Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?

Đánh giá post

Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Ngành kinh doanh quốc tế ra trường sẽ làm gì? Chuyên ngành kinh doanh quốc tế đang là một ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Vậy nên để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành này, JobsGO sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin bổ ích nhé!

1. Ngành kinh doanh quốc tế là gì?

Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Kinh doanh quốc tế (International business) là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động, mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh.

Hiện lĩnh vực kinh doanh quốc tế đã có sự bùng nổ và ngày càng lan rộng với phạm vi toàn cầu. Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đối với ngành này cũng ngày càng tăng cao.

Xem thêm: Đại học không phải là lựa chọn duy nhất

ngành kinh doanh quốc tế
Ngành kinh doanh quốc tế là gì?

2. Ngành kinh doanh quốc tế học những gì?

Ngành kinh doanh quốc tế chuyên đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, giúp sinh viên có sự tự tin để dễ dàng thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Sinh viên ngành kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị những kiến thức, lý thuyết về:

  • Sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa.
  • Ảnh hưởng của các hệ thống tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án.
  • Khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.
  • Kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh như: Các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, chính sách liên quan đến vấn đề chống bán phá giá , tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng như những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam.
  • Những nguyên tắc về quản trị đa văn hóa.
  • Quản trị Logistic và xuất nhập khẩu.
  • Phân tích chiến thuật và hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế, đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế.
  • Luật kinh doanh quốc tế, Marketing quốc tế, thanh toán quốc tế.
  • Thương mại điện tử.

Xem thêm: Học khối ngành kinh tế có là lựa chọn đúng?

3. Các chuyên ngành của ngành kinh doanh quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế là một ngành khá rộng. Do đó, để xác định được nghề nghiệp tương lai, sinh viên cần biết mình sẽ hoạt động trong một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể nào thuộc ngành kinh doanh quốc tế.

3.1 Ngành xuất nhập khẩu

Trên thực tế, từ năm 2016, rất nhiều các hiệp định kinh tế được ký kết đã tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng vượt trội. Cùng với đó là sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu. Khi hàng hóa từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam và hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì nhu cầu nhân lực ngành xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao.

Với sinh viên ngành kinh doanh quốc tế, nếu bạn có thêm chứng chỉ ngoại ngữ và nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì cơ hội theo đuổi ngành nghề này sẽ cao hơn.

ngành kinh doanh quốc tế là gì
Các chuyên ngành của ngành kinh doanh quốc tế

3.2 Ngành Logistic

Đi liền với sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu chính là sự tăng trưởng của lĩnh vực logistic/ hậu cần. Công việc của ngành logistic là xử lý các quy trình khép kín từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa cho đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Nhờ có sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc mua sắm trực tuyến đang ngày càng phổ biến, đòi hỏi ngành logistic/ hậu cần phải phát triển hơn bao giờ hết.

Tại Việt Nam, có thể nói, ngành logistic/ hậu cần đang là còn khá mới mẻ. Chính bởi vậy, trong tương lai, nhu cầu về nguồn nhân lực trong các lĩnh vực sẽ ngày càng nhiều. Các bạn sinh viên ngành kinh doanh quốc tế hoàn toàn có cơ hội phát triển bản thân trong lĩnh vực nghề này nếu cảm thấy phù hợp với bản thân.

Xem thêm: tuyển dụng Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu

3.3 Ngành Marketing

“Cần thêm 15% chuyên gia quảng cáo và tiếp thị vào năm 2023” – Là những gì các chuyên gia trường Đại học Macquarie, Australia đã dự đoán cho tương lai khi nói về ngành marketing. Sự bùng nổ của Google, Facebook,… đã khiến nhu cầu tiếp thị trực tuyến càng phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay, marketing giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ marketing. Theo kết quả của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, ngành marketing hiện vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.

3.4 Ngành Quản trị kinh doanh

ngành kinh doanh quốc tế học gì
Ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp phải không ngừng phát triển. Chưa bao giờ số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển như ngày nay.

Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ở Việt Nam đã có khoảng 20 vạn doanh nghiệp. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là một thách thức lớn. Nếu bạn yêu thích sự năng động, hãy lựa chọn ngành quản trị kinh doanh.

3.5 Ngành Kinh doanh

Là người có hiểu biết về hoạt động kinh doanh quốc tế, bạn hoàn toàn đủ khả năng để tự đứng ra xây dựng một doanh nghiệp của riêng mình. Nếu bạn là con người đam mê kinh doanh thì đừng ngần ngại mà hãy ngay lập tức bắt tay thực hiện giấc mơ của mình.

Xem thêm: Học khối A thì nên chọn ngành nào?

4. Học kinh doanh quốc tế ra làm gì?

Ngành kinh doanh quốc tế mang đến cho bạn cơ hội việc làm rộng mở với nhiều lựa chọn hấp dẫn:

4.1 Chuyên viên đối ngoại

  • Gặp gỡ giao lưu, tiếp khách cùng ban lãnh đạo công ty.
  • Hỗ trợ, tư vấn giúp BGĐ về dịch vụ, sản phẩm của công ty tới khách hàng và ngược lại.
  • Tư vấn, giới thiệu đến khách hàng tiềm năng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ truyền thông của công ty ( công ty đã có sẵn nguồn khách hàng để gặp gỡ).
  • Đàm phán trực tiếp với khách hàng và ký kết các hợp đồng dịch vụ.

Mức lương của chuyên viên đối ngoại được đánh giá là tương đối hấp dẫn, trung bình 10 triệu đồng/ tháng.

Xem thêm: Tuyển dụng nhân viên kinh doanh 

4.2 Chuyên viên xuất nhập khẩu

ngành kinh doanh quốc tế học ở đâu
Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp.
  • Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng.
  • Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.
  • Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng.
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng.

Với vị trí chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn có thể nhận được mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Mức lương này còn có thể tăng theo năng lực cũng như kinh nghiệm của người làm.

Xem thêm: Mô tả công việc chuyên viên tư vấn tín dụng

4.3 Chuyên viên xúc tiến thương mại

  • Nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách thương mại quốc tế và xu hướng quốc tế trong tiếp thị các sản phẩm.
  • Nghiên cứu, tổng hợp thông tin của khách hàng nhập khẩu theo từng thị trường.
  • Đánh giá tiềm năng phát triển và định hướng.
  • Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.
  • Đề xuất các chiến lược và hoạt động nhằm đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại và đầu tư.

Vị trí chuyên viên xúc tiến thương mại có thể đem lại mức lương 8 – 10 triệu đồng/ tháng cho thực tập sinh hoặc sinh viên mới ra trường có kinh nghiệm dưới 1 năm. Còn nếu đã làm việc trên 1 năm, mức lương của bạn có thể đạt được từ 10 – 15 triệu đồng.

4.4 Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế

  • Tham gia xây dựng và vận hành các mô hình theo dõi tình hình tài chính của sản phẩm doanh nghiệp.
  • Phân tích số liệu hoạt động và tài chính để thử nghiệm.
  • Đánh giá tính hiệu quả các mô hình.
  • Đề xuất thay đổi cách thức vận hành sản phẩm.

Với những yêu cầu cao về kinh nghiệm cũng như kỹ năng, vị trí chuyên viên hoạch định tài chính có thể mang lại cho người làm một mức lương tương xứng, khoảng 15 – 20 triệu đồng/ tháng.

4.5 Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế

ngành kinh doanh quốc tế ra làm gì
Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
  • Tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng mới giao dịch chứng khoán.
  • Duy trì quan hệ tốt với khách hàng hiện tại.
  • Chăm sóc, quản lý tài khoản chứng khoán của khách hàng, hỗ trợ khách hàng giao dịch.
  • Cập nhật thông tin phân tích, tư vấn chiến lược đầu tư chứng khoán cho khách hàng.
  • Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, sản phẩm tài chính đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Khảo sát thị trường, lập kế hoạch phát triển kinh doanh để đạt chỉ tiêu được giao.

Tùy thuộc vào kiến thức, kỹ năng của người làm mà mức lương của chuyên viên đầu tư quốc tế sẽ có đôi chút chênh lệch. Nhưng nhìn chung, vị trí này sở hữu mức lương trung bình khá cao khoảng 17 triệu/ tháng.

Xem thêm: Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là gì?

5. Học ngành kinh doanh quốc tế ở đâu?

Với ngành kinh doanh quốc tế, bạn có thể theo học ở những trường sau đây:

5.1 Trường Đại học Ngoại Thương

Trường Đại học Ngoại Thương là một trường đại học tự chủ, nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu của khu vực. Trụ sở chính của trường đặt tại Hà Nội. Các phân hiệu của trường đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh và TPHCM.

Đại học Ngoại Thương đào tạo sinh viên theo chương trình của Bộ giáo dục. Thời gian đào tạo là 4 năm. Trong đó, các sinh viên có 3,5 năm theo học chương trình lý thuyết cơ sở ngành và chuyên ngành, nửa năm đi thực tập tại các doanh nghiệp.

5.2 Trường Đại học Kinh Tế TPHCM

Trường Đại học Kinh Tế TPHCM là một trường đại học đa ngành, với nhiều bậc, hệ đào tạo đa dạng. Trường có đội ngũ giáo sư, giảng viên được đào tạo từ nhiều nguồn, có trình độ cao, uy tín.

Hiện nay, trường đào tạo bậc đại học theo hai loại hình: chính quy và vừa làm vừa học. Trường đào tạo sau đại học theo loại hình không tập trung. Số lượng sinh viên, học viên của trường hàng năm khoảng trên 35.000.

ngành kinh doanh quốc tế học trường nào
Học ngành kinh doanh quốc tế ở đâu?

5.3 Trường Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM

Trường Đại học Kinh Tế – Tài Chính TPHCM hướng tới tiêu chuẩn giáo dục đại học kết hợp tinh hoa giáo dục đại học quốc tế cùng chuyển biến kinh tế trong bối cảnh hội nhập. Trường sở hữu một đội ngũ giáo viên tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, nhuần nhuyễn trong phương pháp dạy học. Môi trường học tập của trường năng động, mang đậm tính nhân văn.

Tại Đại học Kinh Tế – Tài Chính TPHCM, nhà trường luôn dành các suất học bổng để khuyến khích, tạo động lực học tập cho sinh viên. Mỗi năm trường dành tặng nhiều suất học bổng tuyển sinh trị giá 25%, 50% và 100% cho các thí sinh trúng tuyển vào trường.

5.4 Trường Đại học Mở TPHCM

Hiện nay, đại học Mở TPHCM có hơn 30 ngành đào tạo bậc đại học. Trong đó, ngành kinh doanh quốc tế là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều sinh viên. Chương trình học được thiết kế phù hợp, giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng phục vụ cho lĩnh vực Kinh doanh quốc tế.

Ngoài công tác giảng dạy, nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa thường niên như Open Day, ngày hội sách, ngày hội nghề nghiệp, Tết dân tộc… để giúp người học giải tỏa những căng thẳng trên lớp, mạnh dạn thể hiện tài năng của bản thân cũng như tiếp cận nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Tư vấn tài chính là gì? Kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính?

6. Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế

Có không ít bạn nhầm lẫn giữa ngành kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế. Thực chất, đây là 2 ngành học khác nhau, cụ thể:

Ngành kinh doanh quốc tế Ngành kinh tế quốc tế
Đi sâu vào hoạch định, triển khai các hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế của doanh nghiệp. Có tính chất vĩ mô hơn, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại và tài chính quốc tế
Chuyên về quản lý các chuỗi cung ứng, làm việc trong ngành Logistics, xuất nhập khẩu như các nghiệp vụ vận tải (đường sắt, đường biển, đường hàng không), bảo hiểm hàng hoá… Chuyên về lý luận quan hệ kinh tế quốc tế, phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới và những vấn đề về hội nhập kinh tế…

Thực tế, nhu cầu tuyển dụng khối ngành kinh tế hàng năm đều rất cao. Trong đó, kinh doanh nói chung và ngành kinh doanh quốc tế nói riêng là ngành có nhiều người chọn nhất trong vài năm trở lại đây, vì ai cũng nghĩ học kinh doanh dễ xin được việc. Do đó, các bạn trẻ cần xác định phải thực sự cố gắng, kiên trì ngay từ đầu thì mới có cơ hội tiến xa được trong tương lai. Hi vọng những thông tin mà JobsGO chia sẻ có thể giúp ích cho bạn.

Xem thêm:  4 trường đại học top đầu Việt Nam 2022

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: