Nghiệp vụ là gì? Tiêu chuẩn nghiệp vụ cơ bản trong một số ngành nghề

Đánh giá post

Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì nghiệp vụ có thể được coi là yếu tố được đề cập nhiều nhất trong các văn bản tuyển dụng. Vậy, trước khi bắt đầu gia nhập thị trường việc làm, bạn đã hiểu rõ nghiệp vụ là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nghiệp vụ là gì? và các định nghĩa cần biết

Dưới đây là những khái niệm liên quan đến thuật ngữ “nghiệp vụ” mà bạn cần biết.

Khái niệm nghiệp vụ là gì? 

Khái niệm nghiệp vụ có thể được hiểu là những kỹ năng và trình độ chuyên môn về một công việc nào đó. Nghiệp vụ không chỉ thể hiện học vấn mà còn cho thấy năng lực cùng mức độ hoàn thành công việc của mỗi ứng viên.

Thực tế, người có kỹ năng và kinh nghiệm vững vàng luôn hoàn thành công việc xuất sắc hơn người khác. Vì vậy, trong tuyển dụng, các đơn vị luôn ưu tiên cho những cá nhân có nghiệp vụ giỏi. Đây chính là thước đo giúp các lãnh đạo đánh giá năng lực cùng hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân.

nghiệp vụ
Nghiệp vụ là gì?

Cùng với sự đa dạng trong các lĩnh vực, ngành nghề mà nghiệp vụ cũng có muôn vàn chủng loại. Đơn cử như trong kinh doanh, chúng ta có thể tạm chia thành 3 loại nghiệp vụ: bán hàng, thu mua hay phân tích tài chính.

Ở mỗi nhóm lại có thể bao hàm những kỹ năng cụ hơn nữa. Ví dụ trong bán hàng chúng ta có thể nhắc đến các kỹ năng:

  • Nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng.
  • Lựa chọn kênh phân phối.
  • Quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
  • Kỹ thuật bán buôn & bán lẻ.
  • Và tất cả các kỹ năng cần thiết khác nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng.

Định nghĩa khối nghiệp vụ

Khối nghiệp vụ là các khối có cùng trình độ chuyên môn, kỹ năng. Các khối này có chức năng tham mưu, đề xuất, góp ý cho việc điều hành chỉ đạo của công ty. Như vậy, thay vì tập trung quyền hành vào tay giám đốc, thì quyền hành sẽ được chia theo khối quản lý. Mô hình này đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Bao gồm:

  • Khối vận hành: có nhiệm vụ tổ chức, triển khai, quản lý một số hoạt động liên tục, cần thiết cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ, khối vận hành của các ngân hàng có nhiệm vụ triển khai các giao dịch, thao tác hệ thống công nghệ xử lý giao dịch,…
  • Khối quản trị nguồn nhân lực: phụ trách việc tìm kiếm, khai thác, quản lý, sử dụng nguồn lực con người sao cho hợp lý và hiệu quả.
  • Khối quản lý tài chính: nhiệm vụ chính là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính như mua sắm, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.

Định nghĩa bộ phận nghiệp vụ

Đây là những phòng, ban chuyên môn thực hiện những công việc cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của từng phòng. Ví dụ:

  • Phòng tổ chức: chức năng chính là giúp Giám đốc thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp, tổ chức phối hợp giữa các phòng, trạm, đội trong việc thực hiện các quyết định của Ban Giám đốc,…
  • Phòng kế toán: có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động kế toán; theo dõi, phân tích, phản ảnh về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại công ty,…
  • Phòng kỹ thuật – công trình: chức năng bao gồm tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, giám sát chất lượng thi công,…

Quy trình nghiệp vụ là gì?

nghiệp vụ là gì
Quy trình nghiệp vụ là gì?

Trình tự các thao tác người lao động cần thực hiện trong công việc được gọi là quy trình nghiệp vụ. Đây chính là quy trình hoạt động, gồm tất cả các bước được liệt kê theo thứ tự khoa học, giúp tiến trình công việc được liền mạch, tự động và giúp nhà lãnh đạo dễ dàng theo dõi. Ví dụ, để thông tin được thông suốt thì quy trình thông qua quyết định của một doanh nghiệp có thể bao gồm các bước:

  • Bước 1: Xem xét kiến nghị.
  • Bước 2: Duyệt.
  • Bước 3: Gửi tới tất cả phòng ban.
    Bước 4: Yêu cầu thực hiện.

Học nghiệp vụ là gì?

Như đã nói ở khái niệm trên, nghiệp vụ là tất cả những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho một công việc nào đó. Học nghiệp vụ chính là công việc nghiên cứu và tiếp thu những kiến thức này. Ngoài chương trình đào tạo của các bậc đại học/ cao đẳng, bạn cũng có thể học tại các trung tâm đào tạo với nhiều ưu điểm như tính thực tiễn cao, thời gian đào tạo ngắn và chi phí phải chăng. Việc nghiêm túc học tập và trang bị cho mình những chứng chỉ cần thiết có yếu tố quyết định tới công việc cho ứng viên.

Sách nghiệp vụ là gì?

Khi nói về sách, người ta đang đề cập đến các nguồn tài liệu nghiên cứu quan trọng phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên. Mỗi ngành sẽ có những bộ sách khác nhau giúp người học nắm bắt kỹ năng hành nghề.

Dưới đây là một số ví dụ về sách

  • Cẩm nang nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng quản lý, giảng dạy trong học đường – Tác giả Nguyễn Phương – NXB tài chính.
  • Cẩm nang nghiệp vụ dành cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn – Tác giả Đinh Sơn – NXB Hồng Đức.
  • Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương ngại – GS. TS Nguyễn Văn Tiến biên soạn.
  • Cẩm nang nghiệp vụ công tác & hệ thống các tình huống thường gặp trong mọi lĩnh vực dành cho Chủ tịch xã, phường, thị trấn – NXB Lao động.

Vai trò quan trọng của nghiệp vụ

Đây là chìa khóa thành công trong mọi ngành nghề. Dù bạn đi xin việc ở đâu, làm việc với ai,… thì yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn vẫn không thay đổi.

Dưới đây là các vai trò chính

  • Quyết định bạn khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bạn. Những người có kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn thường đạt được kết quả tốt hơn trong công việc.
  • Đưa ra giải pháp, chiến lược có hiệu quả.
  • Người có nghiệp vụ tốt biết cách giải quyết vấn đề, ít mắc các sai lầm cơ bản và có thể xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Là tiêu chí hàng đầu mà Nhà tuyển dụng sử dụng để cân nhắc tuyển chọn ứng viên này mà không phải ứng viên khác. Rõ ràng, nếu cần tuyển kế toán, HR sẽ tìm kiếm ứng viên có kỹ năng kế toán chứ không phải là hành chính nhân sự.

Nghiệp vụ cơ bản của một số ngành nghề

Trong phần này, JobsGO sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các kỹ năng cơ bản cần có của một số ngành nghề.

Nghiệp vụ ngành ngân hàng

Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản:

  • Nhận tiền gửi từ khách hàng: làm giấy tờ; thu, giữ tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn,…
  • Tín dụng: sử dụng nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và thuê tài chính.
  • Kinh doanh đối ngoại: liên quan đến hoạt động mua bán ngoại tệ, huy động nguồn vốn ngoại tệ giúp ngân hàng đầu tư, cho vay để nhận lợi nhuận.
  • Chuyển tiền: liên quan đến việc tạo lệnh chuyển tiền cho khách theo yêu cầu.

Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiệp vụ diễn ra phục vụ cho quá trình hoạt động của ngân hàng như: đầu tư; tài sản nợ, huy động vốn, thu, chi; mua bán họp, …

nghiep vu
Nghề ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau.

Nghiệp vụ của kế toán

Một nhân viên kế toán cần nắm vững các kỹ năng:

  • Thu tiền sản phẩm/ dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.
  • Cung cấp dịch vụ nhập quỹ tiền mặt.
  • Kê khai khoản thuế cần nộp.
  • Lập phiếu chi, hóa đơn khi có giao dịch với khách hàng.
  • Làm sổ sách, hồ sơ, giấy tờ.

Nghiệp vụ phục vụ

Một nhân viên phục vụ muốn trở nên chuyên nghiệp cũng phải trau dồi các kỹ năng:

  • Đón tiếp khách.
  • Giới thiệu, tư vấn khách chọn món; nhận order từ khách và chuyển tới bộ phận bếp.
  • Kiểm tra chất lượng món ăn trước khi mang ra bàn ăn.
  • Phục vụ đồ ăn, thức uống theo yêu cầu của khách.
  • Dọn dẹp bàn ăn, setup bàn theo đúng tiêu chuẩn.
  • Giải đáp các vấn đề khác của khách hàng.

Nghiệp vụ lễ tân

Công việc chính của lễ tân bao gồm:

  • Đón tiếp khách, thực hiện thủ tục giao và nhận phòng.
  • Đổi tiền tệ cho khách.
  • Tư vấn, bán dịch vụ liên quan.
  • Giải đáp thắc mắc, giải quyết phàn nàn cho khách.
  • Thực hiện việc thanh toán.

👉 Xem thêm: Những bí mật của nghiệp vụ lễ tân chỉ người trong nghề mới hiểu</b

Nghiệp vụ buồng phòng

Để trở thành một nhân viên buồng phòng chuyên nghiệp, bạn cần được đào tạo về công việc

  • Vệ sinh phòng khách sạn: lau dọn sàn nhà, thay ga gối, bố trí thiết bị (máy sấy, kem đánh răng, bánh xà phòng, khăn tắm,…) đúng vị trí; làm sạch nhà vệ sinh;…
  • Chuẩn bị, sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc: máy giặt, máy hút bụi, chổi, lau sàn, hóa chất vệ sinh,…
  • Xử lý đồ thất lạc, đồ khách bỏ quên,…

Nghiệp vụ bảo vệ

Các kỹ năng của bảo vệ bao gồm:

  • Trông giữ xe, tài sản của công ty, cửa hàng, văn phòng,…
  • Đảm bảo an ninh khu vực trông giữ: theo dõi, tuần tra, ngăn chặn mối nguy hại có thể xảy ra,…
  • Giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong khu vực bảo vệ.
  • Sơ cứu, cấp cứu khi gặp người bị nạn.
  • Sử dụng các thiết bị sẵn có để phòng cháy chữa cháy.

Mô tả công việc nhân viên nghiệp vụ

Nghiệp vụ la gì
Mô tả công việc nhân viên nghiệp vụ

Thông thường, nghiệp vụ ít được nhắc đến với tư cách là một nghề nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp có quy trình thủ tục phức tạp, họ cũng sẽ cần đến một số cá nhân hoặc bộ phận hỗ trợ xử lý công việc. Mô tả công việc của họ cơ bản như sau:

  • Tiếp nhận và xử lý yêu cầu hỗ trợ.
  • Trực tiếp hỗ trợ các phòng ban kiểm tra giao dịch, tình trạng dịch vụ.
  • Thực hiện công tác tuyên truyền thông tin đến các bộ phận.
  • Phối hợp phân tích và xác minh các sự cố.
  • Hoàn thiện các quy trình/ điều lệ cho công ty.
  • Xử lý các yêu cầu khác.

Kinh nghiệm giúp bạn thực hiện tốt nghiệp vụ trong công việc

Học nghiệp vụ la gì
Kinh nghiệm giúp bạn thực hiện tốt công việc

Cùng mức độ cạnh tranh cao ở thị trường lao động. Muốn tạo ưu thế và gia tăng năng suất thực hiện trong công việc, bạn nên tham khảo các lời khuyên:

Thứ nhất, thái độ làm việc tốt

Trước hết bạn cần có sự nỗ lực hết mình. Mỗi ngành nghề đều có rất nhiều yêu cầu khác nhau về kỹ năng, công việc và chỉ khi nắm vững tất cả những kỹ năng đó, bạn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc.

Ngoài ra việc có được tinh thần lạc quan cùng sự chăm chỉ hết mình cũng là điều quan trọng. Chúng giúp bạn nhanh chóng tiếp thu và nâng cao kỹ năng của mình.

Thứ hai, rèn luyện trí nhớ tốt

Khi có trí nhớ tốt, bạn sẽ học hỏi và nắm bắt kỹ năng nghề nhanh hơn. Từ đó bạn có thể dễ dàng làm chủ công việc. Cùng với đó, khi học nhanh, ghi nhớ hiệu quả, bạn sẽ có thêm thời gian để tích lũy kiến thức mới và mở rộng hiểu biết, nâng cao năng lực. Chính vì thế, hãy tạo cho mình thói quen ghi nhớ để làm việc thật năng suất, bạn nhé!

👉 Xem thêm:Giúp bạn bắt đầu khi chưa có kinh nghiệm làm việc

Thứ ba, trang bị kỹ năng mềm

học nghiệp vụ là gì
Trang bị các kỹ năng mềm

Có các kỹ năng mềm như tin học hay ngoại ngữ hỗ trợ, khả năng của bạn trong công việc sẽ được nâng tầm đáng kể, đồng thời giúp bạn chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà lãnh đạo và đối tác.

Không chỉ thế, kỹ năng mềm còn mở ra cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Khi thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung,…) bạn có thể trở thành nhân viên các doanh nghiệp nước ngoài với mức lương cao hơn. Khi có khả năng quản lý tốt, bạn có cơ hội trở thành trưởng nhóm, trưởng phòng…

Trên đây là các khái niệm xoay quanh vấn đề nghiệp vụ là gì cùng một số thông tin hữu ích JobsGO muốn gửi đến bạn. Đừng quên tiếp tục dõi theo jobsgo.vn để cập nhật kiến thức hàng ngày và nhận tin tuyển dụng hấp dẫn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: