Hiện tượng làm việc riêng trên công ty – bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Đánh giá post

Hiện tượng làm việc riêng trên công ty, mang việc cá nhân không liên quan đến làm ở tại văn phòng chắc hẳn ai cũng từng gặp phải. Trong bài viết này JobsGO sẽ cùng các bạn thảo luận về chủ đề này. 

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta không làm một nghề mà sẽ nhận thêm công việc bên ngoài để tăng thu nhập hoặc học hỏi thêm điều mới. Việc bạn làm thêm thì không ai ngăn cản nhưng mang việc làm thêm đến công ty làm thì sao? Hãy cùng xem ý kiến của cộng đồng mạng nhé. 

Hiện tượng mang việc cá nhân làm ở công ty - bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Hiện tượng mang việc cá nhân làm ở công ty – bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Làm việc riêng tại công ty, nên hay không nên?

Nhiều ý kiến cho rằng không nên làm việc riêng khi đang làm việc tại công ty. Thứ nhất làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người cũng như kết quả công việc. Giả sử tất cả mọi người trong một nhóm đều đang chăm chỉ làm việc để hoàn thành dự án thì bạn lại làm việc riêng, lúc nào cũng tỏ ra bận rộn nhưng không thấy kết quả gì thì vô cùng khó xử. Khi bạn nhận thêm việc ở ngoài tất nhiên sẽ có deadline, khi đó tâm trí bạn sẽ đổ dồn vào việc hoàn thành công việc ở ngoài mà không quan tâm tới việc chính tại công ty. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn mà còn ảnh hưởng tới cả nhóm, thậm chí là cả công ty. 

   Không nên làm như vậy vì sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của công việc
Không nên làm như vậy vì sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của công việc
Làm việc riêng trên công ty sẽ có thể khiến hiệu quả công việc chính giảm đi
Làm việc riêng trên công ty sẽ có thể khiến hiệu quả công việc chính giảm đi
Có thể làm nếu công việc đó không gây tác động gì xấu đến nhiệm vụ chính
Có thể làm nếu công việc đó không gây tác động gì xấu đến nhiệm vụ chính

Nhìn chung đa số mọi người nghiêng về phía không đồng tình. Nếu bạn giữ phần việc cá nhân không ảnh hưởng đến công việc chính thì không sao nhưng nếu việc riêng của bạn gây khó chịu tới mọi người, ảnh hưởng việc chung cả nhóm thì không nên. Tóm lại bạn cần phân rõ việc cá nhân và việc chung. Khi làm việc cá nhân không được để ảnh hưởng đến việc chung, ảnh hưởng đến tập thể. Tốt hơn hết bạn nên sắp xếp thời gian phù hợp để cân bằng giữa việc trong công ty và việc nhận làm thêm bên ngoài. 

Tuyệt chiêu sắp xếp công việc hiệu quả 

Để cân bằng giữa công việc chung và công việc cá nhân bạn nên học cách quản lý thời gian một cách hợp lý. Dưới đây là phương pháp giúp việc quản lý công việc của bạn hiệu quả hơn từ JobsGO.

Phương pháp sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

Một trong những khó khăn lớn nhất khi quản lý công việc là tìm ra phương pháp sắp xếp những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên. Khối lượng công việc ngày càng lớn và dường như việc gì cũng rất cần thiết, phải hoàn thành ngay. Tuy nhiên, thực tế không như bạn nghĩ, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh thứ tự công việc trong ngày mà vẫn đảm bảo chúng được làm xong đúng hạn. Biết cách sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, việc nào nên làm trước, việc nào để sau sẽ giúp bạn quản lý công việc hiệu quả hơn.

👉 Xem thêm: Hãy sắp xếp văn phòng của bạn để nâng cao hiệu suất làm việc

Phương pháp sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
Phương pháp sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

Kỹ năng giải quyết công việc nhanh chóng hiệu quả 

Đôi lúc, bạn đã áp dụng thành công phương pháp trên để sắp xếp công việc nhưng bạn vẫn có quá nhiều việc quan trọng, khẩn cấp cần làm. Khi đó bạn cần tìm hiểu thêm kỹ năng giải quyết công việc hiệu quả. Phương pháp Ivy Lee sẽ giúp bạn tối ưu hóa công việc một cách đơn giản mà vẫn đạt hiệu suất cao nhất. 

  • Cuối ngày làm việc, hãy viết ra 6 đầu việc quan trọng nhất cần hoàn thành trong ngày hôm sau. Chỉ viết 6 việc, không hơn, không kém.  
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc theo tầm quan trọng thực sự. Ngày hôm sau, bạn hãy thực hiện 6 việc đó theo thứ tự từ đầu đến cuối. Làm xong việc đầu tiên mới chuyển sang việc thứ hai và cứ thế tiếp tục. 
  • Tuân thủ nguyên tắc này cho đến khi bạn hoàn thành tất cả 6 đầu việc đặt ra. Nếu cuối ngày bạn không hoàn thành cả 6 công việc, chuyển việc chưa làm xong sang danh sách của ngày hôm sau. 
  • Lặp lại vòng quay như trên hàng ngày. Việc chỉ giới hạn 6 việc cần thiết nhất trong 1 ngày sẽ giúp bạn không bị xao lãng, và tập trung toàn bộ vào từng công việc ưu tiên trong danh sách. 

Khi công việc chỉ được giới hạn trong 6 điều một ngày làm bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không bị rối vì quá nhiều thứ. Việc chỉ tập trung vào việc cụ thể giúp bộ não của bạn tập trung hơn, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. 

👉 Xem thêm: 7 điều cần loại bỏ để nâng cao hiệu suất làm việc 

Kỹ năng giải quyết công việc nhanh chóng hiệu quả
Kỹ năng giải quyết công việc nhanh chóng hiệu quả

Đặt deadline cho tất cả mọi việc 

Đặt deadline cho tất cả mọi việc nghe có vẻ khá khô cứng và áp lực. Tuy nhiên, khi bạn đưa ra nội quy để bản thân tuân thủ, bộ não sẽ được chỉ đạo hướng đến mục tiêu, không bị xao lãng bởi xung quanh. Sau đây là một vài gợi ý sắp xếp thời gian biểu các công việc hằng ngày. 

  • Ví dụ như mục tiêu hoàn thành bản kế hoạch trước 10h sáng hay chỉ ăn sáng trong 15 phút. Việc đặt deadline từng công việc sẽ thúc đẩy bạn có ý thức hoàn thành công việc đúng hạn, hiệu quả hơn thay vì mất quá nhiều thời gian.
  •  Lựa chọn khung giờ làm việc phù hợp tính chất công việc. Ví dụ: Bạn làm việc hiệu quả nhất vào buổi sáng, còn buổi chiều thì không tập trung bằng. Trong trường hợp này bạn có thể lựa chọn công việc phải suy nghĩ nhiều, công việc sáng tạo, nghĩ ý tưởng vào buổi sáng. Đến buổi chiều, bạn dành thời gian làm công việc quan trọng nhưng không cần động não quá nhiều như trả lời email… 
  • Lựa chọn công việc theo mức độ cập thiết

👉 Xem thêm: Tuyệt chiêu sắp xếp công việc hiệu quả

Đặt deadline cho tất cả mọi việc
Đặt deadline cho tất cả mọi việc

Bài viết trên là quan điểm của JobsGO về hiện tượng làm việc riêng trên công ty. Để chia sẻ quan điểm cá nhân hay đặt câu hỏi mà bạn thắc mắc, đừng ngần ngại tham gia cộng đồng JobsGO Hỏi & Đáp cùng chúng tôi.

tham gia ngay

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: