Trình độ văn hóa là gì? Phân biệt giữa trình độ văn hóa và trình độ học vấn

Đánh giá post

Khi điền sơ yếu lý lịch xin việc, chúng ta cần cung cấp thông tin về trình độ văn hóa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu “trình độ văn hóa và trình độ học vấn là gì?” và phải viết thế nào cho đúng.

1. Trình độ văn hóa là gì?

trình độ văn hóa và trình độ học vấn
Trình độ văn hóa là gì?

Vậy trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa được hiểu là trình độ học vấn dựa trên các cấp học tập trong hệ thống giáo dục phổ thông của ứng viên. Cách viết mục này trong sơ yếu lý lịch sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc ứng viên theo học hệ chương trình nào, cấp bậc hoàn thành,…

Trên thực tế, văn hóa là một khái niệm bao hàm đa dạng các cách hiểu, hàm nghĩa rộng, liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của con người. Do vậy, định nghĩa về trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch được đánh giá là thiếu khách quan và phiến diện.

Trường hợp ứng viên không hoàn thành đầy đủ cấp học trong hệ thống nhưng sở hữu cách ứng xử chuẩn mực xã hội. Như vậy xét theo một khía cạnh, chủ lao động không thể đánh giá rằng ứng viên thiếu trình độ văn hóa hay không.

2. Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

trình độ văn hóa là gì
Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Bạn lưu ý rằng việc kê khai trình độ văn hóa cần đảm bảo những thông tin sau: Cấp học hoàn thành và Hệ đào tạo phổ thông như: Chính quy, Bổ túc văn hóa,…

  • Đối với những ứng viên theo học hệ 10 năm và đã tốt nghiệp, ghi chính xác như sau: Lớp 10/10. Hệ đào tạo phổ thông với thời gian 10 năm sẽ phổ biến đối với lao động thuộc thế hệ 6x, 7x.
  • Đối với những ứng viên theo học hệ 12 năm và đã tốt nghiệp, ghi chính xác như sau: Lớp 12/12.

Trường hợp ứng viên chưa hoàn thành hệ đào tạo, bạn ghi cấp học cao nhất đã hoàn thành. Ví dụ, ứng viên theo học hệ 12 năm nhưng mới hoàn thành cấp học thứ 10, bạn ghi như sau: Lớp 10/12.

3. Phân biệt các thuật ngữ liên quan trong sơ yếu lý lịch

Bên cạnh trình độ văn hóa, JobsGO xin giới thiệu một số thuật ngữ liên quan nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ được điểm khác biệt và tránh gây nhầm lẫn trong việc điền sơ yếu lý lịch.

3.1 Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn là gì? Là cấp độ học vấn mà ứng viên đạt được, bao gồm các bậc giáo dục như: Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Cao đẳng, Đại học,…

Trình độ học vấn là gì?
Trình độ văn hóa và trình độ học vấn

Bạn đọc lưu ý  cần phân biệt rõ giữa trình độ văn hóa và trình độ học vấn, bởi trình độ văn hóa chỉ đề cập đến hệ giáo dục phổ thông nhưng trình độ học vấn sẽ bao hàm các chương trình giáo dục bậc cao.

Trong mục trình độ học vấn, ứng viên cần nêu rõ thông tin về cơ sở đào tạo, bằng cấp đạt được và một số thành tích, giải thưởng liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển.

👉 Xem thêm: Trình độ học vấn trong CV: Viết sao để nhà tuyển dụng đánh giá cao?

3.2 Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn là khái niệm về khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực nhất định. Ví dụ như: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,…

Ứng viên cần nêu rõ thông tin về ngành nghề cùng cấp bậc chuyên môn cao nhất mà bản thân đạt được. Ví dụ như: Sơ cấp nghề Cơ khí, Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh,…

Trong phần trình độ chuyên môn, bạn đọc có thể nêu những kinh nghiệm hoạt động, vị trí công tác của bản thân mà liên quan tới ngành nghề ứng tuyển.

3.3 Trình độ ngoại ngữ là gì?

trinh do hoc van
Trình độ ngoại ngữ là gì?

Trình độ ngoại ngữ là mức độ về khả năng sử dụng một ngoại ngữ của ứng viên nhằm phục vụ cho công việc, đời sống,… Trong kỷ nguyên đẩy mạnh hợp tác và gia nhập thị trường quốc tế, ngoại ngữ sẽ mở rộng các cơ hội việc làm hấp dẫn, cạnh tranh cho học sinh, sinh viên.

Trường hợp bạn tốt nghiệp các chuyên ngành Ngôn ngữ, bạn có thể nêu văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng nhận đã được cấp.

Nếu bạn học bồi dưỡng ngoại ngữ, bạn nên nêu các chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng. Ví dụ đối với tiếng Anh, bạn có thể nêu chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC của bản thân.

3.4 Trình độ lý luận chính trị là gì?

Trình độ lý luận chính trị định nghĩa về nền tảng kiến thức, khả năng ứng dụng hệ thống kiến thức của chính trị, bao gồm những thông tin mang tính Đảng, giai cấp,… Hiện nay, trình độ lý luận chính trị được phân chia với ba mức cơ bản như sau: Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp.

Thông thường, mục trình độ lý luận không bắt buộc điền trong bản sơ yếu lý lịch. Bạn có thể lựa chọn không điền và gạch chéo.

👉 Xem thêm: Viết sơ yếu lý lịch như thế nào? Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn 2021

Việc thiết kế, điền thông tin trong sơ yếu lý lịch sao cho chuyên nghiệp, ấn tượng luôn yêu cầu sự đầu tư về thời gian, công sức của các ứng viên. JobsGO hy vọng bài viết có thể hỗ trợ hiểu rõ về thuật ngữ và sự khác biệt giữa trình độ văn hóa và trình độ học vấn để tránh những lỗi sai cơ bản trên hành trình xin việc nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: