Thương mại quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, được xem là cầu nối nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Vậy hiểu cụ thể thương mại quốc tế là gì? Các loại hình và đặc điểm của thương mại quốc tế như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé.
Mục lục
1. Tổng quan chung về thương mại quốc tế
Trước hết, bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu chung về khái niệm, sự hình thành, vai trò cũng như chủ thể tham gia thương mại quốc tế là gì nhé.
1.1 Thương mại quốc tế là gì?
Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới. Nó bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế như thương mại, đầu tư, mua bán hàng hóa từ hữu hình đến các dịch vụ (bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, vận tải, du lịch,…).
Hoạt động này thực tế đã có từ rất lâu, ban đầu chỉ là buôn bán hàng hóa hữu hình nhằm mang lại những lợi ích mà trong nước chưa làm được. Tuy nhiên, mãi đến vài thập kỷ gần đây, khi nền kinh tế thị trường phát triển, hoạt động thương mại quốc tế mới được đẩy mạnh, mở rộng ra cả hàng hóa vô hình, dịch vụ hay đầu tư lớn.
Trong kinh doanh thương mại quốc tế, có những hiệp định và nguyên tắc được đặt ra và các quốc gia tham gia ký kết với nhau.
Xem thêm: Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Tại sao nhiều người chọn ngành kinh doanh quốc tế?
1.2 Sự hình thành & phát triển của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế hình thành từ khá lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Sự hình thành và phát triển này được chia thành 4 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ XIX TCN – thế kỷ IV): Trong thời kỳ này, hoạt động thương mại quốc tế được coi là hình thành khi các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa không còn bị bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia mà vượt ra khỏi biên giới. Nổi bật chính là sự ra đời của “con đường tơ lụa”, kết nối châu Á với châu Âu.
- Thời kỳ thứ hai (thế kỷ V – XIII): Thời kỳ này do chiến tranh diễn ra liên tục nên hoạt động thương mại quốc tế chưa phát triển. Tuy nhiên, vấn có một số trao đổi, buôn bán hàng hóa diễn ra nhộn nhịp ở các thành phố của châu Âu và Trung Đông.
- Thời kỳ thứ ba (thế kỷ XIV – năm 1945): Đây là thời kỳ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…
- Thời kỳ thứ tư (từ năm 1945 – nay): Đây là thời kỳ bùng nổ, phát triển chưa từng thấy của thương mại quốc tế nhờ các thành tựu của khoa học, kỹ thuật. Điển hình là là việc GATT, WTO ra đời.
1.3 Vai trò của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là hoạt động rất quan trọng với các quốc gia. Cụ thể những hoạt động này có lợi ích như sau:
- Cho phép các quốc gia sử dụng hàng hóa số lượng lớn hơn khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước.
- Hoạt động này có sự tác động qua lại, buộc các quốc gia phải tự tính toán, thay đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề, vùng miền để tăng khả năng cạnh tranh.
- Thương mại quốc tế không đơn thuần chỉ là xuất – nhập khẩu mà nó thể hiện sự phụ thuộc tất yếu của quốc gia vào phân công lao động.
- Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ có thể xây dựng, hoạch định, ban hành chính sách kinh tế cho phù hợp với đặc thù kinh tế, trình độ phát triển.
- Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và gánh nặng xã hội.
Xem thêm: tuyển dụng Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu
1.4 Chủ thể tham gia thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là hoạt động diễn ra giữa nhiều chủ thể của các quốc gia. Trong đó có 3 chủ thể trực tiếp tham gia là:
- Các quốc gia: các nước tham gia thương mại quốc tế với vai trò đặc biệt, nhằm khai thác tối đa lợi ích, thúc đẩy kinh tế quốc gia.
- Các doanh nghiệp: đây là các cá nhân, tập thể kinh doanh, doanh nghiệp lớn – nhỏ với mục tiêu khai thác lợi ích của thương mại quốc tế và thu lợi nhuận cho đơn vị mình.
- Các tổ chức quốc tế: các tổ chức này tham gia nhằm mục tiêu chung là điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, đảm bảo lợi ích trong thời gian nhất định. Một số tổ chức nổi bật như:
- Tổ chức thương mại quốc tế – WTO.
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN.
- Trung tâm thương mại quốc tế – ITC.
Xem thêm: Kinh doanh thương mại là gì? Tổng quan về ngành kinh doanh thương mại
2. Đặc điểm của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế mang những đặc điểm sau:
- Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế chính là hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức đầu tư để thu lợi nhuận.
- Các bên tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là những chủ thể kinh tế khác quốc gia. Đó có thể là các cá nhân, công ty, tập đoàn kinh tế, chính phủ,…
- Mục tiêu của người thực hiện hoạt động thương mại quốc tế là để tạo lợi nhuận và sinh lời.
- Các đơn vị tham gia thương mại quốc tế được phép kinh doanh, buôn bán tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề theo đúng quy định.
- Phạm vi của hoạt động thương mại quốc tế không giới hạn ở Việt Nam mà sẽ tùy theo từng góc độ nghiên cứu để phát triển quy mô trên toàn thế giới, khu vực,…
- Phương tiện sử dụng để thanh toán trong hoạt động thương mại quốc tế là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
3. Các loại hình thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế bao gồm 2 loại hình chính là hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể về 2 loại hình này như sau:
3.1 Thương mại quốc tế hàng hóa
Thương mại quốc tế hàng hóa là sản phẩm do người lao động tạo ra, đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Trong hàng hóa lại chia thành 2 loại:
- Hàng hóa quốc tế hữu hình: gồm những hoạt động liên quan đến hàng hóa có thể nhìn thấy, sờ thấy, cân đo đong đếm. Ví dụ như thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu,…
- Hàng hóa quốc tế vô hình: những sản phẩm không thể nhìn, sờ thấy. Ví dụ như sáng chế, phát minh, giải pháp,…
Dù là hàng hóa hữu hình hay vô hình thì đều được cung ứng ra thị trường qua những phương thức sau:
- Xuất – nhập khẩu: đưa hàng hóa ra nước ngoài, nhập hàng hóa từ nước ngoài về.
- Gia công quốc tế: gia công cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu:
- Tái xuất khẩu: nhập khẩu hàng hóa tạm thời từ nước ngoài và xuất khẩu cho nước thứ 3.
- Chuyển khẩu: thực hiện dịch vụ vận tải, lưu kho,… chứ không phải mua bán hàng hóa.
3.2 Thương mại quốc tế dịch vụ
Thương mại quốc tế dịch vụ là ngành kinh tế thứ 3, ngoài công nghiệp và nông nghiệp. Hiểu đơn giản đây là các hoạt động tạo ra sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể.
Thương mại quốc tế dịch vụ được chia thành 4 phương thức cung cấp:
- Cung cấp qua biên dưới: là hình thức cung cấp theo lãnh thổ quốc gia này qua quốc gia khác. Ví dụ như vận tải hành khách từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Phương thức tiêu dùng dịch vụ nước ngoài: người tiêu dùng sẽ di chuyển sang quốc gia khác để sử dụng dịch vụ. Ví dụ như du học, đi tour du lịch,…
- Phương thức hiện diện của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài: các nhà cung cấp này sẽ thiết lập hình thức thương mại trên phạm vi lãnh thổ quốc gia khác. Ví dụ như siêu thị nước ngoài tại Việt Nam hoặc ngược lại.
- Phương thức hiện diện của thể nhân: cung cấp dịch vụ của quốc gia này di chuyển tạm thời hay có thời hạn sang quốc gia khác. Ví dụ các ca sĩ Việt Nam sang Hàn Quốc biểu diễn, hoạt động nghệ thuật.
Xem thêm: Thương mại điện tử ra trường làm gì?
3.3 Phân biệt các loại hình thương mại quốc tế
Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng được thương mại quốc tế hàng hóa và dịch vụ. Vậy thì trong bài viết này, JobsGO sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác nhất về 2 loại hình.
Thương mại quốc tế hàng hóa | Thương mại quốc tế dịch vụ |
Có tính hữu hình, có thể cầm, nắm, sờ. | Có tính vô hình, phi vật chất, chỉ nhận được bằng tư duy, giác quan. |
Có thể lưu trữ được. | Không lưu trữ được. |
Hàm lượng tri thức chiếm tỷ lệ ít hơn. | Hàm lượng tri thức chiếm tỷ lệ lớn. |
Được bảo hộ bằng cách đánh thuế hải quan tại cửa khẩu hoặc các biện pháp phi thuế quan. | Được bảo hộ bằng pháp luật quốc gia. |
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp “thương mại quốc tế là gì?” cùng vai trò, đặc điểm cũng như loại hình của thương mại quốc tế. Hy vọng rằng bài viết này sẽ thực sự hữu ích với các bạn đang quan tâm đến chủ đề này.
Xem thêm: Tìm việc làm thương mại quốc tế
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)