Sơ đồ tư duy là gì? Phân loại sơ đồ tư duy

4.5/5 - (8 votes)

Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp giúp tăng khả năng ghi chép, xử lý thông tin trong một khoảng thời gian ngắn, giúp người làm đạt hiệu quả cao hơn. Nếu bạn chưa hiểu rõ về sơ đồ tư duy là gì thì hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở nội dung bài viết này nhé!

1. Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Mindmap là một thuật ngữ nói đến phương pháp ghi chép nội dung thông qua việc lắng nghe, hiểu và dùng hình ảnh, sau đó hệ thống hóa lại thành sơ đồ.

Cách vẽ sơ đồ này sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ và phát huy tối đa hiệu quả làm việc, học tập.

2. Cấu tạo của sơ đồ tư duy

sơ đồ tư duy
Cấu tạo của sơ đồ tư duy

Phần quan trọng nhất của sơ đồ tư duy là trung tâm, tại đây chứa ý tưởng chính. Ý tưởng này có thể chia thành danh mục, danh mục con, các nhánh. Các phần khác của sơ đồ được gọi là đối tượng địa lý.

Nhìn chung, cấu tạo của một sơ đồ tư duy bao gồm:

  • Ý tưởng trung tâm: Đây chính là chủ đề bao quát.
  • Các nhánh chính: Phần này để nhóm ý tưởng liên quan.
  • Nhánh phụ: Là các danh mục con chứa một tập hợp các chủ đề phức tạp để nối mọi thứ với nhau một cách logic.
  • Chi tiết hỗ trợ: Là những thông tin nhỏ hỗ trợ giải thích cái đang diễn ra xung quanh chủ đề.

Xem thêm: Top 10 phương pháp học tập hiệu quả cho mọi lứa tuổi

3. Phân loại sơ đồ tư duy

Dưới sự sáng tạo không ngừng của con người, sơ đồ tư duy được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể có một số loại như sau:

Sơ đồ tư duy dạng vòng tròn (Circle Map)

Sơ đồ tư duy vòng tròn sử dụng 2 vòng tròn lồng ghép vào nhau. Một vòng tròn nhỏ bên trong chứa nội dung chính còn vòng tròn lớn bên ngoài chứa ý phụ để bổ sung cho ý nghĩa chủ đề.

Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Map)

sơ đồ tư duy là gì
Phân loại sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy bong bóng sử dụng một vòng tròn trung tâm và các vòng tròn bên ngoài chứa ý phụ. Loại sơ đồ này được người dùng sáng tạo tô thành nhiều màu khác nhau. Khi nhìn vào người dùng sẽ tưởng tượng nó như những quả bóng màu sắc.

Sơ đồ tư duy dạng bong bóng kép (Double Bubble Map)

Sơ đồ bong bóng kép là sự kết hợp của 2 số đồ bong bóng với nhau. Người dùng sơ đồ này với mục đích so sánh, phân biệt sự khác nhau giữa 2 chủ đề lớn. Nhìn chung, cấu tạo của nó vẫn là 2 bong bóng nhưng sẽ gồm 2 hình trong chứa đựng chủ thể chính.

Sơ đồ tư duy dạng cây (Tree Map)

Sơ đồ tư duy dạng cây được rất nhiều người lựa chọn để áp dụng, nhất là học sinh, sinh viên. Loại sơ đồ này được vẽ dưới dạng hình gốc cây (chứa ý chính) và các nhánh cành cây nhỏ (ý phụ bổ sung cho ý chính).

Sơ đồ tư duy luồng (Flow Map)

Sơ đồ này được vẽ giống với lưu đồ, thể hiện trực quan về quá trình, tiến trình hoặc tổ hợp các hướng dẫn theo một trình tự nhất định. Chủ đề chính được gắn ở bên ngoài cùng của sơ đồ.

Khung hình chữ nhật được nối tiếp còn ở giữa là mũi tên tạo thành từng bước trong tiến trình của chủ đề. Thông thường sơ đồ tư duy luồng được ứng dụng nhiều trong việc hướng dẫn thực hiện công việc nào đó.

Sơ đồ tư duy hình cầu (Bridge Map)

Loại sơ đồ này được vẽ nằm ngang, thể hiện thành phần giống nhau, các điểm tương đồng cho cùng một vấn đề. Mỗi một thành phần sẽ được ngăn cách bởi dấu hiệu hình tam giác bên trong. Sơ đồ này được dùng chủ yếu trong việc tạo tình tiết, ý tưởng có sự liên quan mật thiết (VD như thể hiện các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn).

Xem thêm: Tư duy phản biện là gì? Cách để rèn luyện tư duy phản biện

4. Tầm quan trọng của sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy được sử dụng nhiều trong công việc, học tập, giúp tăng khả năng ghi nhớ và làm việc hiệu quả. Để nắm rõ hơn về tầm quan trọng của nó, bạn hãy theo dõi tiếp trong nội dung phần này nhé.

các mẫu sơ đồ tư duy
Tầm quan trọng của sơ đồ tư duy

Tầm quan trọng trong học tập

Sử dụng sơ đồ này trong việc học sẽ giúp người học và giáo viên trình bày, hiểu nội dung rõ ràng hơn. Đặc biệt, dùng sơ đồ tư duy còn giúp cho học sinh tìm hiểu, ghi nhớ thông tin chủ động thông qua mức độ hiểu biết của mình. Đồng thời học sinh cũng có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo thêm cho nội dung bài học.

Tầm quan trọng trong quản lý

Từ trước đến nay việc quản lý luôn phải đòi hỏi cán bộ quản lý cần có tư duy sắp xếp hợp lý, logic để có thể triển khai nội dung hiệu quả. Sơ đồ tư duy cũng được sử dụng nhiều trong việc quản lý của các doanh nghiệp, bởi thông qua đó, người đứng đầu dễ truyền tải nội dung xuống cấp dưới theo quy định.

Xem thêm: Lateral thinking là gì? Sáng tạo cùng cách tư duy đường vòng

5. Nguyên tắc vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

Tạo ra sơ đồ tư duy không quá khó, thế nhưng để nó thật sự hiệu quả thì bạn cần phải ghi nhớ các nguyên tắc như sau:

Xác định được ý chính của sơ đồ

Trước khi vẽ bạn cần phải nắm được ý chính của sơ đồ tư duy là gì, mục tiêu hướng đến là gì. Thông thường ý tưởng sẽ đặt ở trung tâm và triển khai các ý nhỏ ở xung quanh.

Thêm nhánh phù hợp vào sơ đồ

Một khi đã lên được ý tưởng và mục tiêu thì việc tiến hành sẽ đơn giản rất nhiều. Lúc này bạn cần vẽ thêm nhánh cho chủ đề lớn. Nhánh này nối trực tiếp từ chủ đề trung tâm để tạo thành nội dung có sự liên kết logic.

Để triển khai nhánh trong sơ đồ bạn hãy thử áp dụng các phương pháp:

  • Vẽ nhánh phụ là đường cong để tạo sự thẩm mỹ.
  • Với nhánh chính hãy sử dụng nét vẽ đậm hoặc màu sắc.
  • Sử dụng thêm hình ảnh trực quan cho các nhánh để kích thích thị giác, tăng khả năng ghi nhớ.

6. Cách vẽ sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy được sử dụng vô cùng phổ biến trong học tập và làm việc. Vậy làm thế nào để vẽ được một sơ đồ hoàn chỉnh, dễ theo dõi? Bạn hãy làm theo các bước như sau nhé.

Bước 1: Lên ý tưởng và chủ đề chính

Điều đầu tiên để vẽ được sơ đồ bạn cần phải lên ý tưởng và chủ đề mình muốn thực hiện là gì. Thông thường chủ đề lớn sẽ đặt ở trung tâm, sử dụng hình ảnh to, nổi bật và rõ nét nhất.

Bước 2: Đưa ra các nhánh lớn để phát triển chủ đề

Bạn hãy phác họa các nhánh lớn có liên quan đến chủ đề hoặc ý tưởng của mình. Bạn cần vẽ sơ bộ các nhánh bắt đầu đi từ chủ đề ở trung tâm.

Bước 3: Phát triển sơ đồ từ nhánh nội dung

Để có thể mở rộng sơ đồ tư duy từ các nhánh lớn thì bạn cần phân nhánh, chi nhỏ ý tưởng để tạo sự chi tiết cho chủ đề lớn. Bên cạnh đó, khi phát triển nhanh phải có nội dung liên quan đến ý tưởng, tạo sự đồng nhất và logic xuyên suốt quá trình.

Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ

Sau khi đã làm xong 3 bước trên thì đến bước này bạn cần bổ sung hình ảnh minh họa cho nhánh lớn để dễ liên tưởng hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể tô màu sắc cho các nhánh lớn, nhánh phụ, mỗi một nhánh là một màu riêng. Như vậy nó sẽ giúp bạn định hình dễ hơn, quá trình theo dõi cũng thuận tiện hơn. Đương nhiên bạn cũng có thể vẽ thêm các ký hiệu để tiện cho việc ghi nhớ.

Xem thêm: Mind Map là gì? Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

7. Công cụ hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy

Khi công nghệ phát triển, bạn không còn phải vẽ sơ đồ tư duy bằng tay nữa mà có thể sử dụng công cụ hỗ trợ để quá trình làm việc, học tập thuận lợi hơn. Trong nội dung phần này JobsGO sẽ giới thiệu đến bạn một vài công cụ như:

cách vẽ sơ đồ tư duy
Công cụ hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy

Canva

Canva là một trong những phần mềm thiết kế online được cho ra mắt năm 2012. Phần mềm này có khả năng hỗ trợ đa dạng mẫu thiết kế ở nhiều lĩnh vực và có cả sơ đồ tư duy.

Để tạo ra sơ đồ tư duy bạn hãy chọn mẫu trong kho sưu tập của Canva để chỉnh sửa thông tin, thêm dữ liệu của mình. Bạn cũng có thể thay đổi phông chữ, màu sắc, hình ảnh để dễ theo dõi hơn.

Edraw Mind Map

Một phần mềm chuyên tạo sơ đồ tư duy online không thể bỏ qua đó là Edraw Mind Map. Nó sẽ giúp bạn phác thảo ý tưởng một cách nhanh nhất. Đặc biệt, tại kho mẫu của phần mềm còn có hơn 600 mẫu giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức mỗi khi tạo. Edraw Mind Map thu hút người dùng bởi nó còn có thể cung cấp số lượng lớn template có sẵn, được dùng hoàn toàn miễn phí.

Textize Mindmap

Textize Mindmap có ưu điểm là hỗ trợ tạo bản đồ tư duy cực kỳ nhanh. Bạn chỉ cần điền nội dung và dùng phím tab, lưu trữ toàn bộ sơ đồ đã tạo trên hệ thống đám mây. Đặc biệt phần mềm này còn hỗ trợ xuất sơ đồ thành ảnh lưu dưới dạng PNG với độ nét cực cao.

Diagram

Diagram là trang web hỗ trợ vẽ trực tuyến, cung cấp nhiều sơ đồ tư duy khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn. Một điểm khác biệt và khá độc đáo ở website này đó là sử dụng nền giấy kẻ ô có biểu tượng độc đáo, ký hiệu mới lạ, tạo cảm giác hứng thú cho người dùng.

Ayoa

Phần mềm Ayoa không chỉ hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy mà nó còn hỗ trợ quản lý tác vụ offline rất hiệu quả. Khi dùng phần mềm này bạn không cần trả phí, đặc biệt nó hỗ trợ tạo sơ đồ rất chi tiết và rõ ràng. Đây là lý do mà nhiều người luôn ưu ái sử dụng Ayoa.

PowerPoint

PowerPoint chắc không còn xa lạ với chúng ta mỗi khi tạo bài thuyết trình slide nữa. Giờ đây PowerPoint còn hỗ trợ bạn xây dựng sơ đồ tư duy cực kỳ đẹp mắt và chuyên nghiệp. Các thao tác đơn giản, quen thuộc của phần mềm này sẽ giúp bạn hoàn thành sơ đồ một cách nhanh chóng.

8. Tham khảo các mẫu sơ đồ tư duy đẹp

mẫu sơ đồ tư duy
Mẫu sơ đồ tư duy 1
mẫu sơ đồ tư duy đẹp
Mẫu sơ đồ tư duy 2
mẫu sơ đồ tư duy đơn giản
Mẫu sơ đồ tư duy 3
mẫu sơ đồ tư duy độc đáo
Mẫu sơ đồ tư duy 4
mẫu sơ đồ tư duy ấn tượng
Mẫu sơ đồ tư duy 5

Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong về sơ đồ tư duy, cách tạo và một số mẫu đẹp. Mong rằng qua thông tin này bạn sẽ nắm được phương pháp xây dựng sơ đồ hiệu quả cho mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: