Cách viết mẫu quyết định kỷ luật đúng quy chuẩn (kèm link tải miễn phí)

Đánh giá post

Bên cạnh các văn bản khen thưởng thì chúng ta cũng có những mẫu quyết định kỷ luật công – viên chức và người lao động khi họ mắc phải sai lầm, vi phạm quy định khi làm việc. Vậy thì văn bản quyết định kỷ luật là gì, bao gồm những nội dung nào? Quy trình quyết định kỷ luật trước khi đưa ra văn bản ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Mẫu quyết định kỷ luật công chức, viên chức và người lao động là gì?

Mẫu quyết định kỷ luật là quyết định kỷ luật bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để thông báo hình thức kỷ luật đối với công chức, nhân viên dưới quyền khi họ vi phạm quy định của đơn vị đó, vi phạm pháp luật.

Vậy mẫu quyết định kỷ luật công chức, viên chức, người lao động là gì?

Mẫu quyết định kỷ luật là gì
Mẫu quyết định kỷ luật là gì?

Mẫu quyết định kỷ luật công – viên chức và người lao động là văn bản bao gồm nội dung kỷ luật và hình thức kỷ luật mà cấp trên, quản lý đối với công – viên chức và người lao động vi phạm quy định. Trong đó:

  • Công chức: Là công dân mang quốc tịch Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức vụ trong các cơ quan Nhà nước các cấp, các đơn vị quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công an… biên chế hưởng lương từ ngân sách.
  • Viên chức: Là công dân quốc tịch Việt Nam làm việc tại các đơn vị công lập theo hợp đồng và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị đó theo Luật định.
  • Người lao động: Là người đang làm việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng, nhận lương và chịu sự quản lý, giám sát, điều hành của họ. 

👉 Xem thêm: Mẫu lý lịch tự thuật chuẩn cập nhật năm 2021 

Nội dung của mẫu quyết định kỷ luật

Một văn bản quyết định kỷ luật chỉ được ban hành sau khi cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động được diễn ra theo đúng trình từ quy định. Nhìn chung, về hình thức thì mẫu quyết định kỷ luật không khác nhiều so với các văn bản: Quyết định luân chuyển, tăng lương, nghỉ thai sản, điều động vị trí…

Nội dung của mẫu quyết định kỷ luật
Nội dung của mẫu quyết định kỷ luật

Nội dung cơ bản cần có trong 1 mẫu quyết định kỷ luật khiển trách bao gồm:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, công ty, số quyết định ban hành, tên quyết định kỷ luật (sa thải, khiển trách, cách chức, đình chỉ…), các điều khoản quy định về quyết định mà ban quản lý thực thi.
  • Nội dung kỷ luật: nói rõ nguyên nhân, tác hại của hành vi,… và hình thức kỷ luật tương ứng.
  • Phần cuối là chữ ký của ban quản lý và phòng ban có vai trò lưu trữ cũng như tiếp nhận thi hành quyết định. 

Về mặt hình thức trình bày:

  • Quốc hiệu tiêu viết in hoa, in đậm và cách mép giấy từ 1,5 – 2 cm. Tiêu ngữ viết lùi vào trong 1 chút so với Quốc hiệu, gióng từ chữ cái thứ 2 của Quốc hiệu thẳng xuống. Cả Quốc hiệu và Tiêu ngữ được căn phải thay vì căn giữa như thông thường.
  • Bên trái văn bản, song song với Quốc hiệu, tiêu ngữ là tên cơ quan và số ban hành văn bản. Địa điểm, thời gian soạn thảo quyết định in nghiêng và được đặt thấp hơn so với Tiêu ngữ. 
  • Tên quyết định viết in hoa, bội đậm và kèm thêm tên người bị kỷ luật và lỗi mắc phải.

👉 Xem thêm: Tổng hợp các mẫu biên bản làm việc chính xác nhất năm 2021

Trình tự tiến hành xử lý kỷ luật theo quy định Pháp luật

Trình tự tiến hành xử lý kỷ luật theo quy định Pháp luật
Trình tự tiến hành xử lý kỷ luật theo quy định Pháp luật

Trước khi đưa ra văn bản quyết định kỷ luật công – viên chức , lao động ban quản lý cần trải qua các trình tự, thủ tục theo quy định của Pháp luật. Cụ thể, theo Điều 122 Bộ luật Lao động và Điều 70 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, người quản lý, người sử dụng lao động phải thực hiện các bước sau khi kỷ luật cấp dưới:

Bước 1

Lập biên bản khi phát hiện hành vi vi phạm của người lao động. Nếu không thì cần phải thu thập đầu đủ chứng cứ chứng minh được lỗi vi phạm của người đó.

Bước 2 

Thông báo sự việc tới cá nhân, tổ chức quản lý trực tiếp. Trong khi đó, người lao động có phải có mặt và có quyền tự bào chữa cho bản thân hoặc có thể nhờ người khác bào chữa. Nếu lao động dưới 15 tuổi thì cần có sự có mặt của người đại diện pháp luật (người giám hộ).

Bước 3

Sau khi đã báo cáo và xác minh tính xác thực, các ban ngành liên quan sẽ họp để đưa ra quyết định kỷ luật phù hợp:

  • Thông báo về cuộc họp: Mục đích, thời gian, địa điểm; Người bị kỷ luật là ai? Đã vi phạm điều gì? Người giám hộ đối với lao động dưới 15 tuổi; Người làm chứng bào chữa nếu có thì cần trình diện trước cuộc họp 5 ngày làm việc. Người sử dụng lao động cần thông báo và đảm bảo các bên liên quan có mặt đầy đủ trong cuộc họp. Nếu 1 trong số đó không tham dự được thì người sử dụng lao động và lao động sẽ thảo luận với nhau để quyết định thời gian, địa điểm họp khác. Nếu 2 bên không thống nhất được với nhau thì quyền quyết định thuộc về người sử dụng lao động. 

    Xử lý kỷ thuật theo pháp luật
    Xử lý kỷ thuật theo pháp luật
  • Trong trường hợp các thành phần khác ngoài người sử dụng lao động và người lao động không tham dự thì người lao động vẫn có quyền tiếp tục tiến hành cuộc họp theo thời gian và địa điểm đã định.
  • Nội dung trong cuộc họp xử lý kỷ luật cần được ghi chép lại bằng văn bản và thông qua bởi các thành phần tham dự trước khi kết thúc. Nếu có ai không ký xác nhận thì cần nêu rõ danh tính và nguyên do.

Bước 4 

Mẫu quyết định kỷ luật cần được ban hành trong thời hạn quy định và gửi tới cho tất cả các cá nhân tham dự cuộc họp xử lý (kể cả những người không đến tham gia).

👉 Xem thêm: Quy trình xin nghỉ phép tiêu chuẩn

Link tải các mẫu quyết định kỷ luật thông dụng hiện nay

  • Mẫu quyết định kỷ luật công chức, viên chức: Tải ngay
  • Mẫu quyết định kỷ luật Đảng viên: Tải ngay

Dù là mẫu quyết định kỷ luật hay khen thưởng thì đều cần chỉnh chu về nội dung và hình thức để bảo đảm tính chuyên nghiệp của đơn vị, doanh nghiệp. Nếu cần, bạn có thể tải các mẫu văn bản kỷ luật nêu trên rất đơn giản và tiện lợi.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: