7 kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp –  Bí quyết để mở lối thành công

Đánh giá post

Bên cạnh kỹ năng nói thì lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng để tạo nên sự thành công trong cuộc giao tiếp. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất ít người có khả năng lắng nghe và điều này đã vô tình khiến cuộc giao tiếp của bạn trở nên kém hiệu quả hơn. Dưới đây là 7 kỹ năng lắng nghe quan trọng góp phần tạo nên thành công của buổi giao tiếp.

7 kỹ năng lắng nghe giúp giao tiếp hiệu quả
7 kỹ năng lắng nghe giúp giao tiếp hiệu quả

Tầm quan trọng của việc lắng nghe trong giao tiếp

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng, nó nắm giữ tới 90% sự thành công của cuộc giao tiếp bên cạnh kỹ năng nói. Dù nghe là phản xạ của con người, tuy nhiên biết lắng nghe lại là kỹ năng cần rèn luyện và học tập thì mới có thể thành thạo.

Biết lắng nghe cũng là cách để giao tiếp thành công
Biết lắng nghe cũng là cách để giao tiếp thành công

Lợi ích của việc biết cách lắng nghe:

  • Lắng nghe là cách để rèn luyện khả năng tập trung và nâng cao kỹ năng trong giao tiếp của bản thân 
  • Việc lắng nghe đối phương nói sẽ giúp bạn thu thập thông tin và nắm bắt vấn đề một cách đầy đủ. Nhờ đó, nâng cao khả năng tương tác giữa bạn và đối phương và việc đàm phán/ giải quyết vấn đề cũng dễ dàng hơn.
  • Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Từ đó, tạo thiện cảm với họ trong buổi nói chuyện, và giải quyết mối xung đột hiệu quả. Đây cũng là bước đệm để tạo được mối quan hệ tốt trong cuộc sống cũng như công việc.

? Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp: 15 mẹo đơn giản giúp mọi người yêu quý bạn

Nguyên tắc “vàng” cần biết để có kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Để có được kỹ năng lắng nghe một cách hiệu quả, các bạn cần nắm vững một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc “vàng” cần biết để có kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Nguyên tắc “vàng” cần biết để có kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Hãy tập trung và lắng nghe trong cuộc giao tiếp

Giao tiếp là sự trao đổi và tương tác từ hai hoặc nhiều phía. Do đó, nếu bạn không tập trung thì sẽ không nắm bắt được những gì mà đối phương muốn truyền đạt. Hơn thế, việc thiếu tập trung và để ý vào những thứ xung quanh sẽ làm người đối diện cảm thấy khó chịu và khó gây được thiện cảm.

Để tập trung hơn vào buổi giao tiếp, hãy hạn chế tối đa các nguyên nhân có thể gây ra sự mất tập trung như để điện thoại ở chế độ im lặng, hay tìm không gian yên tĩnh để thảo luận,…

Tuyệt đối không ngắt lời người khác

Thay vì dành hết phần nói của đối phương thì hãy lắng nghe và để cho họ có không gian nói chuyện. Đặc biệt, nếu bạn ngắt lời đối phương sẽ làm họ khó chịu và không muốn chia sẻ nữa. Đây là điều cấm kỵ trong mọi cuộc giao tiếp. Vì thế các bạn hãy lưu ý nhé!

Không nên ngắt lời và cố gắng thấu hiểu để tìm ra cách đối đáp cho phù hợp
Không nên ngắt lời và cố gắng thấu hiểu để tìm ra cách đối đáp cho phù hợp

Thấu hiểu khi lắng nghe

Không phải vấn đề nào đối phương cũng nói ra 1 cách trực tiếp. Do đó, trong quá trình lắng nghe, hãy tư duy để tìm ra ẩn ý mà họ muốn nói. Đặc biệt là những buổi trao đổi với đối tác bạn cần phải lưu ý.

Bởi chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy thiện cảm với người thấu hiểu ý của mình. Hơn thế, việc nhận ra ẩn ý của đối phương sẽ là cơ sở để bạn đối đáp như thế nào cho phù hợp. Đây cũng là cách để giúp bạn tránh nói những lời nói gây phật lòng/ tổn thương đối phương.

? Xem thêm: Suy nghĩ tích cực – “chìa khóa vàng” để bạn thành công và hạnh phúc hơn

Ngôn ngữ cơ thể

Có thể bạn chưa biết, ngôn ngữ cơ thể cũng là cách thể hiện bạn đang lắng nghe những gì đối phương nói. Bạn có thể thể hiện thông qua biểu cảm, hành động như gật đầu, tư thế ngồi,…. 

Đưa ra câu hỏi và ý kiến cá nhân cũng là lời khẳng định bạn thực sự lắng nghe những gì đối phương nói
Đưa ra câu hỏi và ý kiến cá nhân cũng là lời khẳng định bạn thực sự lắng nghe những gì đối phương nói

Biết cách đặt câu hỏi

Đưa ra những câu hỏi phù hợp cũng là cách để đối phương biết bạn đang thực sự quan tâm tới những gì họ đã nói. Nhưng bạn cũng cần phải đưa ra những câu hỏi sao cho phù hợp để họ cảm thấy được tôn trọng và chia sẻ thông tin nhiều hơn về những chủ đề đang được nói. Chẳng hạn như những câu “Thật á?”, “Đúng như vậy sao?”,…

? Xem thêm: 10+ câu hỏi “vàng” nên hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Đưa ra ý kiến cá nhân

Lắng nghe tốt cũng không có nghĩa là bạn phải im lặng trong cả buổi nói chuyện. Bởi điều này sẽ làm họ cảm thấy như đang tự độc thoại. Ngoài việc đưa ra câu hỏi thì việc đưa ra ý kiến cá nhân của mình về câu chuyện cũng là cách lắng nghe đối phương.

Điều này giúp họ cảm thấy bạn thực sự quan tâm và sẽ mở lòng nhiều hơn. Đây cũng là cách khẳng định bạn đang thực sự lắng nghe những gì họ đang nói.

Không áp đặt và phán xét người khác

Hãy là người có tư tưởng cởi mở để trở thành người biết lắng nghe giỏi. Bởi không có ai muốn trò chuyện với những người thích áp đặt, phán xét, tư tưởng bảo thủ và không được nói lên quan điểm của họ.

Tuy nhiên biết lắng nghe cũng không đồng nghĩa với việc bạn không có chủ kiến cá nhân. Thay vào đó, hãy hạn chế “cái tôi” của mình để thấu hiểu đối phương. Dù không phải lúc nào quan điểm của họ cũng đúng, nhưng việc tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn.

Một số cuốn sách hay về kỹ năng lắng nghe khi giao tiếp

Bên cạnh những nguyên tắc để rèn luyện thêm kỹ năng lắng nghe cho bản thân thì các bạn cũng nên tham khảo và tìm đọc một số cuốn sách hay như:

Nắm được kỹ năng lắng nghe là bạn đã giành được 50% chiến thắng
Nắm được kỹ năng lắng nghe là bạn đã giành được 50% chiến thắng

Sách “Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp” 

Đây là cuốn sách của tác giả Hiraki Noriko và cuốn sách này cũng đã khẳng định rằng “Biết cách lắng nghe là cách để bạn giành được 50% chiến thắng”. 

Việc lắng nghe giỏi không chỉ cải thiện cuộc trò chuyện, mà nó còn giúp bạn dễ dàng thuyết phục và tránh được xung đột với đối phương. Bên cạnh đó, trong cuốn sách này còn chia sẻ rất nhiều mẹo nhỏ, mẩu chuyện thú vị để bạn rút ra được kỹ năng lắng nghe hiệu quả nhất.

Sách “Sức mạnh của lắng nghe”

Đây là cuốn sách của tác giả Bernard T. Ferrari, ông có khẳng định rằng việc lắng nghe kém sẽ làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc của bạn. Đặc biệt, trong kinh doanh nếu không biết lắng nghe sẽ không đánh giá được đúng vấn đề và điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong cuốn sách này còn hướng dẫn những kỹ năng thực hành lắng nghe vô cùng hữu ích. Hãy sưu tầm cuốn sách này để trau dồi thêm kỹ năng và bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh của việc thấu hiểu và lắng nghe.

Hãy trau dồi thêm kỹ năng lắng nghe bằng việc đọc sách
Hãy trau dồi thêm kỹ năng lắng nghe bằng việc đọc sách

Sách “Kẻ thành công phải biết lắng nghe”

Nếu như bạn đang băn khoăn về những câu hỏi như “Tại sao mọi người không ưa bạn”, “Tại sao khách hàng lại chọn đối thủ chứ không chọn công ty mình”, “Dù bạn đã cố gắng hết sức nhưng người khác vẫn không thấu hiểu bạn”,… 

Tất cả những câu trả lời này đã có trong cuốn sách này của tác giả Mark Goulston. Bạn sẽ nhanh chóng tìm ra nhiều bí quyết để chinh phục mọi người.

Sách “Đôi tai thấu suốt thế gian”

Trong cuốn sách “Đôi tai thấu suốt thế gian” sẽ bật mí cho bạn đọc những kỹ năng lắng nghe đến từ những bậc thầy trong giao tiếp. Việc học hỏi từ người khác chính là cách để cải thiện bản thân một cách nhanh nhất. Và việc học với các bậc thầy trong giao tiếp sẽ giúp bạn tiến bộ thêm từng ngày.

Kết

Kỹ năng giao tiếp không chỉ là kỹ năng nói, mà bạn phải biết lắng nghe người khác. Việc lắng nghe, thấu hiểu sẽ giúp bạn và đối phương có được cuộc giao tiếp thành công. Và lắng nghe cũng là cách để nâng cao giá trị của bản thân bạn trong những cuộc giao tiếp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: