Cơ cấu kinh tế là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế

Đánh giá post

Cơ cấu kinh tế là gì? Nó bao gồm những thành phần nào và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu nền kinh tế là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của JobsGO để được giải đáp những thắc mắc trên bạn nhé.

1. Cơ cấu kinh tế là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế, chúng ta sẽ cần nắm rõ “cơ cấu là gì”. Hiểu đơn giản, đây là từ để chỉ tổ chức bên trong của một hệ thống nào đó. Nó thể hiện sự kết nối giữa các thành phần bên trong của bộ phận, tập hợp các mối quan hệ hữu cơ, yếu tố khác nhau của hệ thống.

cơ cấu kinh tế là gì
Cơ cấu kinh tế là gì?

Theo đó, cơ cấu kinh tế chính là tổng thể các ngành, lĩnh vực, vùng, thành phần, bộ phận kinh tế khác nhau và các mối quan hệ hữu cơ giữa chúng.

Xem thêm: Ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Các ngành quan trọng

2. Các bộ phận của cơ cấu kinh tế

Hiện nay, cơ cấu kinh tế bao gồm có 3 bộ phận chính đó là:

2.1 Cơ cấu lãnh thổ

Cơ cấu lãnh thổ chính là sản phẩm của toàn bộ quá trình phân công lao động dựa theo lãnh thổ. Cơ cấu càng hợp lý thì nền kinh tế sẽ càng tăng trưởng tốt. Các bộ phận cấu thành cơ cấu lãnh thổ cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau.

Cơ cấu lãnh thổ bao gồm: toàn cầu, khu vực, quốc gia và vùng.

2.2 Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là toàn bộ những ngành góp phần tạo nên một nền kinh tế cùng các mối quan hệ giữa chúng. Cơ cấu ngành kinh tế gồm 3 nhóm là:

  • Nông, lâm, ngư nghiệp
  • Công nghiệp, xây dựng
  • Dịch vụ

2.3 Cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên chế độ sở hữu, nó bao gồm nhiều thành phần kinh tế tác động qua lại với nhau.

Các thành phần kinh tế là:

  • Thành phần kinh tế nhà nước
  • Thành phần kinh tế ngoài nhà nước
  • Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Xem thêm: Ngành kinh tế chính trị là gì? Cơ hội việc làm ngành này ra sao?

cơ cấu kinh tế
Các bộ phận của cơ cấu kinh tế

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của một lãnh thổ, quốc gia. Trong đó, những yếu tố cơ bản nhất là:

  • Điều kiện tự nhiên (đất, thời tiết, khoáng sản,…).
  • Sự cải tiến của hoạt động sản xuất (trình độ của con người trong hoạt động sản xuất).
  • Hoạt động quan hệ đối ngoại
  • Các cơ chế, chính sách nhà nước

4. Tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong cơ cấu kinh tế, có một khái niệm khác cũng khá phổ biến đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vậy hiểu chính xác về chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Những khó khăn thường gặp phải trong quá trình này như thế nào? Cùng phân tích với JobsGO bạn nhé.

4.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được biết đến là quá trình làm thay đổi cơ cấu kinh tế một cách khách quan. Đồng thời, nó cũng sẽ làm chuyển dịch tỷ trọng, tốc độ hay chất lượng của các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế. Mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đảm bảo được sự hợp lý cho quá trình phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể không tuân theo bất kỳ quy luật nào. Vì vậy mà kết quả của nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố khách quan hoặc chủ quan, tùy từng trường hợp.

Hiện nay, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế mang lại rất nhiều lợi ích, có ý nghĩa lớn với khả năng sản xuất, cạnh tranh của các khu vực, quốc gia. Cụ thể, nó tác động đến nhân khẩu học như thu nhập, vấn đề việc làm, điều chuyển vốn, dịch vụ sản xuất,…

4.2 Những khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam

Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Việt Nam đang gặp khá nhiều khó khăn như:

  • Lao động nhiều nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở các nơi làm nông, lâm, thủy sản. Bên cạnh đó, nguồn vốn phân bổ lại thấp, các phương thức sản xuất đã cũ, lạc hậu, khó đạt hiệu quả cao.
  • Nguồn vốn nước ta hiện nay đang tập trung vào phát triển công nghiệp, xây dựng, tuy nhiên kết quả đạt được cũng chưa được như kỳ vọng.
  • Giữa các ngành có sự phát triển không đồng đều, thiếu sự ổn định.
  • Với ngành dịch vụ, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội chưa cao.
  • Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả khá thấp.
  • Sự biến đổi về khí hậu hay dịch bệnh, căng thẳng thương mại,… gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

5. Kế hoạch về cơ cấu kinh tế Việt Nam trong tương lai

chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kế hoạch về cơ cấu kinh tế Việt Nam trong tương lai

Trong tương lai, có rất nhiều kế hoạch, định hướng liên quan đến cơ cấu kinh tế tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật nhất là những kế hoạch sau:

  • Giải quyết nhanh chóng các vấn đề thiếu việc làm bằng việc đa dạng hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  • Đẩy mạnh hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng bền vững, kết hợp khoa học công nghệ.
  • Tận dụng nguyên liệu có sẵn để phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.
  • Phát triển du lịch, tận dụng các lợi thế về tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên.
  • Đầu tư công, ngân sách nhà nước, các tổ chức tín dụng,… cần phải được cơ cấu lại.
  • Hoạt động liên kết vùng, đô thị – nông thôn cần được tăng cường, phát huy vai trò của từng vùng.
  • Tăng cường kết nối khu vực tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, khai thác hiệu quả của hội nhập quốc tế.
  • Nâng cao vai trò đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy kinh tế đô thị.

Xem thêm: Ngành kinh tế phát triển là gì? Cơ hội nghề nghiệp

Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “cơ cấu kinh tế là gì” và các vấn đề xoay quanh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, mang đến cho các bạn những kiến thức mới về chủ đề này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: