Mô hình AIDA trong Marketing là gì? Cách ứng dụng như thế nào?

Đánh giá post

Mô hình AIDA đang được áp dụng rất phổ biến trong hầu hết các chiến lược Marketing. Bởi AIDA thể hiện gần như toàn bộ diễn biến tâm lý đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Hãy cùng JobsGO tìm hiểu kỹ hơn về mô hình AIDA trong Marketing trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình AIDA trong Marketing là gì?

Có thể hiểu, AIDA chính là mô hình dạng phễu Marketing bao gồm 4 yếu tố: Thu hút, thích thú, khảo sát, hành động. Đây là các yếu tố tạo nên quy trình chuyển đổi tâm lý của khách hàng trong việc mua hàng.

mô hình aida trong marketing
Mô hình AIDA trong Marketing là gì?

Để hiểu hơn về AIDA, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm đồng hồ mà trang web của bạn lại đang ở vị trí top 1. Khách hàng bị thu hút bởi tiêu đề hấp dẫn, kích thích, khiến họ phải click vào trang web để đọc thông tin. Khi khách hàng truy cập vào website, họ cảm thấy thích thú, ấn tượng với thông điệp của công ty bạn. Mặc dù ở thời điểm đó họ chưa đưa ra quyết định mua nhưng họ cũng đã và đang có tín hiệu quan tâm đến sản phẩm của công ty bạn.

Nhân một dịp đặc biệt nào đó, công ty bạn gửi thông điệp thuyết phục hơn để tiếp cận lại vị khách đó. Cuối cùng là một mã giảm giá để khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm. Đó chính là mô hình AIDA phễu trong Marketing.

Cách này khá hiệu quả nếu như doanh nghiệp áp dụng đúng thời điểm và đúng đối tượng khách hàng.

2. Nguồn gốc của mô hình AIDA

mô hình aida trong marketing là gì
Nguồn gốc của mô hình AIDA

Theo nghiên cứu, lý thuyết về mô hình AIDA được đưa ra lần đầu tiên bởi E.St.Elmo Lewis – một nhà quảng cáo và bán hàng người Mỹ. Ông đã đưa ra 3 nguyên tắc để một chiến dịch quảng cáo thành công như sau: “Nhiệm vụ của một quảng cáo là thu hút người đọc để anh ấy xem và bắt đầu đọc nó; sau đó quan tâm đến anh ta, để anh ấy tiếp tục theo dõi nó; cuối cùng thuyết phục người nọ để sau khi đọc quảng cáo, anh ta sẽ tin điều đó. Nếu một chiến dịch tiếp thị có đủ ba phẩm chất thành công này, thì đó là một quảng cáo thành công”.

Tiếp đó vào khoảng cuối năm 1899, đầu năm 1900, trong cuộc thi quảng cáo được tổ chức bởi công ty Bissell Carpet Sweeper (Mỹ), bài dự thi của các thí sinh đã được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

  • Quảng cáo phải nhận được “Chú ý”
  • Sau khi thu hút được sự chú ý, nó phải tạo ra “Sở thích” nơi người xem
  • Sở thích này sau đó phải kích thích được “Mong muốn mua”
  • Mong muốn mua sẽ dẫn đến “Quyết định” mua

Phải đến năm 1921, khái niệm về mô hình AIDA mới chính thức được hình thành bởi C.P. Russell. Và hiện nay, AIDA đang ngày càng được áp dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay.

Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Cách ứng dụng chiến lược 4P hiệu quả

3. Các giai đoạn của mô hình AIDA trong Marketing

ứng dụng mô hình aida trong marketing
Các giai đoạn của mô hình AIDA trong Marketing

Mô hình AIDA trong Marketing sẽ được triển khai theo các giai đoạn sau đây:

3.1. A – Attention (Thu hút khách hàng)

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải dồn toàn bộ nhân lực để gây sự chú ý của đối tượng khách hàng đang hướng đến. Có thể thông qua nhiều cách như: Top trên google, tiêu đề giật tít, quảng cáo độc đáo, mới lạ,… Trong bước này cần thể hiện được thông điệp trau chuốt. Bởi ấn tượng ban đầu vô cùng quan trọng. Nó có thể đọng lại trong đầu khách hàng lâu hay không đều nhờ vào bước này.

3.2. I – Interest (Gây tò mò, thích thú cho khách hàng)

Khi khách hàng bắt đầu kết nối với thông điệp mà bạn đưa ra, lúc này chính là thời điểm vàng để cung cấp nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm. Đặc biệt cần ghi nhớ, thông tin đưa ra phải đảm bảo chất lượng, tương đồng với thông tin trước đó. Tuyệt đối không nên lừa dối khách hàng. Mục tiêu của bước này chính là giữ chân khách hàng ở lại càng lâu càng tốt. Cho dù khách hàng chưa đưa ra quyết định nhưng đó cũng là thành công lớn.

3.3. D – Desire (Khao khát)

Sau khi 2 bước trên hoàn thành thuận lợi thì đây chính là bước nước rút, giai đoạn làm cho khách hàng khao khát có được sản phẩm. Trong giai đoạn này cần tập trung vào những lợi ích mà khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm. Chỉ khi đồng nhất được nhu cầu và lợi ích của khách hàng, lúc đó tự nhiên bạn sẽ có một lượng lớn người mua.

3.4. A – Action (Đưa ra quyết định)

Nếu như đến bước này khách hàng vẫn đang chần chừ, bạn cần phải đi thêm một bước nữa để chốt đơn hiệu quả. Hãy kèm theo các chương trình ưu đãi, khuyến mại lớn, chính sách hàng hóa để thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng.

4. Cách ứng dụng mô hình AIDA trong Marketing hiệu quả

Mô hình AIDA chỉ có một, thế nhưng cách áp dụng mô hình này với các doanh nghiệp lại khác nhau. Vậy bạn cần làm cách nào để hiệu quả nhất?

4.1. Trong giai đoạn thu hút

Doanh nghiệp nên nghiên cứu cảm xúc của đối tượng khách hàng đang hướng đến. Tiếp theo cần tạo ra những bài content chất lượng, giải quyết toàn bộ vấn đề khách hàng đang gặp phải. Đồng thời phải đánh vào tâm lý, cảm xúc của khách hàng.

4.2. Trong giai đoạn tạo sự hấp dẫn

Theo mô hình AIDA trong Marketing, khi khách hàng bị thu hút bởi sản phẩm của bạn, họ sẽ có xu hướng tìm hiểu nhiều hơn về các vấn đề như: Thương hiệu, lợi ích nhận được,… Để tiếp cận và giải quyết vấn đề cho khách hàng, bạn cần phải tuyên bố sứ mệnh của mình trên trang web, giải thích chính xác, đầy đủ những gì bạn đang làm.

cách ứng dụng aida
Cách ứng dụng mô hình AIDA trong Marketing hiệu quả

4.3. Trong giai đoạn khuyến khích mong muốn của khách hàng

Để thúc đẩy khách hàng đưa ra hành động, bạn cần phải nắm chắc hứng thú của họ đã đạt một mức độ nhất định nào đó. Để đạt được điều đó, bạn cần cung cấp cho website của mình nhiều thông tin hữu ích. Khi khách hàng tương tác nhiều, họ sẽ tin tưởng với thương hiệu của bạn hơn. Từ đó, khả năng mua hàng của họ cũng tăng lên nhiều.

4.4. Trong giai đoạn thúc đẩy hành động

Trong giai đoạn thúc đẩy hành động Cuối cùng, bạn nên để các mục như: Dùng thử, liên hệ ngay, chat ngay, báo giá,… để khách hàng dễ dàng click vào.

Xem thêm: Mô hình SWOT là gì?

5. Tìm hiểu mô hình AIDA mở rộng

Mô hình AIDA trong Marketing được cải tiến và mở rộng với nhiều biến thể khác nhau, chẳng hạn như:

  • Acknowledge – Tìm hiểu: Khách hàng tìm hiểu về các yếu tố của thương hiệu, ví dụ như kích thước, màu sắc, giá cả, tính khả dụng,…
  • Liking – Thích: Khách hàng nhìn nhận được một số lợi ích tích cực liên quan đến thương hiệu.
  • Preference – Ưu tiên: Người tiêu dùng ưu tiên việc mua sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ.
  • Conviction- Thuyết phục: Thuyết phục những khách hàng có sự quan tâm tới sản phẩm nhưng vẫn chưa chuyển đổi thành hành vi mua.
  • Satisfaction – Sự hài lòng: Cung cấp các dịch vụ hậu mãi để duy trì khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Đồng thời, Marketer cần thông qua các kênh chăm sóc khách hàng để khảo sát sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

6. Một số sai lầm cần tránh khi áp dụng AIDA

aida trong marketing
Một số sai lầm cần tránh khi áp dụng AIDA

Để có thể áp dụng mô hình AIDA một cách hiệu quả nhất, bạn nên tránh xa những sai lầm sau đây:

6.1 Chỉ tập trung vào một phần

4 giai đoạn của mô hình AIDA đều hết sức quan trọng. Vậy nên, bạn cần đầu tư cho tất cả các giai đoạn đó thay vì chỉ chỉ tập trung vào một bước. Điều này sẽ giúp bạn tối đa hóa hiệu quả của chiến dịch Marketing.

6.2 Mỗi phần trong mô hình AIDA chưa đạt đến mức độ tiêu chuẩn

Các phần trong mô hình AIDA chưa đạt đến mức độ tiêu chuẩn cũng là lỗi mà người làm Marketing hay mắc phải. Để khắc phục điều này, bạn cần chú ý đến từng mục nhỏ trong kế hoạch và kết hợp với những công cụ Marketing khác để giúp quảng cáo của mình trở nên hoàn hảo hơn.

6.3 Tiêu đề và nội dung không khớp

Các bài viết quảng cáo là điều không thể thiếu khi triển khai chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, mọi người thường mắc phải sai lầm là chỉ tập trung “giật tít” tiêu đề, còn nội dung cụ thể lại bị bỏ ngỏ. Điều này khiến khách hàng cảm thấy bản thân bị “lừa dối”, tạo một ấn tượng không tốt về thương hiệu trong tâm trí họ.

Xem thêm: Mô hình VRIO là gì? Điều gì làm doanh nghiệp của bạn trở nên độc nhất

Có thể thấy mô hình AIDA trong Marketing đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp hiện nay. Thế nhưng để áp dụng hiệu quả bạn cần phải thật sự hiểu về AIDA. Rất mong rằng với những chia sẻ trong nội dung này sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: