Bí kíp thoát khỏi mác ứng viên lười trong mắt nhà tuyển dụng

Đánh giá post

Khi thị trường lao động càng cạnh tranh khốc liệt bao nhiêu, việc tuyển chọn và đánh giá ứng viên sẽ ngày càng khắt khe bấy nhiêu. Và lười chính là một trong những lý do dẫn đến nhiều ứng viên bị loại ngay từ vòng gửi xe. Vậy nên làm gì để thoát khỏi mác ứng viên lười trong mắt nhà tuyển dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc đó.

Biểu hiện của một ứng viên lười trong mắt nhà tuyển dụng

làm gì để thoát khỏi mác ứng viên lười
Biểu hiện của một ứng viên lười trong mắt nhà tuyển dụng

Chúng ta sẽ có rất nhiều cách để định nghĩa một người tìm việc lười biếng. Nhưng nhìn chung điều khiến các nhà tuyển dụng vô cùng thất vọng đó chính là sự hời hợt và thiếu nỗ lực trong việc giành lấy cơ hội công việc họ ứng tuyển. Dưới đây là một số biểu hiện mà nhà tuyển dụng thường mặc định gắn mác lười cho ứng viên:

  • Gửi JD rồi nhưng không tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí và yêu cầu công việc mà mình ứng tuyển.
  • Viết CV một cách sơ sài và không kiểm tra cẩn thận trước khi gửi đi.
  • Rải CV nhiều nơi và quên chỉnh sửa lại vị trí công việc mình apply.
  • Có rất ít ứng viên chủ động viết thư giới thiệu khi nộp hồ sơ (trừ khi bắt buộc).
  • Thường gây khó dễ với HR khi chốt lịch phỏng vấn.
  • Phản hồi email của nhà tuyển dụng một cách hời hợt.

Và đó cũng chính là lý do tại sao các ứng viên lười biếng, chỉ biết nghĩ đến lợi ích bản thân sẽ là đối tượng nhiều được nhiều nhà tuyển dụng “ưu tiên” loại sớm mà không phải chần chừ. Bởi, nếu có tuyển dụng thì với những tính cách như thế sẽ khó có thể gắn bó lâu dài được, có thể chỉ vài tuần ứng viên sẽ bỏ ngang công việc mà đi, vừa mất thời gian vừa tốn ngân sách đào tạo của doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: Các cách “trị” nhân viên lười biếng hiệu quả mà các lãnh đạo cần biết

Nên làm gì để thoát khỏi mác ứng viên lười trong mắt nhà tuyển dụng?

Bí quyết thoát khỏi mác ứng viên lười
Bí quyết thoát khỏi mác ứng viên lười

Mặc dù, không phải tất cả mọi ứng viên tìm việc đều lười, nhưng về cơ bản có khá nhiều người lười. Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng mong muốn nhận được một công việc và mức lương ưng ý nhưng thực tế lại hời hợt, thiếu sự đầu tư cho cuộc chiến giành tấm vé chiến thắng vào công ty. Nếu bạn còn băn khoăn thì dưới đây là một số giải pháp giúp bạn thoát khỏi mác ứng viên lười và hạ gục nhà tuyển dụng.

Đầu tư và chỉnh sửa hồ sơ xin việc cẩn thận

Trước khi viết CV xin việc hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc JD một cách cẩn thận. Bởi, chỉ khi nắm rõ nội dung công việc mà bạn đang ứng tuyển, bạn mới có thể điều chỉnh lại nội dung CV một cách hợp lý và phù hợp với vị trí công việc đó. Một lời khuyên ở đây là hãy nhờ một người bạn thân hay đồng nghiệp mà bạn tin tưởng để đưa ra những lời feedback về CV bạn trình bày. Hãy đảm bảo rằng mọi thông tin trong CV đều được thể hiện một cách súc tích, dễ đọc và dễ hiểu. Đừng để khi CV được đi, ấn tượng của nhà tuyển dụng về bạn là một ứng viên lười, không chịu khó tìm hiểu công việc.

Và điều quan trọng nhất, thay vì lựa chọn các mẫu CV/Resume đã quá quen thuộc trên mạng hay các website tìm việc, bạn hãy tự sáng tạo cho mình một bản CV thật độc đáo để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng nhé!

👉 Xem thêm: Lưu ý khi viết CV: 9 sai lầm phổ biến khiến bạn bị từ chối

Rà soát và kiểm tra thật kỹ càng trước khi gửi đi

Rà soát thật kỹ trước khi gửi đi
Rà soát thật kỹ trước khi gửi đi

Trước khi gửi đi, bạn hãy cố gắng kiểm tra thật kỹ một lần nữa về thông tin trong CV và email xin việc. Bởi lẽ, sẽ thật tiếc nếu nhà tuyển dụng vô tình phát hiện ra một lỗi sai nào đó của bạn thì sao? Khi đó, những nhà tuyển dụng khó tính sẽ đánh giá bạn là người sơ sài, thiếu chuyên nghiệp và điều đó vô tình gây ảnh hưởng xấu tới kết quả xin việc. Thế nên, hãy chắc chắn bạn đã kiểm tra thật kỹ càng trước khi gửi hồ sơ đi để tránh những lỗi sai không đáng có nhé!

Chủ động viết thư xin việc – tại sao không?

Ngoại trừ các công ty lớn thì các doanh nghiệp ở Việt Nam thông thường sẽ không yêu cầu ứng viên phải nộp thư xin việc (Cover Letter). Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ vô cùng ấn tượng nếu bạn chuẩn bị thêm một bản Cover Letter đặt bên cạnh. Bởi lẽ, điều đó chứng minh được sự quan tâm đặc biệt của bạn dành cho công ty cũng như vị trí ứng tuyển. Đồng thời, nó còn giúp bạn ghi điểm với những nhà tuyển dụng khó tính bởi sự chu đáo và chuyên nghiệp của mình. Thế nên, ngoài CV tại sao không tận dụng thêm cơ hội bằng cách chủ động viết một lá thư xin việc nữa nhỉ?

👉 Xem thêm: Tạo “điểm G” trên đơn xin việc làm để thu hút nhà tuyển dụng

Tóm lại, để thoát khỏi tư duy “ứng viên ngày nay thường thiếu chủ động và lười” trong mắt nhà nhà tuyển dụng, bạn lại càng phải nỗ lực nhiều hơn để chứng minh cho họ thấy được quyết tâm của mình. Nhưng nhìn chung, xin việc là một quá trình khó khăn và cần đầu tư rất nhiều thời gian. Chỉ khi bạn nỗ lực hết mình, thành công và may mắn mới mỉm cười đến bạn. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: