Tạo “điểm G” trên đơn xin việc làm để thu hút nhà tuyển dụng

Đánh giá post

Vòng đầu tiên trong quy trình ứng tuyển việc làm là gửi CV tới nhà tuyển dụng. Đây là bản tóm tắt ngắn gọn nhưng đầy đủ những thông tin nổi bật nhất của cá nhân nhằm thu hút nhà tuyển dụng nhưng nhiều bạn trẻ mới ra trường hay thích kiểu “viết văn”  và “kể chuyện” trong bản CV.

Theo nghiên cứu nhà tuyển dụng chỉ mất 10 đến 20 giây cho một CV để nắm bắt những thông tin quan trọng nhất và đưa ra những đánh giá ban đầu về mức độ phù hợp với việc làm của ứng viên đó.

Hình ảnh dưới đây là minh họa cho một nghiên cứu về chuyển động mắt tự nhiên của phần lớn nhà tuyển dụng khi đọc đơn xin việc làm lần đầu tiên của ứng viên. Hình ảnh bên phải có chuyển động mắt nhiều hơn và đều hơn từ trên xuống dưới so với hình bên trái. Bạn có biết vì sao không? Chính là ở cách sắp xếp và trình bày thông tin, cách sắp xếp bên phải rõ ràng, mạch lạc giúp nhà tuyển dụng tìm thấy thông tin mà họ cần thay vì phải “đọc văn” như cách trình bày bản CV bên trái.

Khi bạn đã biết rằng phải trình bày thông tin trên bản CV một cách mạch lạc, rõ ràng thì hãy tập trung vào “điểm G”, đây là điểm nhà tuyển dụng chú ý trong 6 giây đầu tiên.

Dưới đây là cách xác định điểm G, bạn trải bản CV và gấp từ mép bên trái đến hết lề bên phải của trang đầu tiên, sau đó mở ra. Vùng gấp chéo đó chính là “điểm G” đây chính là những thông tin quan trọng nhất mà tuyển dụng chú ý.

– Phần thông tin cá nhân

Phần này không làm nổi bật bạn so với các ứng viên khác nhưng lại vô cùng quan trọng vì nó chứa các thông tin liên lạc, phần này không cần dài mà cần ghi những thông tin quan trọng nhất gồm: Họ tên, năm sinh, quê quán, số điện thoại và email.

– Phần mục tiêu nghề nghiệp

Phần này rất hay nhé, mình từng đọc CV nhiều bạn viết mục tiêu nghề nghiệp như kiểu viết chuyện đời mình, dài gần 2/3 trang giấy với một suy nghĩ sai lầm rằng nhà tuyển dụng sẽ đọc hết những “tâm sự” này.

Bạn nên gạch đầu dòng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng, cụ thể về thời gian. Những mục tiêu này cần sát nhất với việc làm mà bạn ứng tuyển. Đừng quá khiêm tốn cũng như đừng quá phi thực tế khi đặt ra các mục tiêu. Một cách sáng tạo hơn là bạn có thể dùng biểu đồ để thể hiện phần này như hình minh họa dưới đây.

– Phần kinh nghiệm làm việc

Như hình vẽ “điểm G ở trên” thì nhà tuyển dụng có thể sẽ không xem hết phần này chính vì vậy hãy đưa những kinh nghiệm nổi bật nhất và liên quan đến việc làm mà bạn ứng  tuyển lên những gạch đầu dòng đầu tiên.

Để tạo sự thu hút bạn nên sử dụng những từ khóa việc làm. Ví dụ thay vì ghi là kỹ năng hãy ghi và in đậm là Kỹ năng bán hàng, Kỹ năng giao tiếp…Viết hoa hoặc in đậm tên công ty bạn từng làm cũng là tip rất hay để gây chú ý. Bạn cũng có thể đưa vào các con số cụ thể để làm tăng mức độ tin cậy cho phần này. Ví dụ như: Làm việc 3 năm tại công ty A, quản lý 5 member, tăng doanh số 50%…Giới hạn cho phần này chỉ nên từ 3-4 gạch đầu dòng là phù hợp.

Trên đây là một tip nhỏ mình chia sẻ với các bạn để tạo ra một bản CV có thể giữ nhà tuyển dụng ở lại lâu hơn và mang lại nhiều khả năng thành công hơn. Nhớ nhé, CV là bản tóm tắt hoàn hảo chứ không phải một bài văn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: