Kỹ sư là chức danh dành cho các sinh viên tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật của các trường đại học. Bằng kỹ sư cũng tương đương với những bằng cử nhân của các ngành đào tạo khác. Và một trong những thắc mắc của rất nhiều người đó chính là bậc lương kỹ sư được quy định như thế nào? Hãy cùng JobsGO đi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Mục lục
Quy định bậc lương kỹ sư ở Việt Nam
Quy định bậc lương kỹ sư ở Việt Nam Theo Luật giáo dục nghề nghiệp 2018, các khối ngành kinh tế, xã hội đào tạo trong vòng 4 năm thì được gọi là cử nhân. Còn các khối trường đại học chuyên đào tạo về kỹ thuật trong thời gian 5 năm thì sinh viên ra trường sẽ được gọi là kỹ sư.
Vì thế mà quy định về lương kỹ sư và cử nhân cũng có sự khác nhau. Và những kỹ sư làm việc cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ tính lương theo công thức sau:
Mức lương cơ sở = mức lương cơ sở x hệ số lương |
(Mức lương cơ sở là 1.490.000 VNĐ)
👉 Xem thêm: Bảng xếp hệ số lương theo nghị định 204
Hệ số bậc lương kỹ sư mới nhất 2024
Theo chính sách cải cách tiền lương mới, mức lương của kỹ sư sẽ có sự thay đổi kể từ ngày 01/07/2022.
Lương kỹ sư bậc III
Đối với các kỹ sư vừa tốt nghiệp và khi kết thúc thời hạn thử việc thì được bổ nhiệm chức danh kỹ sư và sẽ được hưởng mức lương kỹ sư hạng III, cụ thể như sau:
Ngoài ra, trình độ, bằng cấp của ứng viên cao hơn thì cũng sẽ được hưởng lương có bậc cao hơn:
- Đầu vào có trình độ Đại học: Được hưởng bậc 1 tương đương hệ số 2.34.
- Đầu vào có trình độ Thạc sĩ: Được hưởng lương bậc 2 tương đương hệ số 2.67.
- Đầu vào có trình độ Tiến sĩ: Được hưởng lương bậc 3 tương đương hệ số 3.00.
👉 Xem thêm: Bậc lương giáo viên, công an, quân nhân, công nhân
Lương kỹ sư bậc II
Kỹ sư bậc II là kỹ sư có trình độ và cấp bậc cao hơn so nên bậc lương công chức của họ cũng cao hơn so với bậc 3. Cụ thể là:
Khi nhìn vào bảng lương này thì ta có thể thấy bậc lương hạng III bậc 9/9 là 4.98, cao hơn so với hệ số lương kỹ sư bậc 1/8 (4.40) và bậc 2/8 (4.74) của kỹ sư chính hạng II. Do đó, khi đã hết bậc 9/9 của kỹ sư hạng III và vượt qua kỳ thi chuyển ngạch thì kỹ sư sẽ được hưởng luôn bậc lương 3/8 (tương đương hệ số 5.08).
👉 Xem thêm: Mức lương kỹ sư ô tô là bao nhiêu? Làm sao để tăng thu nhập với nghề?
Hệ số lương kỹ sư bậc I (cao cấp)
Những kỹ sư bậc I thường làm việc trong bộ ban ngành hoặc tổng công ty. Và đây cũng là cấp bậc được hưởng mức lương cao nhất. Với thời hạn nâng bậc lương thông thường là 3 năm 1 lần. Nhưng đối với những người có thành tích và năng lực tốt thì sẽ được xem xét nâng bậc trước thời hạn.
Thông tin cụ thể về hệ số lương kỹ sư hạng I như sau:
Lưu ý, đây là mức lương cơ bản, còn mức thu nhập thực tế của những kỹ sư này còn cao hơn rất nhiều. Bởi những khoản này còn có thêm các khoản phụ cấp và tiền thưởng.
👉 Xem thêm: Bậc lương chuyên viên chính
Một vài lưu ý về lương kỹ sư
Với lương kỹ sư, có một vài lưu ý quan trọng mà bạn không nên bỏ qua như:
- Đối với việc nâng lương: Thời gian xét nâng lương là 2 năm/ lần với các kỹ thuật viên và 3 năm/ lần đối với kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp.
- Đối với kỹ sư không làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước: Mức thu nhập được xác định dựa theo hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp (không phải doanh nghiệp nhà nước). Tuy nhiên, mức lương cũng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng, đồng thời nó phải cao hơn mức tối thiểu ít nhất 7% bởi đây là những nhân sự đã qua đào tạo nghề chuyên nghiệp.
- Mức lương người lao động nhận được được tăng nhiều hay tăng ít là phù thuộc vào hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như năng lực làm việc.
👉 Xem thêm: Những quy định, cách tính bậc lương chuyên viên cao cấp mới nhất!
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm rõ bậc lương kỹ sư ở Việt Nam hiện nay. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào băn khoăn, thắc mắc hãy để lại bình luận dưới bài viết này để JobsGO giải đáp giúp bạn nhé!
👉 Xem thêm: Lương giáo viên
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)