Mục lục
- Media Planner – người lên kế hoạch truyền thông – người đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thành công của chiến dịch quảng cáo. Vị trí này thường xuất hiện trong các Agency và là người lên kế hoạch chiến lược truyền thông cho khách hàng. Vậy cụ thể vị trí này làm gì? Mức lương bao nhiêu? Yêu cầu những kĩ năng gì?
- 1. Các công việc của Media Planner
- 2. Trở thành Planner cần những kĩ năng gì?
- 3. Mức lương vị trí Media Planner
- 4. Để trở thành Planner, nên bắt đầu từ đâu?
- 5. Trải nghiệm ở vị trí Media Planner có gì thú vị?
- 6. Media Planner có thể làm gì sau khi nghỉ việc ở Agency?
- 7. Tìm việc Media Planner ở đâu?
- 8. Gợi ý một số Marketing Agency.
- 9. Vị trí Media Planner có yêu cầu bằng cấp không?
Media Planner – người lên kế hoạch truyền thông – người đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thành công của chiến dịch quảng cáo. Vị trí này thường xuất hiện trong các Agency và là người lên kế hoạch chiến lược truyền thông cho khách hàng. Vậy cụ thể vị trí này làm gì? Mức lương bao nhiêu? Yêu cầu những kĩ năng gì?
1. Các công việc của Media Planner
Media Planner là người lên kế hoạch truyền thông và thực thi các chiến dịch quảng cáo. Mục tiêu của Media Planner là tối ưu chiến dịch tiếp thị nhằm tăng độ phủ, nhận thức về thương hiệu, đồng thời đảm bảo mục tiêu khách hàng đề ra.
– Planner sẽ nghiên cứu thị trường từ nội bộ doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu cho đến đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng ý tưởng, nội dung cho các chiến dịch truyền thông Marketing nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
– Xây dựng proposal gửi khách hàng, trực tiếp đi meeting, pitching với khách hàng để thầu dự án.
– Phát triển idea, concept, key visual, content direction; lập media plan và master plan cho các nhãn hàng.
– Chỉnh sửa kế hoạch cho đến khi vấn đề của khách hàng được giải quyết.
– Phối hợp với các bộ phận trong team như Creative (Design và Content), Account Manager, Ads, các đối tác Agency, KOL… để thực hiện dự án, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
– Theo dõi, phân tích, đánh giá, đưa ra đề xuất cải thiện cho từng chiến dịch/từng giai đoạn trong chiến dịch khi tiến hành triển khai.
– Hỗ trợ đội Sale thuyết phục khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ của công ty.
– Cập nhật xu hướng mới, liên tục tăng cường kiến thức chuyên môn, rèn luyện kĩ năng phục vụ cho công việc.
2. Trở thành Planner cần những kĩ năng gì?
Nghiên cứu: Trong một agency, Account tập trung vào việc giao tiếp với khách hàng, Creative tập trung vào việc tìm kiếm và sáng tạo ý tưởng, còn Planner là người đi nghiên cứu thị trường. Do đó, planner phải là người có khả năng nghiên cứu thị trường tốt không phải chỉ 1 ngành hàng/dịch vụ mà là rất nhiều ngành khác nhau. Planner chính là người nắm được Customer Insight, thấu hiểu nhu cầu người dùng nhất.
Thấu cảm: Để thấu hiểu được nhu cầu người dùng, Planner cần có khả năng thấu cảm tốt, nhìn nhận và đánh giá được cảm xúc của người khác từ góc nhìn của họ chứ không phải góc nhìn của nhãn hàng.
Sáng tạo: Yếu tố này rất quan trọng với Planner. Việc lên được Big Idea và thống nhất thông điệp chiến dịch cần rất nhiều đến khả năng sáng tạo và bứt phá trong việc phát triển ý tưởng. Ngoài ra MP còn phải truyền cảm hứng cho team Creative làm việc tốt nhất nữa.
Thuyết phục: Planner giống như Sale – tìm ra câu trả lời cho việc làm thế nào bán được idea, và làm thế nào idea kiếm được khách hàng. Do đó khả năng thuyết phục là bắt buộc cho mọi Planner.
Trình bày: Hay còn gọi là pitching, nếu phần trình bày của MP không tốt, PowerPoint không bắt mắt, hệ thống thông tin không khoa học, khách hàng không hiểu à Không có doanh số. Ý tưởng hay không quan trọng bằng cách trình bày.
3. Mức lương vị trí Media Planner
Media Planner thường có mức lương cứng 8-12 triệu đồng. Ngoài ra có thêm các khoản hoa hồng và thưởng khác tùy theo đãi ngộ của công ty.
4. Để trở thành Planner, nên bắt đầu từ đâu?
Planner vốn yêu cầu rất nhiều cả về chuyên môn ngành Marketing lẫn kỹ năng mềm. Do đó có 2 vị trí chuẩn xác nhất mà có thể bạn sẽ cần kinh nghiệm trải qua trước khi lên tới vị trí này: Account và Copywriter.
Account là vị trí tiếp xúc nhiều với khách hàng, phải chiều lòng họ, phải thuyết phục, vừa phải có khả năng thấu hiểu và truyền đạt mong muốn của khách hàng tới Creative, đồng thời giống như Planner, họ phải làm việc với tất cả đội ngũ liên quan đến chiến dịch.
Copywriter là người có khả năng sáng tạo và thuyết phục người tiêu dùng thông qua con chữ. Do đó, từ các bài viết, họ cũng sẽ thấu hiểu được Customer Insight hơn.
Thông thường Media Planner sẽ được luân chuyển giữa các Agency với nhau hoặc ngay trong nội bộ công ty chứ không tuyển dụng ngoài. Đôi khi sẽ có tuyển dụng Media Planner từ các vị trí Marketing phía các Client, tuy nhiên các MP này sẽ cần thời gian làm quen với vị trí phục vụ khách hàng này, bởi trước đây bản thân họ là người được MP phục vụ.
Đối với các sinh viên mới ra trường bắt đầu làm ở vị trí Media Planner ngay, các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì chưa được trang bị đủ kinh nghiệm và kiến thức. Khi mới đi làm, các bạn sẽ cần rèn luyện tính kiên nhẫn và chịu khó trau dồi. Hoặc đơn giản hơn, các bạn có thể đi từ các vị trí khác đi lên để quen dần với công việc. Điều này giúp các bạn tránh được việc “không biết phải làm gì” hay “nhiều việc quá nên bị rối loạn”.
Planner là một vị trí rất dễ bị thay thế, công việc lại áp lực, Strategic Planner sẽ cần học thật nhanh những kiến thức mới và vận dụng linh hoạt các kiến thức cũ hơn. Để trở thành Planner xuất sắc, hãy liên tục nắm bắt xu hướng thị trường, trau đồi khả năng lập kế hoạch – Planning – ngay từ khi còn đang đi học đại học. Các câu lạc bộ Marketing, Truyền thông trường đại học vô cùng năng động và có rất nhiều cơ hội rộng mở.
5. Trải nghiệm ở vị trí Media Planner có gì thú vị?
– Được tham gia giải quyết vấn đề của rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tự hỏi và tự giải quyết các vấn đề về thương hiệu như: Tại sao thương hiệu này không thể phát triển được như mong muốn và tìm ra giải pháp giúp chủ thương hiệu.
– Thấu hiểu bản chất và concept truyền thông. Biết được hiệu quả của các loại quảng cáo và ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng. Nắm được tiềm năng và hạn chế của quảng cáo Digital.
– Thấu hiểu bản chất con người – đặc biệt là người tiêu dùng. Để giải quyết được bài toán kinh doanh, bạn phải vẽ được chân dung rất chi tiết về khách hàng của mình rồi mới đề xuất hướng phát triển được.
– Sáng tạo ra giá trị mới. Đôi khi có những vấn đề mà mẫu quảng cáo không thể cứu được doanh số sản phẩm. Bạn được quyền sáng tạo, đề xuất bất cứ thứ gì mà bạn cảm thấy phù hợp. Ví dụ: Sản phẩm mới, thay bao bì, thay đổi cách phân phối, thay đổi chính sách bán hàng,… Miễn là góp ý với khách hàng được approved.
– Cảm nhận ý tưởng sáng tạo. Planner là người được nghe rất nhiều ý tưởng sáng tạo từ phòng Creative, và đó là niềm vui lớn nhất mà bạn sẽ có trong suốt quãng thời gian làm Marketing. Không phải công việc nào cũng có được đặc quyền này.
– Được đứng pitching trực tiếp trước khách hàng và phòng Creative. Bạn phải thuyết trình sao cho khách hàng và phòng Sáng tạo đều phải tâm phục khẩu phục và chạy theo plan bạn vẽ ra.
– Tìm hiểu thế giới xung quanh: Bạn có vài ngày để tìm hiểu mọi vấn đề của một ngành hàng và doanh nghiệp nào đó. Và điều tuyệt vời đó là bạn được trả tiền để tự học thêm những kiến thức này.
6. Media Planner có thể làm gì sau khi nghỉ việc ở Agency?
Media Planner có khả năng làm ở vị trí Digital Marketing Strategist tại các Client sau khi ngừng làm việc ở Agency. Bởi vị trí này giúp Digital Marketer có được gần như toàn bộ các kĩ năng tối quan trọng trong Marketing: Lập kế hoạch, Đo lường, Sáng tạo, Thuyết phục, Giám sát chiến dịch.
Freelancer cũng là một lựa chọn không tồi dành cho Planner. Với các kĩ năng đã học được ở agency cùng network cực xịn với các bên sản xuất video, KOL, Influencers, MP sẽ không gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu tách ra làm việc một mình. Bên cạnh đó, do thuê Freelancer sẽ rẻ hơn nhiều so với sử dụng dịch vụ của Agency, đây cũng đang là xu hướng của các Client nhằm cắt giảm chi phí Marketing hiện hành.
>>>Xem thêm: Request for proposal là gì?
7. Tìm việc Media Planner ở đâu?
* Network
Thời đại này quan trọng nhất vẫn cứ là quan hệ. Việc quen biết với nhiều Agency sẽ giúp bạn có được việc làm dễ dàng và tốt hơn – bởi cái gì dựa vào quan hệ cũng đơn giản hơn nhiều so với tự thân làm. Bên cạnh đó, việc làm được giới thiệu thường sẽ “ngon” hơn so với tự thân tìm kiếm. Trong thời gian làm việc hãy tận dụng cơ hội để quen biết nhiều người trong ngành nhất có thể nhé.
LinkedIn là trang mạng xã hội chuyên nghiệp xịn nhất ở thời điểm hiện tại. Hầu hết các dân văn phòng khi cần kiếm việc xịn đều sẽ sử dụng mạng xã hội này nhằm xây dựng một profile và portfolio chuyên nghiệp nhất. HRM có mặt trên LinkedIn cực kì nhiều và hầu hết đều là những công ty rất uy tín. Đây cũng là cơ hội tốt để kiếm network với HR và dân trong ngành.
* Apply qua các trang việc làm như JobsGO
Sau dịp JobsGO xuất hiện trên Shark Tank 2018, các trang tuyển dụng mới mọc ra như nấm và có đến hàng chục nghìn nhà tuyển dụng đăng tuyển cùng một lúc. Ứng viên có đến cả tỉ lựa chọn cho bản thân mình khi tìm việc.
Với công nghệ tìm việc tự động, quy trình ứng tuyển đơn giản, tạo CV chuyên nghiệp và nhanh chóng, khả năng upload portfolio, JobsGO có mọi thứ bạn cần, tất cả chỉ trên một chiếc smartphone mà thôi! App tìm việc JobsGO hiện có mặt trên Google Play và Appstore.
8. Gợi ý một số Marketing Agency.
Hiện có rất nhiều Agency đang tuyển dụng. Dưới đây là gợi ý của JobsGO nhằm thuận tiện cho các bạn trong việc tìm kiếm hơn.
MangoAds, INCA Media, Rio Creative, CleverAds, Bratus, Dentsu, Isobar, Novaon, SEONgon, IMA, Dinosaur, Iris Data, Bond Vietnam, Time Universal…
9. Vị trí Media Planner có yêu cầu bằng cấp không?
Đối với vị trí media Planner, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu tốt nghiệp ngành Marketing và các trường đào tạo Marketing. Sở dĩ yêu cầu như vậy vì tính chất công việc cần những người đã có gốc kiến thức hơn những bạn làm trái ngành.
Trong ngành Marketing, vị trí Media Planner thường rất chuộng các bạn đến từ những trường sau:
Tại Hà Nội:
- Đại học Ngoại Thương
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Thương Mại
- Học Viện Ngân Hàng
Tại Hồ Chí Minh:
- Đại học quốc tế RMIT
- Đại học Tài Chính – Marketing
- Đại học Công nghệ HUTECH
- Đại học Tôn Đức Thắng
>>>>Xem thêm: Mô tả công việc chuyên viên nội dung.
Tuy nhiên nếu bạn học trái ngành, bạn vẫn có thể tham gia các khóa học bên ngoài về vị trí Planner hay Tư duy Marketing. Tuy nhiên bạn sẽ cần những nỗ lực rất lớn để có thể chắc kiến thức như các sinh viên học đúng ngành. Chỉ cần bạn chứng minh được khả năng của mình, bạn hoàn toàn có thể trụ lại ở các Agency lớn như Ogilvy chẳng hạn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về contact@jobsgo.vn. App tìm việc làm JobsGO chúc các bạn luôn thành công.
Nếu bạn cảm thấy Media Planner không phù hợp, hoặc bạn cần một chiếc gốc kiến thức tốt hơn, hãy tìm hiểu thêm các vị trí trong ngành Digital Marketing tại đây!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)