Hiện nay, rất nhiều nhà lãnh đạo mắc phải sai lầm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, khiến quá trình hoạt động, phát triển không thuận lợi. Vậy những sai lầm đó là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- Không đặt ra kế hoạch cụ thể
- Thiếu sự giao tiếp trong xây dựng văn hóa
- Tập trung quá nhiều vào người chống đối
- Tốn nhiều thời gian cho vấn đề họp hành
- Tư duy hạn chế
- Thường xuyên lan truyền cảm xúc tiêu cực
- Suy nghĩ hạn hẹp
- Đánh giá thấp các mối quan hệ
- Bỏ qua các nhu cầu mang tính xã hội
- Quá đề cao chủ nghĩa cá nhân
Không đặt ra kế hoạch cụ thể
Sai lầm đầu tiên trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp đó chính là không vạch ra kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Nhiều nhà lãnh đạo thường có ý tưởng “cần xây dựng nền văn hóa tích cực”. Điều đó là rất tốt, nhưng nếu ý tưởng đó chỉ dừng lại ở suy nghĩ thì sẽ giống như bạn đang ở trên một con thuyền mà không biết nên đi theo hướng nào, đi về đâu. Rất có thể bạn vẫn đi được vào đến bờ nhưng quá trình này sẽ rất khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức. Thậm chí, có thể bạn sẽ phải bỏ cuộc giữa chừng vì những cản trở trên đường di chuyển. Và việc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp cũng vậy, không có kế hoạch thì sẽ khó có thể thực hiện.
Thiếu sự giao tiếp trong xây dựng văn hóa
Đối với một doanh nghiệp, tài sản lớn nhất không phải chỉ là con người mà là những người phù hợp. Và sự phù hợp này phải bao gồm cả kỷ luật, văn hóa, tầm nhìn, sứ mệnh cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Chúng ta không thể nhìn nhận, đánh giá được các thành viên trong công ty nếu thiếu đi sự giao tiếp, tương tác, trao đổi thường xuyên.
Bởi khi nhân viên nắm bắt được các yêu cầu của lãnh đạo, họ sẽ tự khắc cố gắng, nỗ lực để thực hiện, làm hài lòng yêu cầu lãnh đạo đưa ra. Ngược lại, nếu cấp trên không có bất kỳ sự giao tiếp nào, nhân viên cũng sẽ như “gà mờ”, làm việc theo suy đoán và chắc chắn hiệu quả công việc cũng sẽ không đảm bảo được.
👉 Xem thêm: Văn hoá doanh nghiệp: Tầm quan trọng và cách thức xây dựng
Tập trung quá nhiều vào người chống đối
Có lẽ cái bẫy lớn nhất mà nhiều lãnh đạo đã mắc phải chính là chỉ tập trung và tập trung quá nhiều vào những người chống đối. Họ thường có suy nghĩ là “nếu mình làm cho những cá nhân này tâm phục khẩu phục, ủng hộ thì mọi người sẽ đều ủng hộ”.
Tuy nhiên, đây lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu làm như vậy, lãnh đạo đang vô tình tạo ra khoảng cách, không công bằng với các nhân viên khác. Điều này có thể không khiến mọi người đột nhiên quay lưng lại với họ nhưng cũng tạo nên sự mâu thuẫn, khó chịu giữa các nhân viên.
Tốn nhiều thời gian cho vấn đề họp hành
Họp hành là hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian, công sức cho các cuộc họp vô nghĩa thì chắc chắn sẽ khiến chủ doanh nghiệp mất đi nhiều cơ hội để định hình văn hóa công sở. Ngoài ra, nhân viên cũng phải mất rất nhiều thời gian làm việc để tham dự cuộc họp mà không mang lại được giá trị, lợi ích hay phương án giải quyết nào cho các vấn đề.
Tư duy hạn chế
Doanh nghiệp chính là một hệ thống, mỗi phòng ban, bộ phận là một mắt xích quan trọng. Nếu như muốn thay đổi bộ phận nào đó, nhà quản lý sẽ cần xem xét nó có ảnh hưởng gì đến các bộ phận khác hay không?
Thế nhưng, một số lãnh đạo có tư duy khá hạn chế, họ không quan tâm quá nhiều đến tình hình chung, tổng thể các hoạt động mà chỉ tập trung vào một bộ phận duy nhất. Khi thấy có bất kỳ yếu kém, thiếu hiệu quả nào là họ sẵn sàng thay đổi dù có liên quan đến các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
👉 Xem thêm: Nhận biết môi trường làm việc chuyên nghiệp như thế nào?
Thường xuyên lan truyền cảm xúc tiêu cực
Trong văn hóa doanh nghiệp, cảm xúc tiêu cực như là một con virus độc hại, nó lan truyền nhanh chóng, rộng rãi và ăn mòn mọi thứ. Không chỉ trong công việc, cảm xúc tiêu cực này còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân viên.
Và trong nhiều trường hợp, tâm trạng của lãnh đạo cũng có tính lây truyền, dù không cố ý nhưng nó cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung trong công ty. Do đó, đứng trên cương vị là người làm chủ, lãnh đạo sẽ cần phải biết cách để ngăn chặn sự lan truyền các cảm xúc tiêu cực đó.
Suy nghĩ hạn hẹp
Việc tập trung vào cái lợi trước mắt chính là một cái bẫy lớn trong kinh doanh. Và suy nghĩ hạn hẹp này cũng là một sai lầm mà nhiều nhà lãnh đạo mắc phải. Nó bào mòn các hành vi thiết lập kế hoạch hướng tới lợi ích dài hạn của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách để cân bằng giữa các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Điều này giúp doanh nghiệp của họ phát triển vững mạnh, lâu dài.
Đánh giá thấp các mối quan hệ
Kết nối, mở rộng các mối quan hệ là nhu cầu của con người. Văn hóa kết nối chính là sức mạnh của tập thể. Vì vậy, sẽ là một sai lầm lớn nếu như lãnh đạo không tập trung vào xây dựng, phát triển các mối quan hệ giữa các nhân viên, quản lý trong công ty.
👉 Xem thêm: Nhân viên khóc ở công ty: Nhà quản lý nên làm gì?
Bỏ qua các nhu cầu mang tính xã hội
Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua, không quan tâm đến các nhu cầu mang tính xã hội. Đối với họ, điều này không mang lại giá trị, lợi ích nào cho sự phát triển của đơn vị.
Thế nhưng, thực tế là chính nhu cầu xã hội như kết bạn nơi công sở, vui chơi, giải trí,… lại góp phần quan trọng trong việc mang đến môi trường lành mạnh, thoải mái. Từ đây, hiệu quả công việc cũng sẽ gia tăng rất nhiều. Các nhân viên chắc chắn không muốn chỉ lầm lũi đi làm rồi về nhà. Họ muốn được trải nghiệm những điều thú vị, ý nghĩa hơn tại nơi làm việc.
Quá đề cao chủ nghĩa cá nhân
Mặc dù văn hóa, những giá trị của doanh nghiệp được xây dựng bởi đội ngũ nhà lãnh đạo tài giỏi. Thế nhưng “một cây làm chẳng nên non”, một người không thể tạo ra nền văn hóa doanh nghiệp dù họ có quyền đưa ra quyết định. Do đó, nếu quá đề cao chủ nghĩa cá nhân thì sẽ là một sai lầm, thất bại trong xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp.
Có thể nói, chủ động xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một điều nên làm. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng cần lưu ý để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc trên, khiến doanh nghiệp của mình khó phát triển nhé.
👉 Xem thêm: Nên lựa chọn làm việc nhóm hay làm việc độc lập?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)