Mô hình VRIO là gì? Điều gì làm doanh nghiệp của bạn trở nên độc nhất 

Đánh giá post

Điều gì làm nên thành công của một doanh nghiệp? Câu trả lời là nguồn lực tiềm ẩn làm nên sự khác biệt và thành công, xây dựng chỗ đứng trên thị trường cho công ty. Trong bài viết này JobsGO sẽ phân tích cách sử dụng mô hình VRIO để tận dụng tối đa tiềm lực doanh nghiệp. 

Mô hình VRIO là gì? 

Mô hình VRIO được sáng tạo bởi Jay Barney giúp doanh nghiệp phân tích nguồn lực và khả năng cạnh tranh của công ty. Mục đích của việc này là tìm hiểu xem liệu thế mạnh đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững hay không? 

Mô hình VRIO là gì? 
Mô hình VRIO là gì? 

Cụ thể  VRIO là viết tắt của: 

  • V là Value nghĩa là giá trị 
  • R là Rareness nghĩa là sự hiếm có 
  • I là Inimitability nghĩa là tính độc nhất
  • O là Organization nghĩa là tổ chức 

Dựa theo mô hình VRIO, khi công ty nắm giữ các nguồn lực và tài sản có giá trị, hiếm có và có tính độc nhất là chưa đủ để tối ưu sức mạnh tiềm ẩn của công ty. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải biết tận dụng, phát triển và liên kết những nguồn lực thành một tổ chức thống nhất thì mới có thể thực hiện sứ mệnh của mình một cách toàn diện nhất. Do đó, khi có nguồn lực, công ty cần bảo vệ và duy trì nó. 

👉 Xem thêm: Nguồn lực là gì? Nguồn lực nào quan trọng với doanh nghiệp?

Phương pháp xác định nguồn lực của công ty qua mô hình VRIO 

Trước tiên chúng ta hãy dừng lại và “mổ xẻ” ý nghĩa của từng chữ cái trong V-R-I-O. Sau đó liệt kê toàn bộ tài sản của doanh nghiệp để xét xem đâu là tài nguyên đáp ứng 4 tiêu chí VRIO. 

V – Valuable ( Có giá trị) 

Trong mô hình VRIO, định nghĩa tại tài sản “có giá trị” là nguồn lực giúp mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp. Đây là dạng tài nguyên giúp công ty tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận hoặc tuyệt vời nhất là giúp công ty có được cả hai yếu tố này. Có nhiều cách để định lượng giá trị của nguồn lực. Sử dụng mô hình SWOT là cách dễ dàng để xác định nó. Ngoài ra, phân tích SWOT giúp công ty nhận ra điểm mạnh để từ đó khai thác cơ hội hoặc tìm ra điểm yếu để đề phòng trước thách thức. 

Có hai loại tài nguyên là hữu hình và vô hình. Tài sản hữu hình là vật chất như đất đai, nhà xưởng và trang thiết bị. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có khả năng sở hữu loại tài sản này một cách dễ dàng vì thế loại tài sản này hiếm khi được coi là lợi thế cạnh tranh. 

Phương pháp xác định nguồn lực của công ty qua mô hình VRIO 
Phương pháp xác định nguồn lực của công ty qua mô hình VRIO

Mặt khác, tài sản vô hình chẳng hạn như danh tiếng thương hiệu, sản phẩm sở hữu trí tuệ độc quyền, hệ thống đào tạo độc quyền hoặc một đội ngũ nhân viên tuyệt vời… Xét theo từng tình huống riêng, công ty có thể xác định nguồn lực tiềm ẩn qua các câu hỏi sau đây: 

  • Quy trình nào của doanh nghiệp giúp tối ưu chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm và cảm nhận của khách hàng? 
  • Đâu là hoạt động thể hiện sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ hoặc cảm nhận khách hàng? 
  • Công ty có sản phẩm sở hữu bản quyền trí tuệ hay không? 
  • Công ty có được công nhận là công ty xuất sắc nhất trong một lĩnh vực nào đó hay không? (ví dụ như công ty sáng tạo, công ty tuyển dụng tốt nhất…).
  • Công ty có khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu khan hiếm hoặc khó tiếp cận trong các kênh phân phối không? 
  • Công ty và nhà cung cấp có sự hợp tác bền vững, tốt đẹp hay không? Chẳng hạn như hệ thống đặt hàng và phân phối được tích hợp chặt chẽ bởi phần mềm độc quyền?
  • Công ty có sở hữu đội ngũ nhân viên có kỹ năng chuyên môn và hiệu suất công việc cao không? Con người là một nhân tố tiềm ẩn vô cùng tuyệt vời và quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. 

R – Rare (Sự khan hiếm) 

R - Rare (Sự khan hiếm) 
R – Rare (Sự khan hiếm)

Nguồn tài nguyên hiếm là nguồn tài nguyên mà rất ít công ty có thể sở hữu hoặc mua được. Tuy nhiên các nguồn lực khan hiếm chỉ đem lại lợi thế cạnh tranh tạm thời. Mặt khác, nếu nhiều công ty có cùng nguồn lực sẽ dẫn đến cạnh tranh về giá. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên tương tự để thực hiện các chiến lược giống nhau. Do đó, không tổ chức nào có thể đạt được lợi thế cạnh tranh vượt trội. Ví dụ về một nguồn lực khan hiếm có thể kể đến như: Một thành viên trong nhóm có chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt hoặc mối quan hệ rộng hay công ty bạn có văn phòng, cửa hàng ở vị trí đắc địa thu hút nhiều khách hàng ghé thăm. 

Công ty có thể tham khảo những câu hỏi sau đây để đưa ra đánh giá: 

  • Nguồn lực hiếm của công ty còn độc nhất, khác biệt trong bao lâu? 
  • Nguồn lực này có dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh tiếp cận hoặc sở hữu trong tương lai gần không? 

👉 Xem thêm: Quản trị là gì? Phân biệt quản trị và quản lý

I – Inimitable ( Khó bắt chước) 

Yếu tố thứ ba trong mô hình VRIO là I – không thể bắt chước. Nghĩa là nguồn tài nguyên độc nhất của doanh nghiệp rất khó bị sao chép hoặc bắt chước một cách dễ dàng và có rất ít nguồn lực khác có thể thay thế được chúng. 

Tính khan hiếm này rất khó để đánh giá. Bởi vì, hiện nay hầu hết các sản phẩm thành công trên thị trường đều là sản phẩm, dịch vụ được cải tiến từ phiên bản cũ hoặc là sản phẩm được sao chép ở mức độ nào đó. Sản phẩm mới này dần thu hút khách hàng và thay thế bản gốc. Bằng sáng chế và bản quyền có thể phòng ngừa việc sao chép trong một khoảng thời gian nhất định và giấy phép có thể đem lại cho công ty quyền bán sản phẩm độc quyền trong một vài năm. Do vậy, sản phẩm gốc của công ty bạn có thể cung cấp nhiều lợi ích cho công ty của bạn vào khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, nhiều khả năng công ty không thể giữ được vị trí độc quyền trên thị trường trong thời gian dài, đặc biệt sau khi quyền sở hữu trí tuệ hết hạn. Bạn hãy liệt kê các nguồn lực có giá trị và hiếm có của công ty ra và xác định xem chúng có là duy nhất hay không? Bạn có thể dựa vào những câu hỏi sau: 

  • Nguồn lực có dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao chép và tạo ra nguồn lực giống như vậy không? 
  • Nguồn lực khan hiếm của công ty có được bảo vệ bởi bằng sáng chế hay không?  
  • Nếu nguồn lực này của công ty bị thay thế, liệu sản phẩm mới có đáp ứng nhu cầu khách hàng và khiến họ trung thành tương tự như nguồn lực công ty hiện đang nắm giữ hay không? 

O – Organized (Có tổ chức) 

Các nguồn lực quý giá, hiếm, có giá trị lớn sẽ vô cùng lãng phí nếu doanh nghiệp không thể phát huy hết tiềm năng của chúng – theo mô hình VRIO là không có tổ chức. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống quản lý, quy trình, chính sách, cơ cấu tổ chức, văn hóa để có thể phát huy hết tiềm năng của các nguồn lực. Một lưu ý quan trọng là hãy suy nghĩ theo hướng đường dài để doanh nghiệp có đủ sức bảo vệ và cải thiện tiềm năng của chính mình trong tương lai. Chỉ như vậy, doanh nghiệp mới tự tin đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. 

O - Organized (Có tổ chức) 
O – Organized (Có tổ chức)
  •  Quy trình quản lý nhân sự có thực sự hiệu quả hay không?
  • Công ty có các hệ thống động viên và khen thưởng hiệu quả không?
  • Văn hóa của công ty đã đủ mạnh và rõ ràng để truyền động lực đến nhân viên?
  • Cơ cấu tổ chức có được thiết kế để sử dụng nguồn lực không?
  • Hệ thống quản lý nhân sự và kiểm soát của công ty đã thực sự hiệu quả?

Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ tài sản quý giá này? 

Khi bạn đã xác định được các nguồn lực của công ty, hãy suy nghĩ về những điều nên làm để bảo vệ và phát triển chúng, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Điều đầu tiên bạn cần làm là họp bàn với ban lãnh đạo về nguồn lực. Bước tiếp theo, bạn nên nghĩ ra ý tưởng làm thế nào để việc sao chép nguồn lực trở nên khó khăn, mất nhiều chi phí. Nếu các công ty khác không thể bắt chước một nguồn tài nguyên với giá cả hợp lý, thì nguồn lực đó sẽ trở nên hiếm hoi lâu hơn nữa. Giá trị của các nguồn lực thay đổi theo thời gian và công ty nên đánh giá lợi thế của nguồn lực này có được như trước. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp xác định về quy trình tổ chức. 

  • Công ty có đang quan tâm đúng mức đến nguồn lực hay không? 
  • Công ty đang sử dụng nguồn lực theo cách nào? Cách đó có hiệu quả hay không? 
  • Cách thức tối ưu nguồn lực để tăng doanh thu và thu hút khách hàng tiềm năng là gì? 
  • Làm sao để duy trì và tăng thêm giá trị, sự hiếm có và tính độc nhất của nguồn lực trong tương lai? 
  • Công ty cần có biện pháp gì để bảo vệ nguồn lực khỏi bị sao chép, làm giả. hoặc làm sao để bảo toàn nguyên vẹn giá trị, sự hiếm có của nó qua khoảng thời gian dài?
  • Công ty có ưu tiên đầu tư vào hoạt động Marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đối với các sản phẩm sử dụng nguồn lực chính trong tổ chức không? 
  • Điểm độc đáo (USP) của hoạt động bán hàng và tiếp thị trong công ty bạn có đến từ việc nắm giữ những sản phẩm, dịch vụ có giá trị đối với người tiêu dùng không?
  • Năng lực cạnh tranh bền vững mà công ty đang hướng đến có phát huy tối đa nguồn lực, tài sản mà công ty đang sở hữu hay không? 

Mô hình VRIO bao gồm các tài nguyên có giá trị (valuable), hiếm có (rare), khó bắt chước (inimitable) và được tổ chức một cách hợp lý để sử dụng (organized) sẽ là nền tảng vững chắc giúp công ty xây dựng lợi thế cạnh tranh vững vàng và củng cố vị thế trên thị trường. Khi doanh nghiệp đã nắm chắc và hiểu rõ nguồn lực của chính mình, hãy cân nhắc đến việc cần làm để bảo vệ và sử dụng chúng hiệu quả nhất. 

👉 Xem thêm: Xây dựng quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong bài viết này JobsGO đã chia sẻ về nguồn lực VRIO, cách tìm kiếm và định hướng giải pháp bảo vệ tài nguyên của công ty. Để tìm hiểu nhiều hơn về kiến thức nghề nghiệp, công việc, hãy theo dõi blog JobsGO nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: