Bị đồng nghiệp body – shaming, nên đáp trả như thế nào?

Đánh giá post

Dù ở bất cứ độ tuổi hay giới tính nào, vấn nạn body – shaming luôn gây nhức nhối, nhất là ở chốn công sở đầy thị phi. Vậy nên làm gì khi bị đồng nghiệp body – shaming? Cùng JobsGO đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là body-shaming?

vấn nạn body - shaming 1
Body shaming là gì?

Body-shaming dịch ra tiếng Việt có nghĩa là miệt thị ngoại hình. Đây là hành động kém duyên khi sử dụng ngôn ngữ, lời nói để chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này vô tình khiến cho người đó cảm thấy bị tổn thương hoặc bị xúc phạm nặng nề.

Vấn nạn body – shaming xuất hiện ở rất nhiều nơi và ở bất kỳ môi trường nào trên thế giới. Tuy nhiên, điển hình nhất phải kể đến môi trường công sở khi đây là nơi hội tụ rất nhiều kiểu người khác nhau. Tưởng chừng “văn minh” nhưng phức tạp vô cùng.

👉 Xem thêm: Ngoại hình quan trọng như thế nào khi làm?

Những hành động, lời nói body-shaming gây tổn thương ở chốn công sở

Đi làm đã mệt mỏi, bây giờ còn phải chịu đựng những lời nói mỉa mai, chế giễu từ mọi người xung quanh chắc chắn sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái tiêu cực và tổn thương nghiêm trọng. Dù vô tình hay cố ý thì những lời nói mang tính chất đả kích vào ngoại hình như “Người gì béo như heo”, “Sao càng ngày càng gầy như thằng nghiện vậy”, “Mặt nhiều mụn trông thấy gớm” hay “Xấu như mày thì ma nó lấy”,… đôi lúc sẽ khiến người nghe cảm thấy tự ti và tổn thương tinh thần sâu sắc. Đặc biệt, là đối với phái nữ có tâm hồn yếu đuối, mỏng manh luôn mong muốn được mọi người xung quanh tôn trọng ngoại hình của mình.

Đáp trả như thế nào cho ngầu khi bị đồng nghiệp body-shaming?

Người xưa có câu: “Vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn”, để đáp trả với những kẻ kém duyên chốn công sở, bạn cần thật bình tĩnh để xử lý tình huống tế nhị và dễ gây mất lòng này.

Nhắc nhở đối phương một cách “nhẹ nhàng”

vấn nạn body - shaming 2
Nhắc nhở đồng nghiệp “nhẹ nhàng”

Những kẻ kém duyên sẽ không bao giờ biết mình kém duyên như thế nào cho đến khi được người khác “trịnh trọng” nhắc nhở. Thế nên, nếu bạn vô tình trở thành mục tiêu hay đối tượng của những lời chê bai, miệt thị ngoại hình ấy, điều đầu tiên chị em nên làm đó là thẳng thắn nhắc nhở để đối phương biết mình đang đi quá đà và tự động khiến họ…bẽ mặt.

Hãy cứ mỉm cười và trả lời lại một cách nhẹ nhàng, đơn giản: “Ngoại hình của tôi thì liên quan gì đến bạn nhỉ. Ít nhất nó không gây khó chịu cho người khác giống như việc bạn đang làm bây giờ”, “Sáng ra bạn hơi xấu tính đấy nhé, ở đây là nơi làm việc chứ không phải là nơi để bạn soi mói người khác”, “Bạn yêu ngoại hình của bạn cũng giống như tôi yêu ngoại hình của tôi. Thế nên, bạn không có quyền phán xét nó”, “Tôi không đẹp nhưng tôi có duyên, biết nói những điều mình nên nói, chứ không như ai đó”,… là đủ để khiến đối phương phải suy nghĩ lại về hành động và lời nói của chính mình.

👉 Xem thêm: Đồng nghiệp kiêu ngạo nơi công sở, làm sao để đối phó?

Chuyển chủ đề một cách tinh tế

Đáp trả thẳng thắn là một cách. Tuy nhiên, những kẻ kém duyên chốn công sở có rất nhiều kiểu, đồng nghiệp thì dễ nói chuyện nhưng sẽ thật tệ nếu người đó lại là sếp hoặc một ai đó bạn không muốn đắc tội, thì sao? Cách giải quyết duy nhất trong trường hợp này chính là tinh tế chuyển chủ đề. Một cái cười nhẹ kèm thái độ hơi buồn, thất vọng (kiểu “Em sẽ buồn lắm nếu anh nói về ngoại hình của em như thế đấy. Có chuyện nào khác vui hơn anh, em thất vọng sắp khóc rồi đây này”). Lối nói này nhằm mục đích nhắc nhở đối phương nên dừng lại và biết ý không nên chê bai ngoại hình của người khác và nếu người đó tinh tế họ sẽ im lặng và tự động chuyển chủ đề.

Không quan tâm và tập trung làm công việc của mình

vấn nạn body - shaming 3
Bỏ ngoài tai lời chế giễu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Mục đích chính của đi làm là làm việc chứ không phải so đo với người khác. Cuộc đời ngắn lắm, thế nên, thay vì để tâm với những lời nói toxic của đồng nghiệp, bạn hãy cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình để chứng tỏ bản thân. Chỉ khi bạn giỏi hơn, được công nhận ở một vị trí cao hơn, người đó sẽ biết cách kiềm chế những lời chê bai lại. Cho nên im lặng là cách tốt nhất để đối phó với những kẻ có bệnh hay đi body-shaming người khác. Còn bạn không việc gì phải đau lòng, tự ti về bản thân mình cả, hãy luôn là chính mình, không ngừng nỗ lực và để dành năng lượng tốt đẹp cho những người tử tế và biết cách trân trọng bạn.

👉 Xem thêm: [Mẹo công sở] Đồng nghiệp không thích thì phải làm sao?

Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn đã có những kinh nghiệm quý báu để đáp trả lại khi bị đồng nghiệp body-shaming. Cũng như bài học về sự tôn trọng, tế nhị trong cách hành xử. Mỗi người sinh ra đều có vẻ đẹp riêng, thế nên, chúng ta phải biết ơn, yêu mến cơ thể của mình. Đừng vì những lời nói của người khác mà đau lòng, dằn vặt bản thân mình nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: