Mục lục
1. Ngành công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) nói một cách dễ hiểu, là việc sử dụng công nghệ hiện đại để tạo, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin. Hiện nay, ngành công nghệ thông tin chủ yếu phân chia thành 5 chuyên ngành: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông và kỹ thuật phần mềm.
Công nghệ thông tin thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ phổ biến được dùng để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.
>>> Xem thêm: 4 việc làm IT hot nhất thời kì 4.0
>>> Xem thêm: Kỹ sư phần mềm – Việc làm công nghệ thông tin siêu “hot”
2. Ai nên học ngành công nghệ thông tin?
Nếu bạn đang phân vân không biết có nên học ngành công nghệ thông thì hãy kiểm tra xem mình có sở hữu các đặc điểm sau đây không nhé.
◻️ Đam mê công nghệ
Đam mê là tố chất quan trọng giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào bất kỳ lĩnh vực nào. Với ngành công nghệ thông tin, bạn cần có sự đam mê công nghệ. Với niềm yêu thích sẵn có, bạn sẽ vượt qua áp lực căng thẳng của công việc. Ngược lại, nếu không có niềm đam mê với nó, làm sao bạn có thể ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, hay đầu tư hàng tháng trời chỉ để tìm ra một giải pháp công nghệ?
◻️ Sáng tạo
Người thông minh và có óc sáng tạo sẽ dễ dàng thành công hơn khi theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin. Lí do là bởi nghề này đòi hỏi tư duy phân tích, khả năng tối ưu hóa các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả thực tiễn cao nhất.
◻️ Cẩn thận trong công việc
Ngành công nghệ thông tin liên quan nhiều đến cách thức xử lý, bảo vệ thông tin. Do đó, người theo học ngành này cần có tính cẩn thận, tỉ mì. Khi đang xây dựng một ứng dụng hay phần mềm, chỉ cần một sai sót nhỏ thì cả toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.
◻️ Ngoại ngữ tốt
Vì đây ngành mang tính chất toàn cầu. Do đó, nếu muốn trở thành một người làm IT giỏi, bạn cần phải thành thạo việc sử dụng ngoại ngữ. Bạn cần biết cách sử dụng tiếng Anh để đọc các thông tin, thông số và từ ngữ chuyên môn. Trên thế giới, ngành công nghệ thông tin phát triển từng ngày. Vì thế, bạn cần có ngoại ngữ để cập nhất các xu hướng mới nhất đang diễn ra. Chưa kể, các công ty lớn về công nghệ lớn hiện nay tại Việt Nam như FPT hay Viettel cũng đều có xu hướng “ra biển lớn”. Do vậy, có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ toàn cầu sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc.
◻️ Ham học hỏi, trau dồi kiến thức
Thế giới luôn thay đổi và không ngừng phát triển. Những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Do vậy, bạn phải liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức về ngành công nghệ để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
3. Ngành công nghệ thông tin học những gì?
Tùy từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học những giáo trình thú vị khác nhau. Nhưng tựu chung thì mọi sinh viên sẽ phải học những môn học cơ bản dưới đây:
+ Kiến thức căn bản về máy tính.
+ Kiến thức căn bản về Công nghệ thông tin.
+ Các ngôn ngữ lập trình phổ biến đang được sử dụng hiện nay.
+ Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng Công nghệ thông tin theo xu hướng SMAC của thế giới. (SMAC: Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây).
Và còn rất nhiều môn học khác nữa tùy theo phân ngành mà sinh viên có thể lựa chọn
>>> Xem thêm: Điểm danh những nghề “hot” trong 5 năm tới
4. Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Đối với ngành kỹ thuật phần mềm
Sinh viên ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, kĩ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, quản trị dự án, giám đốc kỹ thuật.
Đối với ngành thiết kế đồ họa
Sinh viên ra trường sẽ có thể làm việc trong các công ty chuyên về thiết kế đồ họa, các công ty về game, các studio ảnh, hoặc các công ty về xây dựng front-end cho website.
Đối với ngành mạng máy tính
Sinh viên ra trường sẽ làm việc trong các công ty, các doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây tại nơi làm việc hoặc trở thành các kỹ sư cầu nối về mạng tại các tập đoàn lớn hay các công ty nước ngoài tại Nhật Bản hoặc Mỹ.
Đối với ngành An toàn thông tin
Sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống, chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin, chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin, chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính.
Ngoài ra, công nghệ thông tin còn có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay. Vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như nhiều ngành học khác.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm việc với Google qua phỏng vấn với kỹ sư chuyên về phát triển Node.js
>>> Xem thêm: Đối thoại với Thượng Đế và bài học cần nhớ về sự thành công
5. Học ngành công nghệ thông tin ở đâu?
5.1. Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Bách khoa là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất cả nước không chỉ về kiến thức kỹ thuật đa ngành mà còn về chất lượng đào tạo và giảng dạy với đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm. Đây cũng được coi là trường đại học kỹ thuật trọng điểm quốc gia của Việt Nam, là một trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Châu Á – Thái Bình Dương.
Các ngành liên quan đến công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin trong vòng 5 năm, bao gồm:
+ Công nghệ thông tin
+ Hệ thống thông tin
+ Khoa học máy tính
5. 2 Học viện Kỹ thuật Quân sự
Học viện Kỹ thuật Quân sự là môi trường nghiên cứu và đào tạo đội ngũ kỹ sư khoa học, kỹ thuật, công nghệ hàng đầu của quân đội và đất nước. Sinh viên sẽ sống, học tập và làm việc theo tác phong quân đội, là một phần của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trường đào tạo các ngành liên quan đến công nghệ thông tin theo hệ kỹ sư 5 năm:
+ Công nghệ thông tin
+ Kỹ thuật phần mềm
5.3 Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Nằm trong nhóm trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghệ được nhắc đến là một trong những trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Trường đào tạo hệ cử nhân (4 năm) và kỹ sư (4,5 năm) công nghệ thông tin với các ngành:
+ Công nghệ thông tin
+ Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản
+ Hệ thống thông tin
+ Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
5.4. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, là điểm dừng chân của số lượng lớn các bạn sinh viên yêu thích công nghệ thông tin và truyền thông. Với hai cơ sở đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trường đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin hệ 4,5 năm về các ngành:
+ Công nghệ thông tin
+ An toàn thông tin
+ Công nghệ đa phương tiện
+ Kỹ thuật điện tử – truyền thông
+ Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử
Với những thông tin JobsGO đã nghiên cứu và tổng hợp, hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về ngành công nghệ thông tin cũng như các cơ hội việc làm của nó. Tuy nhiên, để trở thành một kỹ sư công nghệ giỏi trong tương lai, bạn cần phải luôn biết phấn đấu, cố gắng không ngừng nghỉ trong thế giới cạnh tranh khốc liệt này.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)