Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ có những nhân viên làm việc không đạt hiệu quả. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm cả chủ quan và khách quan. Vậy làm sao để giải quyết được vấn đề? Kết quả không như mong đợi, lãnh đạo nên động viên hay trách cứ nhân viên?
Mục lục
Nhân viên không đạt kết quả như mong đợi – nguyên nhân do đâu?
Việc nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao, kết quả không như mong đợi là tình trạng khá phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp. Vậy nguyên nhân xảy ra vấn đề này là gì?
Nguyên nhân chủ quan
Không thể đảm bảo yêu cầu công việc thường là do các nguyên nhân từ phía nhân viên. Có thể là nhân viên đó lơ là, không tập trung và không thể theo kịp tiến độ, kế hoạch đã đặt ra. Cũng có thể nhân viên bất cẩn gây ra sai sót khiến cho toàn bộ quá trình đổ bể, phải thực hiện lại, thậm chí là không thể cứu vãn,… Và tất nhiên, với những lý do này, nhân viên sẽ cần chịu hoàn toàn trách nhiệm mà bản thân mình đã gây ra cho doanh nghiệp.
Nguyên nhân khách quan
Trong một số trường hợp, nguyên nhân khiến công việc không thể hoàn thành, đạt hiệu quả như mong muốn có thể do chính doanh nghiệp. Đó là bởi cách quản lý của nhà lãnh đạo chưa thực sự tốt, thường xuyên thay đổi kế hoạch một cách quá gấp khiến nhân viên không thể bắt kịp. Hay cũng có thể vấn đề tài chính chưa đảm bảo, nhân sự không đủ,… khiến cho công việc bị gián đoạn và không đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu.
👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi
Nên động viên hay trách cứ khi nhân viên không đạt kết quả tốt?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc nhân viên không đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo sẽ xử lý, giải quyết hậu quả, vấn đề đó như thế nào? Nên đổ trách nhiệm cho nhân viên, trách cứ vì không làm việc tốt hay là sẽ động viên để nhân viên cố gắng nhiều hơn?
Gặp mặt và trao đổi trực tiếp
Khi không thể đạt được mục tiêu, chắc chắn không người sếp nào cảm thấy vui vẻ, thậm chí còn tức giận. Tuy nhiên, bạn cũng không nên thể hiện điều đó ra bên ngoài mà cần kiềm chế, suy nghĩ thấu đáo để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác nhất. Bởi sự nóng giận, cãi vã sẽ làm cho hình ảnh của bạn trong mắt nhân viên bị xấu đi, đồng thời còn có thể khiến nhân viên tự ái, thù địch.
Giải pháp tốt nhất để xử lý, giải quyết vấn đề này chính là bạn nên gặp mặt, trao đổi và giải thích một cách khách quan để nhân viên hiểu được chất lượng công việc đã giảm sút như thế nào? Bạn cần đưa ra những lỗi lầm cần thay đổi, phương pháp để nhân viên gia tăng hiệu quả hơn.
Lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể với nhân viên
Nhân viên không đạt được kết quả tốt đôi khi vì họ chưa nắm rõ được chi tiết kế hoạch, mục tiêu. Do đó, là người quản lý, lãnh đạo, bạn hãy tóm tắt cho nhân viên hiểu chính xác về mục tiêu cùng cách để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.
Bạn có thể thảo luận cùng nhân viên về cách mà họ muốn cải thiện, những gì nhân viên muốn học hỏi. Sau khi thiết lập được mục tiêu thì nên theo dõi tiến độ, đảm bảo nhân viên của mình đang làm đúng, làm tốt theo những gì đã vạch ra.
👉 Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một leader giỏi?
Công nhận và động viên nhân viên
Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Những lời trách móc, phàn nàn của bạn rất có thể khiến nhân viên cảm thấy nặng nề, mất tinh thần và không thể tiếp tục làm việc.
Chính vì vậy, dù nhân viên chưa đạt được kết quả tốt nhưng có thể họ đã rất cố gắng, họ cũng đáng được khen vì tinh thần, sự nỗ lực trong việc. Là sếp, bạn cũng nên công nhận, động viên để họ thấy thoải mái, có động lực hơn. Đây là cách xử lý khéo léo và không làm mất lòng các nhân viên.
Khắt khe hơn nếu nhân viên tiếp tục mắc lỗi
Nhân viên từng mắc sai lầm, bạn đã từng cho họ cơ hội để cải thiện, sửa sai. Thế nhưng, 1 – 2 lần rồi vẫn tiếp tục mắc lỗi thì chắc chắn là một người lãnh đạo, bạn phải khắt khe hơn trong cách xử lý.
Nếu một nhân viên thường xuyên không hoàn thành công việc, không mang lại kết quả như mong đợi, điều đó có nghĩa là người đó thực sự không cố gắng, không nỗ lực. Và cách giải quyết có thể bắt đầu từ những hình phạt nhẹ, phạt tài chính, tăng dần theo cấp độ. Nếu nó vượt ngưỡng cho phép thì việc đưa ai đó ra khỏi công ty cũng là điều cần thiết.
👉 Xem thêm: Nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp nên làm gì? Cách xử lý ra sao?
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cách giải quyết tình trạng nhân viên không đạt kết quả như mong đợi trong công việc dành cho nhà lãnh đạo. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp nhà quản lý có thể phát triển doanh nghiệp của mình tốt hơn. Đừng quên thường xuyên truy cập vào JobsGo.vn để cập nhật thêm những tin tức liên quan nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)