Trước khi chúng ta đến với công việc đáng mơ ước thì chắc hẳn bạn cũng đã làm qua tương đối các việc không liên quan lắm đến việc mà bạn ứng tuyển như: bán hàng quần áo, chạy bàn, phục vụ,… Vậy có nên liệt kê mọi việc bạn từng làm vào CV không?
Mục lục
1. Chỉ nên liệt kê những thông tin liên quan đến công việc bạn ứng tuyển
Trước khi bắt tay vào viết phần kinh nghiệm việc làm, hãy tự đặt cho mình câu hỏi rằng những kinh nghiệm mà mình có được đó có thực sự cần thiết cho công việc mà mình đang muốn ứng tuyển hay không và liệu nhà tuyển dụng có quan tâm đến những điều này không?
Câu trả lời ở đây là bạn chỉ nên liệt kê những công việc mà nó thật sự liên quan đến lĩnh vực mà bạn muốn ứng tuyển. Có thể là những công việc trước đây mà bạn từng làm nó sẽ không cần thiết và nếu bạn viết vào CV sẽ chỉ khiến cho nhà tuyển dụng không có ấn tượng mà thôi.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể liệt kê những công việc không liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển bằng cách tạo riêng ra một mục khác trong CV. Như vậy, bộ phận nhân sự sẽ dễ dàng có được một cái nhìn tổng quan về kinh nghiệm việc làm của bạn đồng thời không cảm thấy bị rối mắt bởi những thông tin không liên quan.
Trường hợp bạn làm việc theo dự án hay làm freelancer thì nên có một portfolio riêng. Trong đó sẽ bao gồm: thông tin bảo hộ quyền sở hữu, triết lý công việc, mục tiêu nghề nghiệp, sơ yếu lý lịch, kỹ năng, các chứng chỉ/bằng cấp/sản phẩm từng thực hiện.
>> Portfolio là gì? Những thông tin cần có trong Portfolio
2. Tránh những khoảng trống lớn về thời gian
Bạn nên cho phần kinh nghiệm làm việc thật ngắn gọn rõ ràng và có liên quan đến vị trí ứng tuyển nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được phép để những khoảng trống từ nhiều năm khi bạn làm những công việc khác. Chẳng có nhà tuyển dụng nào muốn mời một người đã lâu lắm rồi chưa đụng đến chuyên môn của anh ta về làm cho mình cả.
Hãy tập trung cho những kinh nghiệm liên quan trước rồi sau đó bạn sẽ có thể liệt kê ra những công việc ít quan trọng hơn. Việc để ra những khoảng trống lớn về thời gian có thể sẽ làm cho nhà tuyển dụng không mấy có thiện cảm với bạn.
Nếu có khoảng trống giữa hai công việc trong bản CV xin việc thì hãy giải thích cho nhà tuyển dụng “Tôi đi thăm bố mẹ/anh/chị định cư tại Mỹ” hay “Tôi nghỉ thai sản”. Mặc dù đơn giản là bạn đã tìm việc trong suốt khoảng thời gian đó.
3. Tránh liệt kê những công việc ngắn hạn hay thời vụ
Có rất nhiều ứng viên thắc mắc rằng liệu có nên liệt kê những công việc như bán hàng quần áo, phụ bếp bán thời gian, chạy bàn thời vụ,… vào trong CV hay không. Câu trả lời ở đây là KHÔNG NÊN.
Bạn nên tránh việc liệt kê những công việc chớp nhoáng trong vài tuần hay vài tháng. Trong khoảng thời gian mà bạn không đạt được mục tiêu mà mình mong muốn hay để nó trôi qua một cách vô ích thì bạn không nên liệt kê nó vào trong CV xin việc của mình.
Bạn có tin không, nếu liệt kê những công việc này vào CV thì bạn sẽ chỉ nhận được những câu hỏi lý do bạn nghỉ việc là do đâu. Chắc chắn bạn sẽ phải thừa nhận rằng mình đã thất bại trong một việc gì đó hay sẽ phải nói những điều không tốt về công ty cũ. Đây chẳng phải là một chủ ý hay ho gì khi bạn đi phỏng vấn hết.
Trên đây là một số thông tin mà JobsGO cung cấp, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình viết CV xin việc nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)