7p trong Marketing là gì? Tìm hiểu mô hình 7P Marketing

5/5 - (1 vote)

Trong hoạt động Marketing, 7P được cho là yếu tố không thể thiếu tạo nên thành quả của các chiến lược. Vậy bạn có biết 7P trong marketing là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay nhé!

1. 7P trong Marketing là gì?

Marketing 7P hay còn được biết đến với tên gọi Marketing Mix hoặc tiếp thị hỗn hợp với phương thức hoạt động chính là sử dụng các công cụ quảng cáo để đạt được mục tiêu trên thị trường.

Marketing 7P trước đây xuất hiện với mô hình 4P bao gồm Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến). Theo thời gian và nhu cầu của thị trường, mô hình này dần phát triển, mở rộng và trở thành 7P. Mô hình mới cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thị phức tạp và giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu to lớn hơn.

Marketing 7P là gì
Marketing 7P là gì?

2. 7P trong Marketing gồm những gì?

7P là mô hình kinh doanh mở rộng hơn so với 4P nên sở hữu đầy đủ các yếu tố chiến lược thiết yếu để quảng bá cho thương hiệu bao gồm:

2.1. Product (Sản phẩm)

Chữ cái P đầu tiên trong mô hình 7P trong Marketing chính là sản phẩm – thành tố cốt lõi của doanh nghiệp. Khác với thời gian trước đây, sản phẩm ở hiện tại không chỉ là hàng hóa đơn thuần mà cả dịch vụ.

Để hiểu rõ nét về bản chất sản phẩm, các chuyên gia Marketing đã chia sản phẩm thành 3 phiên bản khác nhau bao gồm:

  • Sản phẩm cốt lõi: Là những sản phẩm vô hình nhưng tạo nên những giá trị cốt lõi cho người dùng.
  • Sản phẩm thực: Là những sản phẩm có thể cầm, nắm và cảm nhận vật lý rõ ràng.
  • Sản phẩm gia tăng: Là những sản phẩm tạo nên sự khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Tùy theo tính chất, sản phẩm này sẽ gồm nhiều giá trị gia tăng khác mà khách hàng có hoặc không phải trả thêm các chi phí phát sinh khác.

Ngoài ra, các yếu tố chính của sản phẩm 7P trong Marketing có thể khác nhau phụ thuộc và thị trường hoặc đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến. Nhưng tập trung vào yếu tố nào, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư nguồn lực thúc đẩy:

  • Chất lượng: Nhằm giúp quá trình tiếp thị và bán hàng dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Hình ảnh: Là cách thức khách hàng nhìn thấy sản phẩm đồng thời phân biệt chúng với các mặt hàng tương tự trên thị trường.
  • Thương hiệu: Yếu tố liên kết chặt chẽ với hình ảnh, giúp câu chuyện thương hiệu ấn tượng và dễ dàng lan tỏa hơn.
  • Tính năng: Các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được nghiên cứu nhằm đem đến lợi ích cho các khách hàng.
  • Biến thể: Là các phiên bản khác nhau của sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tạo ra lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

2.2. Price (Giá cả)

Price hay giá cả được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên định nghĩa Marketing 7P. Bởi trên thực tế, giá cả có ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí là chi phối lợi nhuận và sự tồn tại của doanh nghiệp.

Theo đó, một khi có sự điều chỉnh, giá thành sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ chiến dịch Marketing, nhu cầu mua của khách hàng và doanh số của doanh nghiệp. Vì vậy, một doanh nghiệp mới gia nhập thị trường nên lập kế hoạch hoặc thực hiện một số điều sau trước khi lập chiến lược giá cả. Cụ thể như sau:

  • Định vị: Nhằm xác định xem sản phẩm đang ở đâu trên thị trường.
  • Cạnh tranh: Giá của sản phẩm, hình ảnh nhãn hiệu và chất lượng cạnh tranh của sản phẩm được cung cấp.
  • Biện minh: Đảm bảo hàng hóa phù hợp với giá cả để khách hàng không thay đổi quyết định sau khi dành thời gian suy nghĩ xem sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu có phù hợp với nhu cầu không.
  • Giảm giá: Cần lập chiến lược và kế hoạch để tối đa nhu cầu và sở thích của khách hàng.
  • Phương thức thanh toán: Xác định các phương thức thanh toán phù hợp với tất cả đối tượng khách hàng.
  • Các yếu tố miễn phí, ưu đãi, giá trị gia tăng nhằm “giữ chân” khách hàng quen và thu hút các khách hàng mục tiêu mới.
7P trong Marketing gồm những gì
7P trong Marketing gồm những gì?

2.3. Place (Phân phối)

Ngoài ý nghĩa địa điểm thông thường, Place còn được dùng để chỉ các kênh phân phối trung gian – nơi giúp hàng hóa dịch vụ được chuyển từ tay nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Để thành công trong chiến dịch phân phối địa điểm, bạn cần hiểu biết sâu sắc về thị trường cũng như các phương thức phân phối tiềm năng dưới đây:

  • Phân phối rộng rãi, tạo càng nhiều điểm phân phối và tiêu thụ sản phẩm càng tốt. Mục đích chính là tăng sự hiện diện và gây chú với khách hàng ở bất cứ nơi nào họ đặt chân đến.
  • Phân phối độc quyền cho đại lý nhằm đảo bảo hình ảnh thương hiệu luôn đẹp trong mắt người tiêu dùng. Chiến lược này tương đối kén sản phẩm, chủ yếu được thực hiện với các nhãn hàng có tên tuổi như Chanel, Ferrari,…
  • Phân phối chọn lọc các kênh mua hàng sao cho chỉ những cửa hàng đạt tiêu chuẩn mới được phép phân phối sản phẩm.

2.4. Promotion (Quảng bá)

Đây là hoạt động được thực hiện nhằm mục đích đưa sản phẩm đến công chúng đồng thời cho họ biết lý do lựa chọn thương hiệu thay vì đối thủ cạnh tranh. Để quá trình Promotion diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý những hoạt động quảng bá sau:

  • Tiếp thị đa kênh: Hành trình người tiêu dùng diễn ra trên nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau. Điều quan trọng để đạt mục tiêu tiếp thị đa kênh là có mặt trên tất cả các kênh khách hàng hướng đến.
  • Trải nghiệm cá nhân hóa: Thực hiện nhiều hoạt động mang tính cá nhân để đem đến trải nghiệm thân thiện và gắn bó hơn với khách hàng.
  • Tiếp thị và bán hàng tích hợp: Hoạt động này có tác dụng tích hợp liền mạch giữa chiến dịch tiếp thị và bán hàng nhằm hạn chế việc khách hàng thất lạc trong các kênh khác nhau.
  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Nhằm tạo tiền đề “giữ chân” lâu dài sau này.
  • Xây dựng thương hiệu: Người tiêu dùng luôn muốn có trải nghiệm tốt và cảm giác an tâm khi mua hàng. Đó là lý do ngoài tập trung vào sản phẩm, doanh nghiệp phải tích cực xây dựng thương hiệu.
  • PR: Xây dựng, duy trì và thay đổi hình ảnh thương hiệu khi cần thiết.
  • Tự động hóa: Đặc biệt cần thiết trong quá trình tăng trưởng, phát triển đa kênh và duy trì chi phí.

Xem thêm: Recruitment Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức bổ ích nhất

2.5. People (Con người)

People – Con người chính là trung tâm của áp dụng 7P trong Marketing. Không chỉ khách hàng, con người còn hướng đến:

  • Nhà tiếp thị trong doanh nghiệp.
  • Thành viên nhóm bán hàng, những người trực tiếp giao dịch với khách hàng.
  • Nhóm dịch vụ khách hàng, các cá nhân được giao nhiệm vụ “giữ chân” khách.
  • Người quản lý, tuyển dụng, đào tạo.

2.6. Process (Quy trình)

Quy trình trong mô hình 7P đề cập đến quy trình mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Dưới đây là các bước không thể bỏ qua giúp quy trình luôn liền mạch, trơn tru:

  • Giao hàng tận nơi đối với cả khách hàng đặt online hoặc mua tại cửa hàng.
  • Phân phối từ đầu tới cuối nhằm hạn chế các vấn đề tiềm ẩn phát sinh ảnh hưởng đến trải nghiệm người mua.
  • Dịch vụ khách hàng bao gồm quy trình, hệ thống và kênh cung cấp dịch vụ ngoài doanh số bán hàng ban đầu.
  • Khuyến khích nhằm tạo thiện cảm với tất cả nhóm khách hàng mới hoặc cũ.
  • Trả hàng và hoàn tiền trong trường hợp khách hàng từ chối mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Phản hồi – quy trình thu thập và áp dụng thông tin chi tiết để cải tiến sản phẩm dịch vụ.
  • T & Cs là các điều kiện áp dụng nhằm bảo vệ khách hàng khỏi rủi ro.

2.7. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

Chữ P cuối cùng trong 7P là viết tắt của bằng chứng hữu hình. Yếu tố này được sử dụng để chỉ các mặt hàng thực tế và các hình thức tương tác: sản phẩm, cửa hàng, biên nhận, bao bì, túi xách và các mặt hàng có nhãn hiệu khác có thể nhìn thấy và chạm vào. Bằng chứng hữu hình thường được xem xét theo hai nhóm đối tượng:

  • Đối với nhà hàng, bằng chứng hữu hình là môi trường xung quanh, đồng phục nhân viên, thực đơn,…
  • Đối với đại lý, bằng chứng hữu hình là website, hợp đồng cung cấp,…

Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Các bước triển khai chiến lược 4P

3. Vai Trò Của Mô Hình 7P Trong Marketing

Chiến lược 7P trong Marketing dịch vụ là một cách tiếp cận toàn diện trong lĩnh vực tiếp thị, mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm:

Vai trò của mô hình 7P trong marketing
  • Xác định yếu tố quan trọng cho thành công trong Marketing: Cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố quyết định sự thành công như sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng bá, con người, quy trình và bằng chứng hữu hình.
  • Phân tích và đánh giá hiệu quả: Tạo ra khung tham chiếu để phân tích và đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về điều gì hoạt động và cần cải thiện.
  • Điều chỉnh chiến lược cho phù hợp: Giúp điều chỉnh chiến lược để phù hợp với từng giai đoạn phát triển và yêu cầu của thị trường.
  • Tạo ra sự khác biệt: Giúp doanh nghiệp nổi bật và tạo lợi thế so với các đối thủ thông qua chất lượng sản phẩm/dịch vụ, dịch vụ khách hàng và trải nghiệm tổng thể.
  • Đo lường hiệu quả: Đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing thông qua doanh số bán hàng, thị phần và hài lòng của khách hàng.

Qua đây, có thể cả mô hình marketing 4P và 7P đều mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng trong tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, mô hình 7P đang ngày càng cho thấy những lợi ích vượt trội hơn.

Xem thêm: Product marketing là gì? Làm gì? Khác gì với Brand Marketing

4. Cách triển khai mô hình 7P trong Marketing 

Khi nhắc về lý thuyết mô hình 7P trong Marketing thì khá đơn giản, nhưng thực tế áp dụng sẽ rất khác nhau. Vì vậy, để triển khai 7P hiệu quả nhất (cụ thể đối với sản phẩm SaaS) bạn hãy tham khảo ngay phần nội dung này:

Cách triển khai 7P trong Marketing
Cách triển khai 7P trong Marketing

4.1. Giai đoạn giới thiệu

Ở giai đoạn giới thiệu, doanh nghiệp nên ứng dụng 7P trong Marketing như sau:

  • Product: Doanh nghiệp kiểm tra khả năng tín dụng của khách hàng mục tiêu.
  • Price: Xác định mức giá phù hợp với nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm lớn nhất.
  • Place: Sản phẩm được quảng bá qua website.
  • Promotion: Loại hình quảng cáo nào phù hợp với người dùng mà doanh nghiệp hướng tới?
  • People: Nhân viên chăm sóc khách hàng và chuyên viên tư vấn cần được đào tạo để hiểu rõ về sản phẩm.
  • Processes: Khách hàng của doanh nghiệp nhỏ sẽ được cấp quyền truy cập dịch vụ.
  • Physical evidence: Khảo sát lấy ý kiến của người dùng, khuyến khích khách đã mua hàng đánh giá sản phẩm trên website.

4.2. Giai đoạn tăng trưởng

Ở Giai đoạn tăng trưởng, doanh nghiệp có thể ứng dụng mô hình 7P trong Marketing như sau:

  • Product: Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng, thân thiện với người dùng.
  • Price: Thực hiện chương trình dùng thử miễn phí một tháng cho khách hàng.
  • Place: Nghiên cứu và tối ưu khả dụng trên các hệ điều hành khác nhau.
  • Promotion: Quảng cáo tập trung vào ưu điểm khách hàng quan tâm.
  • People: Quá trình tuyển dụng nhanh chóng để đảm bảo mở rộng quy mô chăm sóc và hỗ trợ khách hàng khi doanh số tăng trưởng.
  • Processes: Khách hàng lớn sẽ được cung cấp cổng thông tin riêng cho đại lý của họ sử dụng.
  • Physical evidence: Website cần đạt được chứng chỉ SSL.

4.3. Giai đoạn trưởng thành

Tại giai đoạn trưởng thành thương hiệu có sự điều chỉnh trong quá trình triển khai như sau:

  • Product: Sản phẩm cần tương thích với nhiều hệ điều hành.
  • Price: Xác định xem có cần chiết khấu cho các khách hàng lớn không.
  • Place: Xác định địa điểm phù hợp với nhu cầu khách hàng.
  • Promotion: Cách quảng bá của đối thủ như thế nào?
  • People: Tiến hành thực hiện các chính sách tuyển dụng trên social media.
  • Processes: Hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Physical Evidence: Trình bày hoá đơn thông minh và có thương hiệu.

4.4. Giai đoạn thoái trào

Khác với ba giai đoạn trước, tại giai đoạn thoái trào, thương hiệu cần có sự tập trung vào các vấn đề sau:

  • Product: Sản phẩm cần phù hợp hoặc có chất lượng cao hơn so với đối thủ dẫn đầu thị trường ở thời điểm hiện tại.
  • Price: Xác định tỷ suất lợi nhuận.
  • Place: Các loại thiết bị khác nhau ảnh hưởng thế nào đến trải nghiệm của người dùng trên website?
  • Promotion: Tìm cách đo lường hiệu quả của từng hoạt động và phương pháp thúc đẩy chiến lược.
  • People: Xác định tố chất cần có của nhân viên.
  • Processes: Hỗ trợ phiên bản website – app đa ngôn ngữ cho khách hàng quốc tế.
  • Physical Evidence: Địa chỉ công ty minh bạch, có uy tín trong mắt người tiêu dùng.

Xem thêm: Marketing gồm những mảng nào? Cách Marketing hiệu quả

5. Một số thương hiệu áp dụng mô hình 7P trong Marketing 

Một số thương hiệu áp dụng mô hình 7P trong Marketing 
Một số thương hiệu áp dụng mô hình 7P trong Marketing 

Để nắm rõ hơn về 7P và áp dụng thành công, bạn hãy tham khảo ngay cách của một vài thương hiệu lớn như:

5.1. Chiến dịch của McDonald’s

  • Sản phẩm: Thức ăn nhanh, chủ yếu là các bữa sáng như burgers, khoai tây chiên, gà rán, đồ ăn nhẹ và các loại đồ uống.
  • Giá bán: Cung cấp mức giá cạnh tranh theo định hướng khách hàng. Phương pháp định giá dựa trên nhu cầu, không quy định giá cho người nhận quyền.
  • Phân phối: McDonald’s có hơn 14.000 nhà hàng ở riêng Hoa Kỳ và 1270 cửa hàng tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Phân phối sản phẩm qua tất cả các kênh và có sự điều chỉnh ở các quốc gia khác nhau.
  • Quảng bá: McDonald’s đã ứng dụng các hình thức quảng cáo khác nhau rất thành công như các tivi quảng cáo tại nhà hàng, báo chí, Internet,… để kết nối gần hơn với khách hàng.
  • Quy trình: Công ty tiến hành các hoạt động cung cấp sản phẩm tới khách hàng.
  • Con người: Tuyển số lượng lớn nhân sự và tuyệt đối không để xảy ra sự bất mãn ở nhân viên trong quá trình làm việc.
  • Bằng chứng hữu hình: Ở 7P marketing của McDonald’s, trải nghiệm là yếu tố cuối cùng. Những trải nghiệm này đề cập đến các yếu tố của môi trường vật chất mà khách hàng trải nghiệm.

5.2. Chiến dịch 7P trong Marketing của Coca Cola

  • Sản phẩm: Cung cấp danh mục sản phẩm lớn với 500 nhãn hiệu và 3900 lựa chọn đồ uống cho người tiêu dùng.
  • Phân phối: Coca Cola có hệ thống phân phối nước giải khát rộng rãi khắp thế giới. Sản phẩm của công ty được bán tại hơn 200 quốc gia trên 6 khu vực hoạt động bao gồm Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương, Châu Á và Châu Phi.
  • Giá bán: Giá không quá cao để vượt quá tầm với của khách hàng bình thường và cũng không quá thấp để gây ấn tượng về chất lượng thấp.
  • Quảng bá: Quảng cáo trên TV, bảng biển ngoài trời và hàng loạt kênh kỹ thuật số khác.
  • Con người: Coca Cola cũng là một nhà tuyển dụng lớn tập trung vào quản lý nguồn nhân lực chiến lược để giúp nhân viên của mình phát triển nghề nghiệp và hài lòng với công việc.
  • Quy trình: Hệ thống Coca Cola bao gồm các công ty Coca Cola trên toàn thế giới và nhiều đối tác đóng chai khác.
  • Bằng chứng hữu hình: Các hoạt động thực tế của Coca Cola được trải rộng trên toàn cầu. Cơ sở hạ tầng vật chất của công ty bao gồm các hoạt động sản xuất tập trung, cũng như trụ sở chính và các văn phòng khu vực khác ở nhiều nơi khác nhau trên toàn cầu.

5.3. Chiến lược 7P của Phúc Long

  • Sản phẩm: Thương hiệu này cung cấp một vài sản phẩm như: Cà phê đóng gói, thức uống, dining offers, bakery, creamy, cold brew tea, bánh mì, hạt điều rang, xoài sấy,..
  • Giá bán: Giá của từng sản phẩm được Phúc Long điều chỉnh để phù hợp với từng phân khúc thị trường. Đặc biệt vào các dịp lễ tết, thương hiệu này còn giảm giá khá sâu trên tất cả mặt hàng.
  • Phân phối: Phúc Long hướng đến bán trực tiếp tại các chi nhánh, cửa hàng trên toàn quốc, xây dựng kênh bán hàng online.
  • Quảng bá: Thương hiệu này sử dụng chiến lược marketing social media thông qua Facebook, Instagram. Bên cạnh đó còn sử dụng chiến lược giảm giá, tặng quà khi mua combo.
  • Con người: Nhân viên luôn phải làm việc đúng trình tự, có thái độ vui vẻ, nhiệt tình. Cả nhân viên và quản lý cấp trên phải có tinh thần đoàn kết, cùng nhau nuôi dưỡng đam mê với trà, cà phê.
  • Quy trình: Có 2 nhà máy sản xuất của Phúc Long ở Bình Dương và Lâm Đồng. Bên cạnh đó, thương hiệu này có hơn 60 cửa hàng ở các tỉnh thành trên cả nước.
  • Bằng chứng hữu hình: Phúc Long luôn có quy trình làm việc rõ ràng từ việc nhập nguyên liệu cho đến sản phẩm. Đặc biệt, khâu bán hàng cũng phải chuyên nghiệp để nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

5.4. Chiến lược 7P của Tpos

  • Sản phẩm: TPos cung cấp các giải pháp công nghệ như: Phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh, livestream bán hàng.
  • Giá bán: Khách hàng phải trả phí hàng tháng khi đăng ký gói trả theo quý, theo năm từ 300 nghìn đến 1 triệu.
  • Phân phối: Sản phẩm được phân phối ở khắp nơi trên thế giới thông qua kênh e-commerce, cộng tác viên,…
  • Quảng bá: Làm việc hiệu quả cao với SEO web, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Con người: Bao gồm toàn bộ phòng ban như: Phòng sáng tạo, lập trình, marketing, nhân sự, kỹ thuật, chăm sóc khách hàng,… Trong đó, nhân viên kỹ thuật là người cần được đào tạo kỹ năng bán hàng nhiều hơn.
  • Quy trình: Việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cần diễn ra nhanh chóng, đơn giản và đa dạng hóa mọi hình thức, kể cả thanh toán.
  • Bằng chứng hữu hình: Trang bị hệ thống máy hiện đại, đầu tư vào trang thiết bị để đáp ứng xu hướng của người tiêu dùng.

Kết Luận

Như vậy, các thông tin liên quan tới mô hình 7P trong Marketing đã được JobsGO gửi đến bạn qua bài viết trên. Mong rằng với những nội dung được cung cấp, bạn đọc sẽ thu được nhiều thông tin hữu ích cho mình.

Câu hỏi thường gặp

1. Làm thế nào để sử dụng 7P trong marketing dịch vụ khách sạn hiệu quả?

Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ mỗi yếu tố của 7P và cách chúng tương tác với nhau. Sau đó, họ cần phát triển các chiến lược cụ thể cho mỗi yếu tố để đảm bảo rằng dịch vụ khách sạn của họ được tiếp cận và chấp nhận trên thị trường.

2. Làm thế nào để đo lường hiệu quả của mỗi yếu tố 7P?

Đo lường hiệu quả của mỗi yếu tố 7P có thể thực hiện thông qua các chỉ số và phương pháp đo lường khác nhau, như doanh số bán hàng, tỷ lệ phản hồi từ khách hàng, hoặc nghiên cứu thị trường.

3. Người làm trong ngành marketing có phải biết và hiểu 7P không?

Có, người làm trong ngành Marketing thường cần biết và hiểu về khái niệm 7P. Vì nó giúp hiểu và quản lý mọi khía cạnh của chiến lược Marketing của một doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng là yếu tố khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá tốt về bạn trong quá trình phỏng vấn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: