Mô hình ASK trong tuyển dụng được rất nhiều nhà quản lý áp dụng trong quá trình tìm nhân tài. Nếu như bạn đang tìm hiểu về mô hình này thì hãy theo dõi ngay bài viết sau của JobsGO, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp các thông tin hữu ích nhất.
1. Mô hình ASK là gì?
Mô hình ASK là gì? ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge) là mô hình dùng để đánh giá năng lực phổ biến nhất trên thế giới. Có thể nói mô hình ASK được áp dụng chủ yếu trong việc đào tạo, phát triển năng lực nhân viên.
Rất nhiều bạn thắc mắc không biết mô hình ASK của ai? Theo tìm hiểu của JobsGO, mô hình này chính thức được xây dựng năm 1956 từ một nhà tâm lý học giáo dục Benjamin Bloom (người Mỹ).
Mô hình này dựa trên các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên 3 yếu tố đó là:
1.1 Attitude (Phẩm chất, thái độ)
Theo lý thuyết mô hình ASK yếu tố này nằm trong phạm vi cảm xúc của cá nhân. Nó là cách mà cá nhân phản ứng lại tình huống thực tế trong công việc. Phẩm chất, thái độ của ứng viên được xác định phù hợp với từng vị trí khác nhau.
1.2 Skill (Kỹ năng)
Skill thuộc các kỹ năng, thao tác mà người dùng đưa kiến thức thành hành động cụ thể. Trong trường hợp này có thể phân chia kỹ năng thành: Kỹ năng bắt chước, kỹ năng ứng dụng, kỹ năng vận dụng sáng tạo.
1.3 Knowledge (Kiến thức)
Nó nằm trong năng lực tduy, đây là những kiến thức, hiểu biết của một người sau khi trải qua quá trình giáo dục. Knowledge là năng lực thu thập thông tin, dữ liệu, hiểu vấn đề, phân tích, đánh giá, tổng hợp.
Đối với mỗi người, khi tiếp xúc và tham gia vào công việc nào đó thì kiến thức là cái cơ bản cần có nhất. Công việc, nhiệm vụ đảm nhận phức tạp bao nhiêu thì năng lực này càng cao. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp mà Knowledge cũng được cụ thể hoá hơn thành các yêu cầu.
Trên thực tế các yếu tố cấu thành mô hình ASK đều quan trọng, chúng kết hợp với nhau để tạo thành mô hình hoàn chỉnh, có hiệu quả khi áp dụng.
👉 Xem thêm: Turnover rate là gì? Cách giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự
2. Ví dụ về mô hình ASK
Để hiểu hơn về ASK bạn có thể tham khảo một mô hình ASK ví dụ cho vị trí copywriter như sau:
- Knowledge là trình độ ngôn ngữ của ứng viên
- Knowledge là trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung,…)
- Skill là kỹ năng tư duy chiến lược
- Skill là kỹ năng làm việc theo nhóm
- Attitude là khả năng sáng tạo, thay đổi trong công việc một cách linh hoạt
👉 Xem thêm: 8C – Mô hình tuyển dụng hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết
2. Lợi ích khi áp dụng mô hình đánh giá ASK
Mô hình ASK định vị bản thân rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong vấn đề tuyển dụng và đào tạo. Ở nội dung này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vai trò của ASK.
2.1 Giúp sàng lọc ứng viên trong tuyển dụng
Mô hình đánh giá năng lực ASK sẽ có kiến thức, thái độ, kỹ năng được xem như bắt buộc khi tuyển dụng. Việc sàng lọc CV xin việc của ứng viên là vấn đề đầu tiên mà ASK sẽ giúp bạn để từ đó có thể rút ngắn các khâu tuyển dụng, phỏng vấn mà đặc biệt sẽ không bỏ sót ứng viên tiềm năng.
Không chỉ có vậy, áp dụng mô hình ASK còn giúp bộ phận tuyển dụng “săn lùng” được ứng viên chất lượng. Dựa vào những tiêu chí mà ASK đưa ra, họ sẽ dựa vào đó để tìm kiếm, tiếp cận đối tượng phù hợp.
👉 Xem thêm: [Khám phá] Cách hoạt động của ATS trong quy trình quản lý tuyển dụng
2.2 Giúp đánh giá ứng viên trong phỏng vấn
Như ở trên đã nói mô hình đánh giá ASK giúp sàng lọc CV thì trong khâu phỏng vấn vẫn có thể áp dụng được. Với mô hình phỏng vấn ASK, nhà tuyển dụng cần làm rõ biểu hiện hành vi, chấm điểm cho từng mục kiến thức, kỹ năng, thái độ. Khi bộ phận nhân sự có định nghĩa chi tiết về các mức độ này thì sẽ đánh giá được ứng viên sát với thực tế nhất.
Điểm thái độ trong mô hình ASK cho ứng viên có thể đặt theo thứ tự từ 1 đến 5. Đối với những doanh nghiệp hướng theo tiêu chuẩn quốc tế thì quy trình này giúp chuẩn hóa quá trình tuyển dụng hơn.
2.3 Giúp đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp
Đánh giá nhân viên là một quá trình quan trọng không thể bỏ qua đối với doanh nghiệp. Bởi lẽ đây là bước giúp công ty phát triển vững mạnh. Theo đó, mô hình ASK đề cập đến việc đánh giá, chấm điểm nhân viên, xem xét sự thay đổi của họ để đáp ứng công việc mỗi ngày.
Hiện nay cũng có một số công ty sử dụng mô hình ASK đánh giá năng lực nhà quản lý trong việc nâng lương cho nhân viên. Khi nhân viên càng đạt điểm số cao thì mức lương và con đường thăng tiến càng phát triển.
2.4 Giúp xây dựng lộ trình Onboarding, đào tạo nội bộ công ty
Mô hình năng lực ASK luôn được bộ phận tuyển dụng nhân sự chờ đợi từ công ty. Bởi nó sẽ giúp nhân viên mới nắm rõ yêu cầu công việc. Đặc biệt nó còn phù hợp khi bạn sử dụng kiến thức, thái độ, kỹ năng làm nội dung giáo trình Onboarding người mới.
Quá trình đào tạo nhân sự trong công ty cần có mục đích, mục tiêu cụ thể để giúp nhân viên tiến gần với hình mẫu nhân viên lý tưởng đặt ra từ việc trình bày mô hình ASK.
3. Cách đánh giá năng lực nhân sự theo mô hình ASK
3.1 Đánh giá theo thái độ
Yếu tố Attitude được đánh giá theo 5 mức độ là:
- Hoàn toàn tập trung (Completely focussed): Rất quan tâm đến đào tạo và sẵn sàng học hỏi.
- Quyết tâm (Determined): Nhân viên có tinh thần quyết tâm và cố gắng để tiến bộ hơn nữa.
- Quan tâm (Interested): Quan tâm đến việc đào tạo và cố gắng cải thiện kiến thức, kỹ năng.
- Bình thường (Casual): Nhân viên không quá quan tâm đến quá trình đào tạo.
3.2 Đánh giá theo kỹ năng
Skill sẽ có 5 mức độ đánh giá sau đây:
- Kỹ thuật cao (Highly skilled): Kỹ năng xuất sắc và thực hiện công việc với ít lỗi nhất.
- Thành thạo (Proficient): Nhân viên có thể thực hiện các yêu cầu công việc một cách dễ dàng.
- Thực hành (Practised): Nhân viên có thể ứng dụng các kỹ năng đã học vào công việc.
- Đang phát triển (Developing): Nhân viên đang học hỏi và phát triển thêm các kỹ năng.
- Bắt đầu (Beginner): Nhân viên vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu.
3.3 Đánh giá theo kiến thức
Knowledge sẽ gồm 5 mức độ đánh giá như sau:
- Thấu đáo: Nhân viên hiểu được toàn bộ nội dung đào tạo.
- Hiểu biết tốt: Nhân viên có thể đưa ra các câu trả lời một cách đầy đủ, chi tiết.
- Hiểu biết cơ bản: Nhân viên có thể trả lời các câu hỏi đào tạo nhưng không cụ thể, rõ ràng.
- Có một hoặc hai ý: Nhân viên có kiến thức nhưng không giải thích được các vấn đề.
- Không có kiến thức: Nhân viên gần như không có kiến thức chuyên môn.
👉 Xem thêm: Tháp nhu cầu – Ứng dụng mô hình quản lý nhân sự hiệu quả
Mô hình ASK đặc trưng trong tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công và tìm được ứng viên tiềm năng. Hi vọng bài viết của JobsGO đã giúp bạn có được những thông tin hữu nhất. Để thật sự phát huy được hết tác dụng của mô hình này, việc đào tạo nhân viên nội bộ cũng cần có quy trình bài bản và nắm chắc nhược điểm của ASK.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)