Due Diligence là gì? Due Diligence là hoạt động các nhà đầu tư thực hiện trước khi có ý định đầu tư hoặc mua bán, sáp nhập với doanh nghiệp khác. Vậy có những hình thức thẩm định của Due Diligence nào? Cùng đọc để bỏ túi kiến thức hữu ích ngay bạn nhé!
Mục lục
- Due diligence có nghĩa là gì?
- Phân tích thực trạng Due Diligence tại Việt Nam
- Lý do nên triển khai hoạt động Due Diligence
- Các hình thức thẩm định Due diligence là gì?
- Những hình thức thẩm định Due diligence
- Financial Due diligence (Thẩm định tài chính)
- Commercial Due Diligence (Thẩm định thương mại)
- Legal Due Diligence (Thẩm định pháp lý)
- Administrative Due Diligence (Thẩm định quản lý hành chính)
- Asset Due Diligence (Thẩm định tài sản)
- Human Resources Due Diligence (Thẩm định nguồn nhân lực)
- Environmental Due Diligence (Thẩm định môi trường)
- Taxes Due Diligence (Thẩm định thuế quan)
- Intellectual Property Due Diligence (Thẩm định quyền sở hữu trí tuệ)
- Quy trình thực hiện Due Diligence tại doanh nghiệp
- Hoạt động Due Diligence Meeting
- Một số lưu ý khi thực hiện Due Diligence
Due diligence có nghĩa là gì?
Due diligence là gì? Thuật ngữ này có nghĩa chỉ về hoạt động thẩm định, điều tra đối với một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp trước khi tiết hành ký kết bất kỳ một bản hợp đồng nào đó. Nó được sử dụng khá nhiều trong những cuộc thẩm tra mang tính tự nguyện.
Due diligence được cho là một trong những nghiệp vụ vô cùng quan trọng khi thu mua tài sản, hay một công ty nào đó. Phía người mua sẽ tiến hành đánh giá về tiềm năng của công ty một cách chi tiết và khách quan nhất. Từ dữ liệu đó, họ mới đưa ra quyết định nên mua hay không một cách chính xác và đúng đắn nhất.
👉 Xem thêm: Investor là gì? Yếu tố để trở thành nhà đầu tư giỏi
Phân tích thực trạng Due Diligence tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, chưa có sự rõ ràng trong triển khai hoạt động tài chính, kế toán và pháp lý. Chính vì vậy, các nhà đầu tư luôn có sự cẩn trọng đặc biệt khi đưa ra quyết định rót vốn đầu tư.
Chương trình Thương vụ Bạc tỷ – Shark Tank Việt Nam chính là minh chứng rõ ràng và sinh động nhất cho thực trạng này. Cụ thể, giữa hàng trăm Startup kêu gọi vốn đầu tư, chỉ có 22 Startup được đồng ý đầu tư. Trong số 22 công ty khởi nghiệp, chỉ có khoảng 7 đơn vị nhận được khoản đầu tư từ các “Shark”.
Nguyên nhân khiến các Startup không nhận được đầu tư chủ yếu đến từ việc không đảm bảo điều kiện trong quá trình Due Diligence. Từ đây, chúng ta có thể dễ dàng thấy được tầm quan trọng của Due Diligence trong sự “thành bại” của một thương vụ đầu tư.
👉 Xem thêm: Thẩm định viên về giá là ai? Học thẩm định giá ở đâu?
Lý do nên triển khai hoạt động Due Diligence
Giai đoạn Due Diligence là yếu tố quan trọng tạo nên một cuộc giao dịch thành công bởi:
- Due Diligence cho phép người mua đánh giá chính xác giá trị doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể dễ dàng đưa ra quyết định có lợi và an toàn nhất trong kinh doanh.
- Xác định rủi ro liên quan đến giao dịch: Due Diligence không chỉ thẩm định về giá trị mà còn cả những vấn đề, rào cản pháp lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư giúp nhà đầu tư chọn lọc giao dịch phù hợp nhất.
- Bảo vệ tuyệt đối thông tin giao dịch: Trong Due Diligence, thời hạn được quy định trong khoảng một tháng. Thời hạn này có thể điều chỉnh, gia hạn thêm tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của giao dịch. Tuy nhiên, dù có sự điều chỉnh về thời gian, giao dịch đầu tư vẫn tuyệt đối an toàn nhờ chính sách bảo mật thông tin của quá trình thẩm định Due Diligence.
- Due Diligence cung cấp cho người mua tất cả các thông tin liên quan đến giao dịch chính. Nhà đầu tư theo đó có thể tận dụng các thông tin này như ưu thế để dành thế chủ động trong giao dịch chính.
👉 Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Cách áp dụng chi phí cơ hội vào kinh doanh
Các hình thức thẩm định Due diligence là gì?
Trong quá trình diễn ra thẩm định kinh doanh, để đảm bảo tính khách quan và chính xác, Due Diligence được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau. Tiêu biểu nhất phải nhắc đến:
- Thẩm định tài chính.
- Thẩm định về thương mại.
- Thẩm định về pháp lý doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số khía cạnh khác cũng được thẩm định như:
- Thẩm định thuế.
- Thẩm định hệ thống công nghệ thông tin.
- Thẩm định về tài sản trí tuệ.
Việc triển khai thẩm định luôn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Nó phải đảm bảo tính minh bạch, công tâm và chính xác nhất có thể.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Chuyên viên thẩm định
Những hình thức thẩm định Due diligence
Trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ tiến hành thẩm định và đánh giá doanh nghiệp. Toàn bộ quá trình này bao gồm rà soát thông tin chính xác, chi tiết để đi đến quyết định đầu tư cuối cùng.
Mỗi nhà đầu tư sẽ có những tiêu chí riêng để xác định một doanh nghiệp có thực sự phù hợp với mục đích họ hướng đến không. Dựa trên mục đích ban đầu, họ sẽ thực hiện Due Diligence tự nguyện hoặc theo nghĩa vụ.
Tùy theo điều kiện, nhà đầu tư có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thẩm định theo các hình thức: Thẩm định về tài chính (Financial Due Diligence), Thẩm định về thương mại (Commercial Due Diligence), Thẩm định về pháp lý doanh nghiệp (Legal Due Diligence), Thẩm định thuế (Tax Due diligence),…
👉 Xem thêm: Lãi suất kép là gì? Tân dụng sức mạnh lãi suất kép trong đầu tư
Financial Due diligence (Thẩm định tài chính)
Thẩm định tài chính là hoạt động xác minh thông tin tài chính đã được cung cấp và đánh giá hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp mục tiêu đầu tư. FDD không phải hoạt động độc lập mà gồm một chuỗi hoạt động như: đánh giá thu nhập, tài sản, công nợ, các khoản vay, hệ thống kiểm soát nội bộ.
Các thông tin thu thập được sẽ được thể hiện qua một báo cáo tên gọi là báo cáo Thẩm định tài chính hoặc báo cáo FDD. Nội dung báo cáo bao gồm:
- Các chính sách kế toán.
- Doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
- Các luồng tiền mặt.
- Tài sản ròng.
- Thuế.
- Chính sách lương hưu.
- Các kế hoạch tài chính.
Ngoài ra, nó còn có thể bao gồm một số nội dung:
- Liên hệ với thẩm định đặc biệt về thương mại.
- Rà soát lại các dự báo tài chính trong quá khứ.
- Đánh giá việc hợp lực, phối hợp (Synergies).
Commercial Due Diligence (Thẩm định thương mại)
Thẩm định thương mại chủ yếu tập trung vào môi trường kinh doanh các doanh nghiệp mục tiêu hoạt động; đối thủ cạnh tranh và đánh giá các giả định sử dụng trong xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Các thông tin quan trọng cần có sau CDD bao gồm:
- Phân tích SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats): Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách Thức.
- Phân tích KPCs (Key Purchase Criteria): Tiêu chí khách hàng lựa chọn sản phẩm doanh nghiệp, thương hiệu.
- Phân tích CSFs (Critical Success Factors): Xác định nhân tố quyết định mục tiêu, chiến lược kinh doanh.
- Phân tích dự báo (Forecast): Xác định khả năng tăng trưởng và dự báo tốc độ phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
👉 Xem thêm: Institutional investor là gì?
Legal Due Diligence (Thẩm định pháp lý)
Thẩm định pháp lý là hoạt động nhằm tìm hiểu, rào soát các rủi ro pháp luật của doanh nghiệp để đưa ra đánh giá, quyết định tối ưu. Tìm hiểu càng chi tiết, thời gian đầu tư càng được rút ngắn do không phải tạm dừng để giải quyết vấn đề phát sinh.
Thực hiện hoạt động thẩm định pháp lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý các tài liệu sau:
- Hồ sơ thành lập và hoạt động:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đầu tư.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế, danh sách cổ đông, điều lệ doanh nghiệp,…
- Vốn và chủ sở hữu:
- Các biên bản thỏa thuận chuyển nhượng vốn, cổ phần.
- Danh sách thành viên, sổ tay cổ đông.
- Chứng từ tài liệu chứng minh giao dịch chuyển khoản,…
- Nhân sự và cơ cấu tổ chức:
- Danh sách thông tin cá nhân (Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, thành viên chủ chốt).
- Biên bản bổ nhiệm, thuê nhân sự quản lý.
- Biên bản họp, nghị quyết doanh nghiệp.
- Tài liệu nội bộ doanh nghiệp…
- Lao động:
- Các loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng thử việc, thỏa thuận chuyển giao lao động,…
- Hợp đồng giao dịch:
- Hợp đồng thuê, sử dụng mặt bằng.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ, mua bán hàng hóa,…
- Thuế và kế toán:
- Báo cáo tài chính các năm.
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Sổ kế toán doanh nghiệp.
- Hóa đơn chứng từ đầu ra đầu vào, báo cáo công nợ,…
- Tài sản:
- Danh mục tài sản sở hữu, thuê.
- Hồ sơ đăng ký, giấy chứng nhận liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ.
- Hồ sơ đăng ký, giấy chứng nhận liên quan đến Tài sản cố định,…
- Ngân hàng và tín dụng:
- Danh sách thông tin tài khoản chỉ định nhận thanh toán.
- Thông tin người đứng tên tài khoản của doanh nghiệp.
- Tình trạng tài khoản doanh nghiệp và sao kê,…
- Điều kiện kinh doanh – Giấy phép:
- Giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh.
- Danh sách ngành nghề kinh doanh.
- Tài liệu liên quan đến giấy phép…
- Xử phạt; tranh chấp và tố tụng:
- Danh sách tài liệu liên quan đến các tranh chấp của doanh nghiệp.
- Biên bản xử phạt vi phạm hành chính…
Administrative Due Diligence (Thẩm định quản lý hành chính)
Thẩm định quản lý hành chính là hoạt động điều tra liên quan đến xác minh các hạng mục khác nhau do người bán sở hữu hoặc chiếm giữ như cơ sở vật chất, hạ tầng,…
Mục đích cuối cùng là xem các chi phí hoạt động này có ảnh hưởng đến dự án đầu tư cũng như các kế hoạch mở rộng trong tương lai không.
Asset Due Diligence (Thẩm định tài sản)
Thẩm định tài sản là lập lịch trình chi tiết về tài sản cố định và địa điểm liên quan. Các thông tin liên quan đến thỏa thuận thuê, mua, chính sách quyền sở hữu, đặc biệt là bất động sản cũng là vấn đề quan trọng trong thẩm định tài sản.
Human Resources Due Diligence (Thẩm định nguồn nhân lực)
Thẩm định nguồn nhân lực là hoạt động có phạm vi rộng bao gồm các yếu tố quan trọng như:
- Phân tích tổng số nhân viên, vị trí làm việc, thời gian làm việc,…
- Mức lương hiện tại, tiền thưởng, bảo hiểm, phụ cấp,…
- Hợp đồng lao động với các điều khoản không tiết lộ, không trưng cầu, cạnh tranh,…
- Chính sách nghỉ phép năm, nghỉ ốm, tai nạn lao động,…
- Phân tích vấn đề, khó khăn vướng mắc của nhân viên,…
Environmental Due Diligence (Thẩm định môi trường)
Thẩm định môi trường là hoạt động giúp nhà đầu tư không bị ảnh hưởng bởi các chính sách môi trường khắt khe tại từng địa phương. Để thực hiện thẩm định môi trường, cần đặc biệt lưu ý:
- Danh sách giấy phép môi trường và các xác nhận liên quan.
- Bản sao thu từ, thông bá của cơ quan địa phương.
- Xác minh phương thức xử lý của doanh nghiệp.
- Kiểm tra trách nhiệm pháp lý môi trường hoặc nghĩa vụ bồi thường trên thực tế.
Taxes Due Diligence (Thẩm định thuế quan)
Due Diligence liên quan đến trách nhiệm thuế bao gồm tất cả cá loại thuế công ty phải trả và đảm bảo thực hiện đầy đủ trên thực tế. Toàn bộ các hoạt động này phải được chứng minh bằng bản sao tờ khai thuế, thông tin kiểm toán, tài liệu liên quan đến tài khoản tín dụng, thư từ khác thường với cơ quan thuế.
Intellectual Property Due Diligence (Thẩm định quyền sở hữu trí tuệ)
Mọi doanh nghiệp đều có tài sản sở hữu trí tuệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đây là những tài sản vô hình nhưng lại tạo ra sự khác biệt giữa các đơn vị với nhau. Trong quá trình thẩm định loại tài sản đặc biệt này, doanh nghiệp cần chú ý:
- Lịch trình, ứng dụng bằng sáng chế.
- Lịch trình bản quyền, thương hiệu, tên thương hiệu.
- Đang chờ bằng cấp sáng chế.
- Khiếu nại đang chờ xử lý hoặc chống lại đơn vị vi phạm sở hữu trí tuệ.
👉 Xem thêm: Giám định là gì? Tìm hiểu các thông tin về giám định
Quy trình thực hiện Due Diligence tại doanh nghiệp
Quy trình thực hiện Due Diligence tại doanh nghiệp bao gồm 8 bước quan trọng như sau:
Thu thập số liệu vốn hóa (tổng giá trị) của công ty
Vốn hóa của công ty là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự biến động của cổ phiếu, mức độ sở hữu và quy mô thị trường tiềm năng của doanh nghiệp. Tìm hiểu chi tiết vốn hóa giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định công ty vốn hóa lớn (doanh thu lớn, ít biến động) hay nhà đầu tư nhỏ (chỉ phục vụ ở một thị trường và có biến động mạnh mẽ về giá cổ phiếu.
Cập nhật xu hướng doanh thu, lợi nhuận và tiền ký quỹ
Khi phân tích các con số, báo cáo thu nhập gồm doanh thu, thu nhập ròng, lợi nhuận, đây được coi là dòng cuối cùng. Nhà đầu tư không thể chỉ quan tâm dòng cuối cùng mà cần phân tích mọi xu hướng trong doanh thu, chi phí hoạt động, tỷ suất lợi nhuận,… Càng có sự so sánh chi tiết giữa các năm, việc đưa ra quyết định cuối cùng càng chính xác và thuận lợi.
Phân tích đối thủ cạnh tranh và tổng thể ngành
Một doanh nghiệp có thể mạnh ở hiện tại nhưng chúng ta không biết chính xác sự tăng trưởng, vị thế trong tương lai nếu không hiểu về đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện tốt bước này, nhà đầu tư cần phân tích, so sánh tỷ suất lợi nhuận từ ba đối thủ cạnh tranh trở lên theo nhóm ngành nghề. Đây có thể là đối thủ thống lĩnh thị trường, đối thủ ngang tầm hoặc có khả năng bứt phá trong tương lai.
Tiến hành định giá
Từ các phân tích và số liệu thu thập được, nhà đầu tư sẽ định giá doanh nghiệp dự định đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có tiềm năng và cơ hội phát triển càng lớn, mức đầu tư càng cao.
Quản lý và cấp quyền quản lý
Sau khi định giá, quyền quản lý sẽ được cân nhắc thay đổi để có sự phù hợp với định hướng phát triển, mở rộng trong tương lai. Trong một số trường hợp, quyền quản lý phụ thuộc vào quyền sở hữu cổ phần. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp ngoại lệ như nhà sáng lập vẫn tham gia quản lý dù nắm cổ phần ít hơn.
Lập bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán xác định chi tiết tài sản, các khoản nợ phải trả cũng như lượng tiền mặt khả dụng. Từ các phân tích trong bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư nắm rõ được các khoản nợ, nợ xấu,… theo mô hình và ngành nghề kinh doanh.
Lịch sử cổ phiếu doanh nghiệp
Ở bước này nhà đầu tư cần phân tích cụ thể sự biến động ngắn hạn và dài hạn của cổ phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý mọi kết quả chỉ có tính tương đối và không ảnh hưởng những biến động giá trong tương lai.
Khả năng cổ phiếu trên thị trường bị loãng
Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu tâm đến lượng cổ phiếu đang tồn tại cho công ty cũng như sự ảnh hưởng của các con số này đến quá trình cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, có sự đánh giá chính xác để đưa ra quyết định cuối cùng.
Hoạt động Due Diligence Meeting
Thực hiện xong Due Diligence, nhà đầu tư tiếp tục với hoạt động quan trọng không kém là Due Diligence Meeting. Due Diligence Meeting bản chất là cuộc họp sau thẩm định nhằm đúc kết và đưa ra ý kiến đóng góp. Đây cũng là cơ hội cuối cùng để nhà đầu tư có thể quyết định thực hiện đến cùng việc đầu tư hay lập tức hủy bỏ.
Một số lưu ý khi thực hiện Due Diligence
Để trở thành một nhà đầu tư thông thái, tỉnh táo trước mọi thương vụ đầu tư, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống, phân tích vấn đề kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
- Không để cảm xúc chi phối việc đưa ra quyết định, đánh giá dựa trên các con số.
- Chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra trước, trong và sau khi đầu tư.
- Tỉnh táo trước các dự án có có nhiều bất thường, kẽ hở pháp lý, rủi ro được che đậy bằng “lớp vỏ” hoàn hảo.
Như vậy, với những gì được JobsGo chia sẻ trong bài viết trên, các bạn đã hiểu “Due Diligence là gì” rồi đúng không? Chắc chắn các bạn không chỉ hiểu mà còn bỏ túi thêm rất nhiều thông tin hữu ích có liên quan.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)