Brand là gì? Brand hay thương hiệu là một trong những tài sản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu. Tuy vậy, để tạo nên một thương hiệu “đắt giá” thì doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và sức lực. Nếu bạn cũng muốn tìm hiểu về thương hiệu và cách xây dựng thương hiệu thành công thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Brand Là Gì?
Thực tế, thuật ngữ “brand” chỉ được sử dụng nhiều trên báo chí, truyền thông,… còn trong các văn bản quy phạm pháp luật thì không thấy nhắc đến khái niệm brand là gì.
Tuy vậy, JobsGO đã tổng hợp và tóm tắt những thông tin cơ bản nhất về brand để bạn hiểu:
Brand (thương hiệu) được hiểu là tên, là thuật ngữ hay là một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa/dịch vụ giữa những người bán với nhau..
Thuật ngữ “brand” đôi lúc được dùng như từ đồng nghĩa với “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại. Thế nhưng thực tế, thương hiệu được sử dụng theo nghĩa rộng hơn – là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình.
Ví dụ về thương hiệu
Thương hiệu doanh nghiệp | Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ |
|
|
2. Đặc Trưng Của Brand Là Gì?
Một thương hiệu có thể được cấu thành từ nhiều thành phần, bao gồm: Logo, Slogan, Tên công ty, Tên sản phẩm, Màu sắc, Thiết kế bao bì,… Vậy đặc điểm cụ thể của những thành phần cấu thành nên brand là gì?
2.1 Biểu Tượng (Logo)
Đây là phần không đọc được, chỉ nhận diện được bằng mắt. Các doanh nghiệp thường lựa chọn logo là những hình ảnh có ý nghĩa đã được cách điệu, không màu mè, dễ nhớ.
Ví dụ: Hình ảnh nàng tiên cá là logo của thương hiệu cà phê Starbucks.
Xem thêm: Logo là gì?
2.2 Tên Gọi (Có Thể Đọc Được)
Tên gọi thương hiệu là tên thương mại hoặc là tên viết tắt của doanh nghiệp. Với tên gọi này, khách hàng dễ dàng tiếp cận và giới thiệu thương hiệu tới người khác.
Ví dụ: Các tên gọi như FPT, CocaCola, Uniqlo… là tên thương hiệu.
2.3 Khẩu Hiệu (Slogan)
Là một câu nói ngắn gọn thể hiện khát vọng, tôn chỉ hoặc là sự khẳng định, cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Ví dụ:
- Slogan của mạng viễn thông di động Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”.
- Slogan của nhãn hiệu Biti’s: “Nâng niu bàn chân Việt”.
- Slogan của thương hiệu oto BMW: “The Ultimate Driving Machine – Cỗ máy mạnh mẽ tối tân”.
Xem thêm: Slogan là gì?
2.4 Màu Sắc Và Thiết Kế Bao Bì
Bên cạnh thiết kế một logo nổi bật, thể hiện cá tính thương hiệu thì việc kết hợp các màu sắc và sử dụng hình dáng thiết kế trên bao bì cũng là các yếu tố giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết đến thương hiệu.
3. Các Yếu Tố Tạo Nên Brand Là Gì?
Có nhiều yếu tố cấu thành một thương hiệu. Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu bền vững, không thể thiếu 5 yếu tố gồm:
3.1 Bộ Nhận Diện Thương Hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu (tiếng Anh là Brand Identity) bao gồm những hình ảnh sống động, trực quan và thu hút đại diện cho doanh nghiệp. Đây là cơ sở để thương hiệu chủ động đề xuất giá trị và đồng thời truyền thông chuỗi giá trị đó đến khách hàng. Để thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ guideline là gì, tức những hướng dẫn chi tiết về cách xây dựng và triển khai các yếu tố nhận diện thương hiệu một cách nhất quán và chuyên nghiệp.
3.2 Tính Cách Thương Hiệu
Tính cách thương hiệu (Brand Personality) là thuật ngữ chỉ những đặc điểm nổi bật, các giá trị mà Brand đang theo đuổi. Nó là phần thể hiện ra ngoài nhằm định vị Brand trong tâm trí khách hàng.
Xem thêm: Bản sắc thương hiệu là gì?
3.3 Định Vị Thương Hiệu
Yếu tố định vị thương hiệu (Brand Positioning) giúp xác định vị trí chiếm lĩnh của Brand trong tâm trí người tiêu dùng so với đối thủ cạnh tranh. Việc định vị thương hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.
3.4 Đại Sứ Thương Hiệu
Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là gương mặt làm đại diện cho Brand để quảng bá cho dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Họ sẽ phát ngôn các thông điệp gắn với dịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp cần gửi gắm tới khách hàng.
3.5 Văn Hóa Thương Hhiệu
Văn hóa thương hiệu (Brand Culture) là yếu tố không thể thiếu khi xây dựng một Brand mạnh và bền vững. Brand Culture được tạo nên từ giá trị cốt lõi, sứ mệnh doanh nghiệp tin tưởng, theo đuổi và muốn truyền tải đến khách hàng.
4. Tầm Quan Trọng Của Brand Đối Với Doanh Nghiệp
Brand đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một doanh nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần là việc tạo ra một logo và tên gọi, mà còn bao gồm việc xây dựng một hình ảnh, thể hiện giá trị, tầm nhìn của doanh nghiệp. Dưới đây là một vài vai trò chính của Brand.
4.1 Thu Hút Khách Hàng Mục Tiêu
Branding chính là cầu nối tinh tế giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Một thương hiệu mạnh mẽ không chỉ làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật giữa đám đông, mà còn tạo ra sự kết nối tinh thần với người tiêu dùng. Khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn khi họ nhận ra thương hiệu và nhớ đến các giá trị mà thương hiệu đó đại diện. Điều này giúp giữ chân người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành.
Xem thêm: Khách hàng mục tiêu: Vai trò, Cách xác định & Ví dụ
4.2 Tăng Hiệu Quả Truyền Thông
Thương hiệu mạnh mẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng và hiệu quả. Khả năng nhận biết thương hiệu giúp nâng cao hiệu suất của chiến dịch quảng cáo và marketing, đồng thời làm cho thông điệp được ghi nhớ lâu dài trong tâm trí của khách hàng. Một chiến lược truyền thông có tính nhất quán, nổi bật giúp tăng cường uy tín và vị thế thương hiệu trên thị trường.
4.3 Cải Thiện Hiệu Quả Bán Hàng
Brand đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh. Khách hàng không chỉ xem xét chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn cân nhắc cả về sự uy tín của thương hiệu khi đưa ra quyết định mua hàng. Một thương hiệu mạnh mẽ có thể tạo ra ấn tượng tích cực và độ tin cậy, giúp cải thiện hiệu quả bán hàng. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đúng cách sẽ góp phần tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Bạn có thể nhận thấy rõ điều này khi xem xét về thương hiệu Iphone. Điện thoại Iphone đời mới có giá bán rất cao, trong khi một vài phiên bản không có sự khác biệt rõ ràng với điện thoại Iphone đời cũ. Nhưng vẫn có rất nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu chiếc điện thoại mới nhất mang logo “quả táo”.
4.4 Củng Cố Lòng Tin Khách Hàng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của Brand là khả năng xây dựng và củng cố lòng tin từ phía khách hàng. Khi một thương hiệu được biết đến rộng rãi và tạo ra ấn tượng tích cực, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi chọn lựa sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự nhất quán trong trải nghiệm khách hàng, từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ hỗ trợ đều góp phần vào việc xây dựng lòng tin. Một khi khách hàng tin tưởng vào thương hiệu, họ sẽ dễ dàng quay trở lại và giới thiệu cho người khác.
4.5 Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh
Brand không chỉ giúp sản phẩm, dịch vụ trở nên nổi bật giữa đám đông, mà còn góp phần thể hiện những giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Thương hiệu mạnh mẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách tạo ra ấn tượng khác biệt và độc đáo. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút, mà còn làm tăng khả năng giữ chân khách hàng. Sự đặc sắc trong sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh và giữ vững vị thế trên thị trường.
5. Cách Xây Dựng Brand Trong Mắt Người Tiêu Dùng
Hiểu Brand là gì rồi, nhưng không phải ai cũng biết cách xây dựng thương hiệu. Dưới đây là gợi ý dành cho bạn.
- Bước 1: Xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và hiểu sâu về nhu cầu, mong muốn, thị hiếu của khách hàng.
- Bước 2: Nắm bắt hành vi mua hàng, sử dụng các phương pháp như khảo sát, phân tích dữ liệu, và theo dõi mạng xã hội. Doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về các yếu tố văn hóa và xu hướng tiêu dùng đang diễn ra.
- Bước 3: Thiết lập quy trình hoạt động nội bộ để đảm bảo tính nhất quán trong cách thương hiệu tương tác với khách hàng và nhân viên. Cập nhật và xây dựng lại thông điệp về sứ mệnh, tầm nhìn của thương hiệu để phản ánh giá trị và mục tiêu hiện tại.
- Bước 4: Doanh nghiệp cần sở hữu bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, để khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ. Cũng cần lưu ý thêm rằng, những hình ảnh này phải phản ánh giá trị, sứ mệnh, tầm nhìn của đơn vị.
- Bước 5: Xác định những giá trị riêng biệt của doanh nghiệp. Những yếu tố này phải mang đến giá trị cho khách hàng và chúng sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi so sánh với đối thủ.
- Bước 6: Phát triển chiến lược quảng cáo và tiếp thị để tăng cường nhận thức thương hiệu. Doanh nghiệp cần tạo ra các chiến dịch quảng bá có tính sáng tạo và gắn kết với đối tượng khách hàng.
- Bước 7: Doanh nghiệp cần chứng minh được uy tín bằng cách thực hiện những điều mà mình đã “nói” với khách hàng.
- Bước 8: Xây dựng các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt để tạo ra lòng trung thành từ khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cần đầu tư vào quy trình chăm sóc khách hàng, để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tích cực từ khi khách tìm hiểu về thương hiệu cho đến khi họ mua hàng và cả sau đó.
- Bước 9: Liên tục đánh giá và cập nhật hình ảnh thương hiệu để đảm bảo tính hiện đại và phản ánh những thay đổi trong thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh và cải thiện chiến lược thương hiệu.
Quá trình xây dựng thương hiệu là một hành trình liên tục, đòi hỏi sự nhận thức sâu sắc về khách hàng và sự linh hoạt để thích ứng với thay đổi. Việc nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Bằng cách tập trung vào người tiêu dùng và duy trì một chiến lược nhất quán, doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và ổn định trong tâm trí người tiêu dùng
6. Điều Gì Giúp Brand Trở Nên Hoàn Hảo?
Sau khi tìm hiểu Brand là gì, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu về các yếu tố giúp Brand trở nên hoàn hảo.
6.1 Mục Đích Thương Hiệu
Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp một thương hiệu trở nên hoàn hảo là việc xác định và thể hiện rõ ràng mục đích thương hiệu. Mục đích không chỉ là lợi nhuận mà còn là sứ mệnh, giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp. Một thương hiệu có mục đích rõ ràng giúp tạo ra sự kết nối sâu sắc với khách hàng, nhân viên và cộng đồng. Khách hàng thường cảm thấy gắn kết mạnh mẽ hơn khi họ cảm nhận được rằng họ không chỉ mua sự hài lòng ngắn hạn mà còn ủng hộ một ý nghĩa lớn hơn của thương hiệu.
6.2 Tính Nhất Quán
Tính nhất quán trong việc truyền đạt thông điệp và trải nghiệm thương hiệu là chìa khóa để xây dựng nhận thức, cũng như lòng trung thành từ phía khách hàng. Từ logo, màu sắc, đến cách giao tiếp và quảng cáo, tất cả đều cần phản ánh một hình ảnh đồng nhất về thương hiệu.
Tính nhất quán này không chỉ tạo ra sự chuyên nghiệp mà còn giúp thương hiệu trở nên nhớ đến và dễ nhận diện. Việc duy trì sự nhất quán qua mọi điểm tiếp xúc giúp tăng cường ấn tượng và xây dựng lòng tin từ phía khách hàng.
6.3 Tính Cảm Xúc
Tính cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thương hiệu với người tiêu dùng. Một thương hiệu hoàn hảo không chỉ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn tạo ra cảm xúc tích cực cho khách hàng.
Tính cảm xúc này có thể xuất phát từ việc kể câu chuyện hấp dẫn, tạo ra quảng cáo sáng tạo, hoặc thậm chí là từ cách thương hiệu tương tác trên mạng xã hội. Bằng cách này, thương hiệu không chỉ trở thành một lựa chọn mua sắm, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày và tình cảm của khách hàng.
6.4 Tính Linh Hoạt
Tính linh hoạt của Brand là gì? Môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi và thương hiệu nên có khả năng linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược, sản phẩm, hoặc dịch vụ để đáp ứng những thách thức mới. Điều này giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển, đồng thời tạo cho khách hàng ấn tượng tích cực về sự sáng tạo.
6.5 Lòng Trung Thành
Để thương hiệu trở nên hoàn hảo, việc xây dựng và duy trì lòng trung thành từ phía khách hàng là quan trọng. Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong chất lượng sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ, và giá trị thương hiệu.
Thương hiệu có thể tạo lòng trung thành bằng cách thực hiện các chương trình ưu đãi đặc biệt và tương tác tích cực trên các nền tảng mạng xã hội. Lòng trung thành giúp tạo ra sự ổn định trong doanh số bán hàng, giữ chân khách hàng,…
7. Câu Hỏi Thường Gặp Về Brand
7.1 Local Brand Là Gì?
Local Brand là một thương hiệu (thường là sản phẩm thời trang: quần áo, giày dép,…) phổ biến trong một khu vực địa lý nhất định.
7.2 Brand Name Là Gì?
Brand Name được hiểu là nhãn hiệu. Đây là những dấu hiệu được sử dụng dể phân biệt sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa giữa các thương hiệu khác nhau.
7.3 Global Brand Là Gì?
Global Brand là một thương hiệu được phổ biến và được nhận biết trên toàn thế giới.
Hy vọng bài viết của JobsGO không chỉ giải đáp thắc mắc về brand là gì mà còn giúp bạn củng cố kiến thức về các yếu tố làm nên thương hiệu mạnh mẽ, như hierarchy là gì. Chúc bạn thành công!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)