Quy Trình Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Mới Nhất 2024

4.5/5 - (1 vote)

Quy trình xử lý kỷ luật lao động là vấn đề mà người lao động cần nắm rất rõ để không bị doanh nghiệp áp dụng. Để nắm được quy trình, nguyên tắc và các bước xử lý theo quy định thì bạn hãy tham khảo ngay nội dung bài viết này.

1. Các Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động

quy trình xử lý kỷ luật lao động
Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Một khi người lao động đã ký kết hợp đồng làm việc với doanh nghiệp thì cần phải tuân thủ theo các quy định, quy tắc trong nội quy lao động. Trong trường hợp người lao động cố tình vi phạm thì có thể bị kỷ luật. Theo Bộ luật lao động sẽ có 4 hình thức kỷ luật đó là:

  • Khiển trách
  • Tăng thời gian nâng lương (nhưng không quá 6 tháng)
  • Cách chức
  • Sa thải

Tùy vào mức độ vi phạm, hậu quả mà người lao động gây ra cho công ty mà sẽ áp dụng các hình thức kỷ luật khác nhau. Trong đó nhẹ nhất là khiển trách, nặng nhất là đuổi việc.

Xem thêm: Khiển trách là gì? Nghệ thuật khiển trách nhân viên

2. Nguyên Tắc Xử Lý Kỷ Luật Lao Động

xử lý kỷ luật người lao động
Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động của các doanh nghiệp hiện nay như sau:

Một là, khi xử lý kỷ luật lao động phải tuân theo các điều kiện sau:

  • Người sử dụng lao động phải nói ra được lỗi và có bằng chứng chứng minh đó là lỗi từ của người lao động.
  • Trong buổi xử lý kỷ luật sẽ phải có sự góp mặt của tổ chức công đoàn cơ sở mà người lao động đang làm việc.
  • Người lao động phải có mặt trong buổi xử lý, đồng thời họ được phép bào chữa, biện hộ cho chính mình. Họ cũng có thể nhờ luật sư hoặc tổ chức công đoàn bào chữa. Nếu như người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
  • Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản cụ thể.

Hai là, đối với 1 hành vi vi phạm thì doanh nghiệp không được áp dụng từ 2 hình thức xử lý trở lên.

Ba là, trường hợp mà người lao động vi phạm nhiều thì doanh nghiệp cũng không được áp dụng nhiều hình thức xử lý mà chỉ được áp dụng 1 hình thức tương ứng với tội nặng nhất.

Bốn là, mặc dù người lao động mắc lỗi nhưng doanh nghiệp không được áp dụng kỷ luật nếu người lao động:

  • Đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc có sự chấp thuận của doanh nghiệp.
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam.
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp: Trộm cắp, đánh bạc, tham ô, cố tình gây thương tích, sử dụng ma túy, tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,….
  • Lao động đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Năm là, không được xử lý kỷ luật lao động với người không đủ hành vi năng lực (bị tâm thần, có vấn đề về thần kinh, không có khả năng điều khiển hành vi, nhận thức).

Trong quy trình xử lý kỷ luật lao động, doanh nghiệp cũng không được phép xâm phạm đến danh dự, sức khỏe, tính mạng của người lao động.

Xem thêm: Kỷ luật và động lực trong doanh nghiệp, yếu tố nào quan trọng?

3. Quy Trình Xử Lý Kỷ Luật Lao Động

Quy trình xử lý kỷ luật lao động mà người làm thuê hay chủ sử dụng lao động đều cần nắm được như sau:

3.1. Lập Biên Bản Vi Phạm

Bước đầu tiên trong quy trình xử lý kỷ luật lao động chính là lập biên bản vi phạm. Khi chủ doanh nghiệp phát hiện nhân viên của mình có hành vi vi phạm tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm thì cần phải làm biên bản ngay lập tức.

3.2. Thông Báo

Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Sau khi lập biên bản xong thì doanh nghiệp cần phải thông báo cho người lao động, tổ chức đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của người vi phạm. Có thể những đối tượng cần thông báo đã biết trước thế nhưng doanh nghiệp cũng không được bỏ qua bước này.

3.3. Thu Thập Lỗi, Chứng Minh Lỗi

Trong trường hợp mà doanh nghiệp thấy lỗi của nhân viên thì phải tiến hành thu thập bằng chứng, số liệu, hình ảnh, video,… để chỉ ra lỗi sai của họ. Nếu như sự việc có các tình tiết phức tạp, cần nhiều thời gian để điều tra hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động của cả tổ chức thì có thể tạm đình chỉ công việc của người vi phạm. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn về tạm đình chỉ trước để thống nhất phương án.

3.4. Thông Báo Cuộc Họp Xử Lý

Doanh nghiệp cần phải thông báo cho các bên liên quan trước ít nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày cuộc họp diễn ra. Đồng thời phải cung cấp các thông tin về:

  • Thời gian, địa điểm, nội dung cuộc họp.
  • Thông tin người vi phạm.
  • Hành vi của người vi phạm.

Khi nhận được thông báo thì các bên liên quan cũng phải phản hồi lại cho chủ sử dụng lao động biết. Nếu các thành phần này không thể tham dự thì cả doanh nghiệp và người vi phạm cần phải thỏa thuận lại về địa điểm, thời gian cuộc họp để thuận lợi cho các bên tham dự.

3.5. Tiến Hành Họp Xử Lý Kỷ Luật Lao Động

Tiến hành họp xử lý theo đúng nội dung trong thông báo. Đồng thời nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người tham dự. Nếu có người không đồng ý ký thì cần ghi rõ họ tên, lý do không ký vào biên bản.

3.6. Ban Hành Quyết Định Xử Lý Kỷ Luật

Quyết định xử lý kỷ luật sẽ cho người sử dụng lao động ban hành. Thời hiệu xử lý là 6 tháng tính từ ngày có hành vi vi phạm, nếu như hành vi này gây thiệt hại tài sản, tiền bạc của công ty thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 12 tháng.

Xem thêm: Cách viết mẫu quyết định kỷ luật đúng quy chuẩn (kèm link tải miễn phí

Bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong về quy trình xử lý kỷ luật lao động. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã nắm được các quy tắc, quy định chung để không bị kỷ luật.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: