Phần lớn những người hướng nội không hề muốn mình phải tận tay chỉ đạo ai đó, bởi đơn giản họ không muốn trở nên nổi bật. hay xuất hiện trước đám đông. Nhưng khi buộc phải làm, họ hoàn toàn có thể trở thành những lãnh đạo xuất sắc. Những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Bill Gates, Warren Buffett, Barack Obama, Larry Page, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos, J.K. Rowling, Gandhi, Roosevelt,… đều thừa nhận rằng họ là người hướng nội. Và họ chứng minh rằng một người lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải hướng ngoại, mà chỉ cần lặng lẽ hay kín tiếng.
Lý do nào khiến người hướng nội rất hợp với vị trí lãnh đạo
1. Lắng nghe
Bất kì lãnh đạo nào cũng phải biết kĩ năng lắng nghe. Họ lắng nghe những gì đồng đội và khách hàng chia sẻ, tìm ra vấn đề, đối mặt, và giải quyết nó. Người hướng nội có thể trở thành lãnh đạo xuất sắc bởi họ lắng nghe nhiều hơn và tôn trọng ý kiến người khác mang lại, trong khi người hướng ngoại đôi khi sẽ có xu hướng gạt phăng ý kiến người khác và cho rằng họ luôn đúng.
2. Quan sát
Người hướng nội được đánh giá rất cao về khả năng quan sát và tiếp nhận thông tin. Khi làm việc theo nhóm, thật khó để đưa ra quyết định đúng đắn, khách quan, chuẩn xác nhất, điều này sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu trong nhóm có một người có khả năng quan sát cực tốt. Một nhà lãnh đạo giỏi bên cạnh việc phải có khả năng nhìn ra bức tranh lớn, còn phải có khả năng để ý đến tiểu tiết. Và rất nhiều người hướng nội có khả năng làm cả 2 điều này.
3. Không cần danh vọng.
Susan Cain – tác giả của hàng loạt cuốn sách về người hướng nội – nói: Người hướng nội tạo ra một cảm giác đầy tin tưởng và an toàn. Người khác khi nhìn vào những lãnh đạo này sẽ cảm thấy người này ngồi ở vị trí lãnh đạo không phải vì họ thích chỉ tay 5 ngón, mà là đi theo những gì trái tim mách bảo.
4. Hiệu quả tốt hơn
Adam Grant và các sinh viên trong trường từng tiến hành nghiên cứu chia làm các nhóm xem bao nhiêu chiếc áo phông mỗi nhóm sẽ gấp được trong 10 phút. Mỗi nhóm có 1 leader và 4 thành viên. Có một số nhóm được tìm hiểu về kĩ năng lãnh đạo của người hướng ngoại như John F. Kennedy, các nhóm còn lại sẽ đọc về hướng nội – Gandhi và Abraham Lincoln. Trong đội sẽ luôn có một số người trà trộn vào nhóm. Những người này sẽ dừng sau 90 giây bắt đầu và đề xuất cách tốt hơn để hoàn thành việc gấp áo.
Kết quả, nhóm có lãnh đạo thuộc tuýp hướng nội đem về kết quả tốt hơn nhóm hướng ngoại – trong trường hợp nhóm có những thành viên chủ động trong công việc. Bởi lẽ những người này lắng nghe và đồng ý để thành viên phát triển ý tưởng nhằm đem về hiệu quả cho nhóm. Chênh lệch trung bình giữa 2 nhóm này là 28 chiếc áo.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng: Lãnh đạo hướng nội thường tạo ra hiệu quả cao hơn, bởi khi họ làm việc với những nhân viên chủ động, họ có xu hướng để nhân viên tự do phát triển ý tưởng của mình. Điều này tạo động lực rất lớn bởi nhân viên cảm thấy được tin tưởng và thoải mái phát triển ý tưởng của mình. Trong khi đó, một lãnh đạo hướng ngoại rất dễ rơi vào tình trạng “độc đoán” và yêu cầu nhân viên làm theo ý mình, dẫn đến việc ý tưởng của cấp dưới rất khó được chấp nhận.
Chúng ta đều đã quen với sự nổi bật của những lãnh đạo hướng ngoại, nhưng đã đến lúc phải nhìn một cách toàn diện hơn. Suốt một quãng thời gian dài, chúng ta lắng nghe và đề cao những người tạo được tiếng vang, đã đến lúc phải lắng nghe cả những người trầm lặng. Lãnh đạo không phải chỉ dành cho người hướng ngoại.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)