Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống lương 3P nhằm tạo ra sự công bằng cho nhân viên. Vậy lương 3P là gì? Triển khai lương 3P dựa trên những yếu tố nào? Cách trả lương 3P ra sao? Cùng tìm hiểu với JobsGO qua bài viết này bạn nhé.
Mục lục
1. Lương 3P là gì?
Lương 3P là một hệ thống được xây dựng dựa trên 3 yếu tố:
- Pay for Position (P1): trả lương theo vị trí công việc.
- Pay for Person (P2): trả lương theo năng lực của nhân viên.
- Pay for Performance (P3): trả lương theo kết quả nhân viên đạt được.
Đây được đánh giá là phương pháp trả lương phù hợp đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tạo ra sự công bằng mà vẫn đảm bảo vấn đề tài chính cho các đơn vị.
Xem thêm: Các hình thức trả lương phổ biến – Bạn đang nhận lương theo cách nào?
2. Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống lương 3P?
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng trả lương theo hệ thống 3P với mục tiêu là:
2.1 Đảm bảo sự công bằng trong nội bộ
Trước đây, tình trạng nhân viên thắc mắc “tại sao cùng làm trong một doanh nghiệp mà mức lương lại khác nhau?” diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp 3P, mọi người sẽ hiểu được rằng, muốn lương cao, thu nhập tốt thì sẽ phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn. Điều này tạo động lực để nhân viên làm việc, từ đó đạt hiệu suất lao động cao, hoàn thành mục tiêu từng người cũng như mục tiêu doanh nghiệp đặt ra.
2.2 Đảm bảo sự công bằng bên ngoài
Hệ thống lương 3P giúp doanh nghiệp có thể đưa ra được chính sách phù hợp, thu hút nhân tài bên ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ có một mức lương cạnh tranh, không bị phá giá so với thị trường chung.
2.3 Tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển
Khi áp dụng hệ thống lương 3P, người lao động sẽ hiểu rõ được cơ cấu tổ chức lương, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là gì. Từ đó, họ sẽ quan tâm hơn đến kết quả cuối cùng, trở nên có trách nhiệm hơn trong công việc. Lúc này hiệu suất của từng người sẽ tăng lên, góp phần vào thúc đẩy hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp.
Xem thêm: Lương thỏa thuận là gì? Bí quyết thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng
3. Triển khai hệ thống lương 3P dựa trên những yếu tố nào?
Như đã đề cập ở trên, hệ thống lương 3P được cấu thành từ 3 yếu tố, cụ thể như sau:
3.1 Pay for Position
Đây là hình thức trả lương dựa vào vị trí doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp sẽ bỏ ra một số tiền nhất định hàng tháng để trả cho vị trí, chức danh, bất kể người đảm nhận là ai hay năng lực thế nào. Nó thường được doanh nghiệp áp dụng cho toàn bộ các vị trí, nhờ vậy mà công việc của HR và kế toán được giảm đi phần nào.
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ thiết lập quy chế trả lương dựa vào một số tiêu chí:
- Quỹ lương của doanh nghiệp.
- Mặt bằng lương chung trên thị trường.
- Yêu cầu của từng vị trí công việc.
- Phân tích chiến lược của công ty.
3.2 Pay for Person
Hình thức này là trả lương theo năng lực thực tế của nhân viên khi đảm nhận công việc bất kỳ. Để đánh giá chính xác năng lực một người, các nhà quản lý sẽ dựa trên hiệu quả công việc mà nhân viên tạo ra. Những người có tài năng và sự cống hiến sẽ được trả mức lương xứng đáng.
Đây được xem là phần khó nhất trong hệ thống lương 3P và bước đầu doanh nghiệp sẽ cần xác định bậc lương. Có 2 cách để xác định đó là:
- Cách 1: dựa trên tất cả năng lực nhân viên có (bất kể những kiến thức, kỹ năng,… đó có phục vụ cho công việc hay không).
- Cách 2: dựa trên những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết, đáp ứng yêu cầu công việc đưa ra.
Trong đó:
- Thái độ: thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm.
- Kỹ năng: các kỹ năng thao tác, khả năng thực hiện công việc thuần thục.
- Kiến thức: năng lực tư duy, những hiểu biết có thể áp dụng vào công việc.
3.3 Pay for Performance
Đây là hình thức trả lương cho kết quả mà nhân viên tạo ra. Thường các doanh nghiệp sẽ có những khoản thưởng thêm cho hiệu năng làm việc của nhân viên đạt mức tốt. Khi người lao động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cung cấp khoản tài chính bonus thêm cho họ. Điều này khuyến khích người lao động cống hiến không ngừng.
Yếu tố này được tính dựa trên hiệu quả công việc của người lao động theo quy trình sau:
- Giao mục tiêu công việc.
- Đánh giá hiệu quả công việc.
- Thưởng khuyến khích cho người lao động.
- Phát triển cá nhân.
- Phát triển tổ chức.
Xem thêm: Lương cạnh tranh là gì? Tổng hợp thông tin về lương cạnh tranh
4. Cách tính lương 3P
Để tính lương 3P, doanh nghiệp chỉ cần áp dụng theo công thức:
3P = P1 + P2 + P3 |
5. Quy trình xây dựng hệ thống lương 3P chuẩn
Ngoài ra, muốn áp dụng công thức tính lương 3P hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xây dựng theo mô hình gồm 5 bước sau:
5.1 Thiết kế cơ cấu tổ chức & mô tả công việc (P1)
Doanh nghiệp nên xác định và chuẩn hóa cơ cấu tổ chức với từng phòng ban, vị trí cụ thể. Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống lương 3P.
Cụ thể, các nhiệm vụ cần thực hiện là:
- Xây dựng sơ đồ tổ chức (phân chia cấp bậc, chức năng, nhiệm vụ).
- Thiết kế bản mô tả công việc (yêu cầu, mức lương, chế độ đãi ngộ).
5.2 Xây dựng khung đánh giá năng lực cá nhân (P2)
Bước tiếp theo doanh nghiệp cần triển khai đó là xây dựng khung đánh giá năng lực cá nhân với những vấn đề sau:
- Thiết kế từ điển năng lực.
- Xây dựng khung năng lực cho từng vị trí kèm mức lương tương ứng.
- Đánh giá năng lực cá nhân theo khung năng lực vị trí.
Mức lương ở khung P2 cao hay thấp sẽ dựa vào khả năng đáp ứng yêu cầu năng lực của mỗi người.
5.3 Xây dựng KPI đánh giá năng lực cá nhân (P3)
Khi xây dựng hệ thống lương 3P, doanh nghiệp sẽ cần:
- Đặt ra mục tiêu chiến lược cụ thể.
- Phân bổ, xây dựng KPI cho từng bộ phận.
- Thiết lập công thức để tính tiền thưởng dựa trên KPI.
- Xây dựng quy chế để đánh giá kết quả.
Riêng với yếu tố lương P3 này thì sẽ thay đổi liên tục, thường xuyên. Vì vậy mà doanh nghiệp sẽ phải xây dựng, chuẩn hóa hệ thống KPI một cách toàn diện hơn.
5.4 Xây dựng hệ thống khung, bậc lương, quy chế lương
Sau khi đã xác định, đảm bảo được 3 yếu tố trong hệ thống lương 3P, doanh nghiệp sẽ phải có hệ thống khung, bậc và quy chế lương cụ thể:
- Xây dựng tiêu chí đánh giá giá trị công việc.
- Thiết lập hệ thống khung và bậc lương.
- Xây dựng các quy chế lương thưởng.
5.5 Triển khai hệ thống lương 3P và điều chỉnh phù hợp
Khi đã hoàn thành 4 bước trên, doanh nghiệp sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động, triển khai cho toàn bộ đội ngũ nhân sự. Giai đoạn đầu chắc chắn sẽ có nhiều sai sót, chưa đạt hiệu quả, tuy nhiên, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cho phù hợp. Điều quan trọng khi triển khai tính lương 3P là:
- Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng khi truyền đạt cho nhân viên.
- Đảm bảo sự chính xác trong quá trình đánh giá năng lực, hiệu suất.
Xem thêm: Tăng lương như thế nào là hợp lý – bài toán khó của doanh nghiệp
6. Lưu ý khi trả lương theo phương pháp 3P
Khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống lương 3P cho nhân viên toàn công ty thì cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Thứ nhất, cần đánh giá đúng năng lực của nhân viên để đưa ra mức lương hợp lý cho từng người.
- Thứ hai, ngoài đánh giá năng lực chuyên môn, các nhà quản lý còn cần đánh giá phối hợp với nhiều tiêu chí khác để đảm bảo có sự khách quan nhất.
- Thứ ba, phải có sự công bằng và minh bạch khi đánh giá năng lực của một nhân viên nhằm đưa mức lương phù hợp.
- Thứ tư, nên thay phụ cấp thâm niên bằng thưởng doanh số, thưởng dự án, thưởng hiệu quả công việc thì sẽ giúp nhân viên không ngừng cống hiến hơn.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc về lương 3P là gì cũng như các vấn đề xoay quanh hệ thống lương này. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp các nhà quản lý áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)