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán…
- Trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các tập đoàn, công ty
- Tự thành lập và điều hành công ty riêng
- Giảng dạy, nghiên cứu về ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp
- …
3. Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh hiện nay
Mức lương trong ngành quản trị kinh doanh đặc biệt đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như kinh nghiệm làm việc, chức danh và phạm vi trách nhiệm công việc. Người làm trong lĩnh vực này hiểu rõ về sự biến động lớn trong mức lương của mình.
3.1 Mức lương trung bình
Đối với chuyên viên quản trị kinh doanh, mức lương trung bình dao động từ khoảng 4 – 21 triệu đồng/tháng. Điều này phản ánh sự chênh lệch lớn giữa những người mới vào ngành và những người có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là những người có chức danh, trách nhiệm cao trong công việc.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng con số này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí cụ thể, ngành công nghiệp và địa điểm làm việc. Điều này phản ánh sự công bằng trong mức lương, khi thu nhập của người lao động được trả dựa trên kinh nghiệm và thành tựu.
3.2 Mức lương theo kinh nghiệm
Mức lương trong lĩnh vực quản trị kinh doanh phản ánh sự chênh lệch về kinh nghiệm và khả năng của mỗi cá nhân trong ngành. Những người có nhiều năm kinh nghiệm và đã tích lũy được nhiều thành tựu trong các tập đoàn lớn thường nhận được mức lương ổn định và cao.Thu nhập của những người này thường dao động trong khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Sinh viên mới tốt nghiệp, khi bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, thường nhận được mức lương khởi điểm khoảng 3 – 4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, người lao động có 1 – 2 năm kinh nghiệm thường có mức lương tăng lên, dao động trong khoảng 5 – 8 triệu đồng/tháng. Còn những người có hơn 2 năm kinh nghiệm thường nhận được mức lương cao hơn, khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng.
Mức lương của người lao động trong lĩnh vực quản trị kinh doanh thường tỷ lệ thuận với kinh nghiệm mà họ có.
3.3 Mức lương theo vị trí công việc
Mức lương trong lĩnh vực quản trị kinh doanh thường phụ thuộc vào cấp bậc và chức vụ của nhân viên. Nhìn chung, mức lương sẽ tăng dần theo cấp bậc và trách nhiệm công việc, đồng thời phản ánh đóng góp của từng người trong quá trình quản trị kinh doanh.
Lương chuyên viên kinh doanh
Là một chuyên viên kinh doanh thì bạn cần có từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên có nhiều công ty sẽ yêu cầu kinh nghiệm đến 5 năm đó nhé! Mức lương hiện nay với một chuyên viên kinh doanh giao động từ 8 – 15 triệu đồng/ tháng.
Lương trưởng phòng – quản lý kinh doanh
Sau vị trí chuyên viên bạn có thể lên làm trưởng phòng hoặc quản lý kinh doanh. Để làm việc tại vị trí công việc này bạn cần phải có ít nhất trên 4 năm kinh nghiệm. Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh ở vị trí trưởng phòng – quản lý kinh doanh có thu nhập khá hấp dẫn từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng.
Lương giám đốc kinh doanh
Giám đốc kinh doanh là một vị trí công việc yêu cầu bạn có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trở lên. Đây là một vị trí quan trọng đòi hỏi ứng viên có kiến thức thực tế, kỹ năng chuyên nghiệp. Lương bạn được hưởng với vị trí này cực kỳ hấp dẫn, nhưng nó sẽ phụ thuộc khá nhiều vào lợi nhuận của công ty, thông thường thì mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh của giám đốc kinh doanh sẽ trên trên 24 triệu/ tháng (Theo Salaryexplorer).
3.4 Mức lương theo địa điểm làm việc
Địa điểm làm việc cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức lương trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Ở các thành phố lớn và khu vực có chi phí sinh hoạt cao, mức lương thường cao hơn so với những khu vực khác.
Ví dụ:
- Lương nhân viên kinh doanh tại Hà Nội: 10 – 27 triệu/tháng
- Lương nhân viên kinh doanh tại TP.HCM: 10 – 34 triệu/tháng
- Lương nhân viên kinh doanh tại Đà Nẵng: 9 – 26 triệu/tháng
- Lương nhân viên kinh doanh tại Bắc Ninh: 10 – 22 triệu/tháng
- Lương nhân viên kinh doanh tại Hải Phòng: 10 – 24 triệu/tháng
- Lương nhân viên kinh doanh tại Đồng Nai: 9 – 20 triệu/tháng
3.5 Mức lương theo quy mô doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong xác định mức lương cho người làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Các doanh nghiệp lớn thường có khả năng chi trả mức lương cao hơn do có nguồn lực tài chính lớn và các dự án quy mô lớn. Ngược lại, ở các doanh nghiệp nhỏ, mức lương có thể thấp hơn.
Chẳng hạn, cùng là mức lương chuyên viên kinh doanh bất động sản, nhưng những người làm việc tại tập đoàn lớn như Vinhomes có mức lương cứng khoảng 9 – 12 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, người lao động cũng phân phối sản phẩm Vinhomes, nhưng nếu làm việc tại các đại lý thì mức lương chỉ từ 3 – 8 triệu đồng/tháng; thu nhập của những người này chủ yếu từ hoa hồng trên mỗi căn hộ bán được.
3.6 Mức lương theo lĩnh vực
Lĩnh vực kinh doanh cụ thể cũng ảnh hưởng tới mức lương trong ngành quản trị kinh doanh.
Khi tham khảo tin tuyển dụng được đăng tải trên JobsGO, bạn có thể nhận thấy rõ điều này. Chẳng hạn, lương nhân viên kinh doanh thiết bị công nghệ, chuyên viên kinh doanh app giáo dục dưới 2 năm kinh nghiệm có mức lương cứng từ 7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chuyên viên kinh doanh lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm nhân thọ có mức lương cứng tương đối thấp. Tại một số đơn vị bất động sản, bảo hiểm nhân thọ lương cho chuyên viên kinh doanh chỉ 3 – 4 triệu đồng/tháng. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, bất động sản và bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực đặc thù, với mức hoa hồng cao do đó dù lương thấp nhưng thu nhập của người lao động có thể đạt tới mức hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
4. Cách nâng cao mức lương quản trị kinh doanh
Để có thể nâng cao mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh, ngoài kỹ năng chuyên môn, bạn cần trau dồi cho bản thân nhiều kỹ năng cần thiết như:
4.1 Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý là kỹ năng không thể thiếu với bất kỳ ai làm trong ngành quản trị kinh doanh. Đây là sự tổng hợp của rất nhiều kỹ năng như kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, kỹ năng quản lý nhân sự, quản lý thời gian… Khi bạn luôn chỉn chu về mọi mặt, nhân viên cũng sẽ nể phục và tuân theo sự quản lý của bạn. Điều này là nền tảng cho sự phát triển của công ty cũng như của chính bạn trong tương lai.
4.2 Kỹ năng làm việc nhóm
Một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ bạn có thể làm tốt các công việc trong ngành quản trị kinh doanh là kỹ năng làm việc nhóm. Nếu bạn có khả năng làm việc nhóm tốt thì bạn có thể quản lý các công việc một cách thuận lợi, dễ dàng. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả công việc. Cùng với chuyên môn tốt, việc sở hữu mức lương vài chục triệu đồng hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn.
4.3 Kỹ năng xử lý thông tin và tư duy logic
Nếu muốn phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo giỏi với mức lương “khủng” thì kỹ năng xử lý thông tin nhanh chóng và tư duy logic là đều mà bạn không thể bỏ qua. Kỹ năng này sẽ giúp bạn có thể giải quyết công việc một cách nhanh chóng, góp phần mở rộng cơ hội thăng tiến cho bạn.
Xem thêm: Việc làm tiềm năng cho tân cử nhân Quản trị kinh doanh
5. Giải đáp 1 số thắc mắc về ngành quản trị kinh doanh
Dưới đây là một vài giải đáp về những thắc mắc xoay quanh ngành quản trị kinh doanh bạn có thể tham khảo:
5.1 Ngành quản trị kinh doanh khó xin việc không?
Câu hỏi này là thắc mắc của rất nhiều bạn khi đứng trước lựa chọn ngành học quản trị kinh doanh. Thậm chí, không ít các bạn đang theo học ngành này vẫn còn chưa có câu trả lời cho bản thân.
Quản trị kinh doanh là một ngành học cực kỳ dễ xin việc, nếu bạn xin làm nhân viên kinh doanh thì có vô số các tin tuyển dụng khác nhau cho bạn lựa chọn. Không chỉ vậy, đây là ngành với nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau nên bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội khác nhau để tìm việc làm cho mình.
Các bạn cũng cần nhớ một điều, nếu bạn chắc kiến thức, có đầy đủ kỹ năng nghề nghiệp thì vấn đề tìm việc hay xin việc không hề khó. Thậm chí nếu bạn tự tin với khả năng của mình thì còn có thể xin vào làm tại những môi trường nước ngoài.
5.2 Tỷ lệ thất nghiệp quản trị kinh doanh có cao không?
Trên thực tế thì tỷ lệ thất nghiệp với ngành quản trị kinh doanh gần như bằng 0. Đây là một ngành đang có nhu cầu tuyển dụng và tỷ lệ trúng tuyển cao. Không những vậy, bạn thực sự rèn luyện kiến thức và kỹ năng thì sẽ cực kỳ dễ tìm việc.
Như vậy, thông tin từ bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh hiện nay, cùng nhiều kiến thức hữu ích khác. Tìm việc làm ngay tại JobsGO để có nhiều sự lựa chọn nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)