Tổng hợp 14 mô hình phân tích chiến lược Marketing hiệu quả

Đánh giá post

Hiện nay, có rất nhiều mô hình phân tích chiến lược Marketing được các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả. Hãy cùng JobsGO tìm hiểu chi tiết về các mô hình này và nếu bạn đang tìm kiếm một mô hình cho doanh nghiệp mình thì cũng có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

1. Mô hình chiến lược SWOT

Mô hình SWOT

SWOT được viết tắt bởi 4 từ tiếng Anh là:

  • Strengths: điểm mạnh
  • Weaknesses: điểm yếu
  • Opportunities: cơ hội
  • Threats: thách thức

Đây là mô hình khá phổ biến trong Marketing, được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đạt được hiệu quả tốt. Cụ thể, SWOT giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng nhìn nhận, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ cũng như thị trường mục tiêu.

Những người làm Marketing thường nghiên cứu, phân tích SWOT để nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu cùng các cơ hội, thách thức của doanh nghiệp để đưa ra phương pháp phù hợp.

2. Mô hình chiến lược 4P

4P cũng là mô hình Marketing khá phổ biến. Mô hình này được xem là công cụ để thực hiện chiến lược Marketing, gồm 4 yếu tố là:

  • Product: sản phẩm
  • Price: giá
  • Promotion: xúc tiến thương mại
  • Place: phân phối

Thông qua mô hình 4P, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về thị trường, nhu cầu khách hàng và đưa ra các ý tưởng mới lạ, độc đáo, phù hợp hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao được hình ảnh, thương hiệu của mình.

3. Mô hình chiến lược 7P

7P là mô hình chiến lược Marketing 4P kết hợp thêm 3 yếu tố khác là:

  • Process: quy trình
  • People: con người
  • Physical Evidence: vật chất, cơ sở hạ tầng

Áp dụng mô hình 7P kết hợp truyền thống và hiện đại, doanh nghiệp có thể tăng độ uy tín cho thương hiệu, nhanh chóng tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng, cạnh tranh được với các đối thủ.

mô hình chiến lược marketing
Mô hình 7P trong Marketing

Ngoài ra, chiến lược 7P còn giúp doanh nghiệp xác định đúng khách hàng mục tiêu, biết được mong muốn, nhu cầu của họ là gì để cho ra sản phẩm phù hợp.

4. Mô hình chiến lược 9P

9P là mô hình phân tích chiến lược Marketing Mix, kết hợp mô hình 4P và 5 yếu tố khác, được cải tiến để phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

Cụ thể, 9 yếu tố của mô hình này là:

  • People: con người
  • Process: quy trình
  • Performance: hiệu suất
  • Productivity: năng suất
  • Product: sản phẩm
  • Promotion: xúc tiến
  • Price: giá cả
  • Profitability: lợi nhuận
  • Property: tài sản sở hữu

Mô hình 9P có sự bao quát rộng rãi cả yếu tố bên trong và tiềm năng bên ngoài. Đây là mô hình phù hợp với những doanh nghiệp muốn đẩy mạnh, phát triển hình ảnh, thương hiệu. Bởi nó có tính ứng biến linh hoạt, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt thành công.

5. Mô hình chiến lược 3C

Mô hình phân tích chiến lược Marketing 3C là sự kết hợp của 3 yếu tố:

  • Customers: khách hàng
  • Competitors: đối thủ cạnh tranh
  • Corporation: doanh nghiệp

Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ đánh giá được các vấn đề một cách thực tiễn, khách quan, biết thương hiệu cần làm gì để được công nhận trong thị trường hay những điều họ cần làm để giải quyết vấn đề của khách hàng,…

6. Mô hình chiến lược 4C

mô hình xây dựng chiến lược marketing
Mô hình chiến lược 4C

Một trong những mô hình được áp dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp chính là 4C Marketing. Mô hình này là tập hợp của 4 yếu tố:

  • Customer: khách hàng
  • Cost: giá cả
  • Convenience: sự tiện lợi
  • Communication: giao tiếp

Mô hình 4C được đánh giá là một công cụ rất hữu ích, giúp doanh nghiệp vừa bán được sản phẩm, vừa giữ chân được các khách hàng tiềm năng. 4C mang lại lợi ích lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 5W1H – công thức vàng cho chiến lược kinh doanh hiệu quả

7. Mô hình chiến lược 4S

Một mô hình rất hữu ích đối với doanh nghiệp startup đó là 4S. Mô hình này gồm 4 yếu tố là:

  • Service: dịch vụ
  • System: hệ thống
  • Strategy: chiến lược
  • Spine: chông gai

Áp dụng chiến lược Marketing 4S, doanh nghiệp sẽ biết mình cần làm gì để tạo được chỗ đứng trên thị trường. Chẳng hạn như biết cách để tạo ra dịch vụ chất lượng, xây dựng hệ thống khách hàng lớn mạnh, tạo động lực để phát triển và khẳng định hình ảnh, thương hiệu của mình.

8. Mô hình chiến lược SAVE

mô hình marketing chiến lược
Mô hình Marketing SAVE

Mô hình Marketing SAVE là kết hợp từ 4 yếu tố:

  • Solution: giải pháp
  • Access: truy cập
  • Value: giá trị
  • Education: giáo dục

Khác với các mô hình khác, SAVE cho phép doanh nghiệp thích ứng tốt với nhu cầu của khách hàng, mở rộng tư duy điều hành,đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong các chiến lược kinh doanh giải pháp.

9. Mô hình chiến lược STP

STP là chiến lược gồm 3 yếu tố:

  • Segmentation: phân khúc
  • Targeting: nhắm mục tiêu
  • Positioning: định vị

Hiểu đơn giản, đây là chiến lược Marketing nhằm tìm kiếm ra phân khúc thị trường mục tiêu. Hoạt động của STP chủ yếu là tiếp thị, phụ thuộc vào sở tích, nhu cầu của khách hàng. Thông qua chiến lược STP, doanh nghiệp sẽ có thể tìm kiếm và cho ra mắt sản phẩm phù hợp với các đối tượng khách hàng.

10. Mô hình 5 lực lượng của Porter

Mô hình 5 lực lượng của Porter là một dạng chiến lược Marketing khá độc đáo, giúp doanh nghiệp phân tích, xác định được 5 lại lực lượng cạnh tranh trong các ngành công nghiệp. Từ đây, họ sẽ nắm rõ điểm mạnh – điểm yếu của từng ngành.

Với mô hình này, có 5 áp lực cạnh tranh chính mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt là:

  • Đối thủ hiện tại
  • Đối thủ tiềm năng
  • Nhà cung cấp
  • Khách hàng
  • Các sản phẩm thay thế

11. Mô hình AIDA

AIDA là mô hình quảng cáo hiệu quả, được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực Marketing hiện nay. AIDA được viết tắt bởi 4 từ:

phân tích chiến lược marketing
Mô hình Marketing AIDA
  • Attention: sự chú ý
  • Interest: sự thích thú
  • Desire: mong muốn
  • Action: hành động

Mô hình Marketing AIDA có vai trò quan trọng với doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt được toàn bộ quá trình mua hàng của khách hàng, từ đó xác định được hoạt động cần thiết, chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu của từng giai đoạn.

12. Mô hình ANsoff

ANsoff được biết đến là một ma trận Marketing, bao gồm:

  • 1 trục ngang thể hiện các chiến lược sản phẩm.
  • 1 trục dọc thể hiện chiến lược thị trường.

Mô hình này giúp các doanh nghiệp dễ dàng xem xét, lựa chọn được các phương pháp, chiến lược phù hợp cho sự phát triển của mình. Cụ thể là thông qua hiển thị của các lựa chọn thay thế cho thị trường mới và sản phẩm, dịch vụ.

Xem thêm: Chiến dịch marketing là gì? 5 chiến dịch marketing của các nhãn hàng lớn

13. Mô hình BCG

BCG hay còn có tên đầy đủ là Boston Consulting Group. Đây là một ma trận Marketing nhằm giúp doanh nghiệp định hướng các chiến lược để gia tăng thị phần trên thị trường.

Ma trận này hoạt động theo cách đưa ra các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm khác nhau. Sau đó, doanh nghiệp sẽ xác định vị trí của các sản phẩm trên thị trường như thế nào và đưa ra quyết định có đầu tư, phát triển hay không?

BCG sẽ phân tích 2 yếu tố là:

  • Thị phần của sản phẩm trên thị trường.
  • Triển vọng phát triển của sản phẩm.

14. Mô hình SOSTAC

mô hình marketing phổ biến
Mô hình SOSTAC

SOSTAC được biết đến là một mô hình phân tích chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp có thể hoạch định, định hướng các chiến dịch Marketing, triển khai chúng hiệu quả.

Đây là một phần mở rộng của mô hình SWOT, tuy nhiên nó được phát triển đi xa hơn, tập trung chủ yếu vào các hoạt động truyền thông.

Cấu trúc của mô hình SOSTAC dựa trên logic cụ thể, rõ ràng, cho phép doanh nghiệp tiếp thị tốt hơn.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp phát triển

Trên đây là tổng hợp 14 mô hình phân tích chiến lược Marketing hiệu quả, được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Mong rằng bài viết sẽ giúp các Marketer lựa chọn được mô hình phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: