Bài học về lương thưởng qua câu chuyện “Thợ săn quản lý bầy chó”

Đánh giá post

Lương thưởng luôn là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cũng như nhân viên đều quan tâm. Làm sao để trả mức lương xứng đáng, giữ chân nhân tài nhưng vẫn đảm bảo không vượt mức chi phí là vấn đề khiến rất nhiều lãnh đạo phải đau đầu. Và câu chuyện “Thợ săn quản lý bầy chó” cùng bài học rút ra dưới đây có thể sẽ giúp ích cho các nhà lãnh đạo, cùng đọc và tham khảo nhé.

Câu chuyện “Thợ săn quản lý bầy chó”

Câu chuyện “Thợ săn quản lý bầy chó”
Câu chuyện “Thợ săn quản lý bầy chó”

Chuyện kể về một ông chủ dẫn chú chó của mình đi săn thỏ. Chú chó chạy mãi trên cánh đồng nhưng không bắt được con thỏ nào. Ông chủ thấy vậy liền trêu:

– Chú thật bất tài. Một con thỏ nhỏ hơn chú bao nhiêu mà còn chạy nhanh hơn chú.

Chú chó săn đáp lại:

– Mục đích chạy của chúng tôi khác nhau. Tôi chạy vì miếng ăn, còn thỏ chạy vì tính mạng.

Nghe đến đây, ông chủ bắt đầu suy nghĩ: “con chó này nói đúng, nếu muốn có nhiều thỏ thì phải nghĩ cách khác”. Và sau đó, ông đã áp dụng rất nhiều phương án khác nhau theo từng giai đoạn nhằm mục đích săn được nhiều thỏ.

  • Phương án 1: Ông ra chợ mua thêm mấy con chó săn khác rồi đưa ra chỉ tiêu: Nếu con nào bắt được nhiều thỏ thì sẽ được “trả lương” bằng mấy chiếc xương, không bắt được thì bị đói. Ban đầu, các chú chó đều rất hăng hái, song sau 1 thời gian, chúng nhận ra rằng “dù bắt được thỏ lớn hay nhỏ thì vẫn chỉ được trả công như nhau trong khi thỏ lớn khó bắt hơn, vậy tại sao phải bắt thỏ lớn?”. Và thế là tất cả đều theo nhau chỉ bắt thỏ nhỏ.
  • Phương án 2: phương án 1 không còn khả quan, ông chủ bắt đầu tính sang cách khác. Ông quyết định không dùng xương để trả cho số lượng thỏ nữa mà đánh giá về hiệu quả. Tức là cứ 1 thời gian, ông sẽ thống kê số lượng thỏ của từng chú chó săn về, trả theo giai đoạn. Với cách này, ngay lập tức, số thỏ được săn về tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Thế nhưng, cũng sau 1 thời gian, càng những chú chó nhiều kinh nghiệm lại càng bắt được ít thỏ. Lý do là chúng nghĩ rằng “cả cuộc đời đã dành cho ông chủ, vậy đến khi già, không bắt được thỏ nữa, liệu chúng có còn được nhận xương?”.
  • Phương án 3: cách thứ 2 vẫn không hiệu quả, ông chủ lại thay đổi bằng việc thống kê lại toàn bộ số thỏ từng chú chó bắt được, phân tích và đưa ra quy định mới về trả công. Nếu như số thỏ bắt được vượt mức quy định, những chú chó khi về già sẽ nhận được một số lượng xương nhất định. Điều này khiến bầy chó sung sướng và liên tục hoàn thành chỉ tiêu. Ấy vậy nhưng không lâu sau, một chú chó lại nói “chúng tôi cố gắng mà chỉ được trả mấy khúc xương, trong khi số thỏ chúng tôi săn được lại quý gấp nhiều lần xương. Tại sao chúng tôi lại không tự bắt thỏ cho mình? Và cuối cùng, một vài chú chó đã tự rời đi, tự lập xưởng bắt thỏ.

Và bài học rút ra ở đây là gì?

👉 Xem thêm: Làm gì khi biết mức lương mình nhận được thấp hơn thị trường?

Bài học về lương thưởng qua câu chuyện

Bài học về lương thưởng qua câu chuyện
Bài học về lương thưởng qua câu chuyện

Vấn đề cốt lõi của câu chuyện trên chính là cách nhà lãnh đạo quản lý nhân viên của mình, cách họ trả lương thưởng so với công sức nhân viên bỏ ra và thành quả mang lại.

Mục tiêu luôn được thiết lập từ nhu cầu

Bài học thứ nhất được rút ra chính là nhu cầu sẽ quyết định đến mục tiêu mà bạn hướng đến. Giống như chú chó ở trên, ban đầu chú chạy đi bắt thỏ vì miếng ăn. Đó là nhu cầu tất yếu và chú chỉ làm việc ở mức độ nhất định đáp ứng nhu cầu được ăn.

Như vậy, xét trong môi trường doanh nghiệp, nhân viên cũng sẽ chỉ làm việc ở mức độ vừa đủ, đảm bảo theo yêu cầu cơ bản, phù hợp mức lương/thưởng mà họ đang được trả. Dù rằng họ có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt, song nếu cứ làm quá nhiều mà mức lương thấp, họ sẽ không tiếp tục cống hiến.

Vậy nên, các nhà quản lý cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá và đưa ra mức lương thưởng phù hợp, xứng đáng với năng lực, công sức mà nhân viên đã bỏ ra.

👉 Xem thêm: Nhân viên so sánh về lương thưởng – Quản lý nên làm gì?

Động lực sẽ được tạo ra từ sự khích lệ

Trong câu chuyện, những chú chó sẽ không cố gắng bắt thỏ nếu không có động lực. Cứ mỗi giai đoạn, ông chủ thay đổi cách trả công theo chiều hướng tích cực nhằm khích lệ tinh thần, chúng đều rất hăng hái và làm việc tốt. 

Và bài học ở đây chính là các nhân viên luôn cần có sự khích lệ, công nhận từ quản lý, lãnh đạo. Sự khích lệ này có thể thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như tăng lương, thưởng, các chế độ, phúc lợi,… Cách tính lương nhân viên cần được minh bạch và công bằng để nhân viên cảm thấy được đánh giá đúng mực. Với những nhân viên làm việc tốt, tạo ra giá trị thì doanh nghiệp cần có những khích lệ này để tạo động lực cho họ cố gắng phát huy.

Nhân viên cũng có nhu cầu lập nghiệp

Nhân viên cũng có nhu cầu lập nghiệp
Nhân viên cũng có nhu cầu lập nghiệp

Sự rời đi của những chú chó trong câu chuyện cũng là một bài học lớn dành cho các nhà quản lý, ông chủ doanh nghiệp. Nhân viên sẽ không đi làm thuê cả đời, họ cũng có nhu cầu lập nghiệp, cũng có thể trở thành ông chủ. Do đó, nếu những gì họ nhận được không xứng đáng, không bằng công sức, thành quả họ mang lại cho doanh nghiệp, sẽ đến một thời điểm nào đó, họ quyết định rời đi.

Để không mất đi những nhân tài xuất sắc, nhà quản lý cần có những thay đổi trong chính sách giữ chân nhân viên, chế độ lương thưởng, công nhận giá trị của nhân viên bằng việc thăng chức, tăng lương và trao đổi về lương một cách minh bạch và công bằng.

👉 Xem thêm: Các công ty thường chấp nhận chi thưởng bao nhiêu để giữ chân nhân tài?

Trên đây là những bài học về lương thưởng qua câu chuyện “thợ săn quản lý bầy chó”. Hy vọng rằng thông qua đây, các nhà lãnh đạo sẽ biết cách để điều chỉnh phương pháp quản lý nhân viên phù hợp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: