Bạo Lực Học Đường Là Gì? Quy Định Về Phòng Chống Bạo Lực Học Đường

5/5 - (1 vote)

Bạo lực học đường là vấn đề luôn được các bậc phụ huynh và nhà trường quan tâm. Hiện nay tình trạng này diễn ra nhiều hơn với các hình thức khác nhau khiến cho nhiều bạn học sinh bị mắc phải các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý, sức khỏe. Vậy bạn hiểu bạo lực học đường là gì? Cùng JobsGO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bạo lực học đường là gì?

Để hiểu hơn về bạo lực học đường, chúng ta cùng bóc tách thành 2 vế:

  • Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh, thể chất để làm các hành vi: Đánh đập, bất chất công lý, pháp luật, đạo đức, xúc phạm… có tác động đến thân thể của người khác và khiến họ bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần.
  • Học đường là môi trường, là nơi sinh hoạt, học tập của học sinh, sinh viên. Trong môi trường này các bạn sẽ được giảng dạy về kiến thức, văn hóa, thể lực để trở thành một người có ích cho xã hội.

Như vậy có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, bất chấp pháp luật, đạo lý, xúc phạm và gây ra nhiều tổn thương về mặt tinh thần, thể xác cho học sinh, sinh viên và nó diễn ra trong môi trường giáo dục.

bạo lực học đường là gì
Bạo lực học đường là gì?

Hay theo Nghị định 80/2017 NĐ-CP có quy định như sau: Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi khác gây tổn hại về về vật chất, tinh thần của người học tại cơ sở học tập.

Xem thêm: Bạo lực lạnh nơi công sở – làm sao để nhận biết?

2. Tại sao có tình trạng bạo lực học đường?

Bạo lực học đường xảy ra từ những mâu thuẫn nhỏ hay lớn? Từ phía học sinh hay nhà trường? Để nắm bắt rõ hơn về nguyên nhân bạn hãy theo dõi tiếp nội dung của phần này nhé.

2.1 Từ học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên (từ khoảng 12 – 18 tuổi) đang trong quá trình học tập, biến đổi cả về thể chất lẫn tâm sinh lý. Trong giai đoạn này các bạn có rất nhiều những thay đổi về tính cách, vì thế mà nhà trường, gia đình cần phải có những hành động, biện pháp bảo vệ các em. Đặc biệt phải giúp các em tránh xa hành vi tiêu cực của xã hội.

Ở thời điểm đó, học sinh, sinh viên chịu đả kích, kích thích từ nhân tố và đối tượng xấu sẽ khiến các em học theo. Từ đó các em sẽ hình thành lên tâm lý thích bắt nạt bạn bè. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực tại trường học.

2.2 Từ nhà trường

Nhiệm vụ chính của nhà trường là giảng dạy, đào tạo, cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng để giúp các em học sinh, sinh viên có thái độ tích cực hơn, trở thành người tốt. Bởi thế mà khi nhà trường không có chương trình đào tạo phù hợp sẽ là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực.

Hiện nay chương trình giáo dục còn đặt nặng về vấn đề kiến thức văn hóa, vì thế mà đôi khi quên mất việc dạy học sinh lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế. Đa phần nhà trường chưa đưa được chương trình thực tế và hoạt động có ích vào bài học. Một mặt trái của xã hội, của đồng tiền đã làm mất giá trị quan trọng đạo đức và bổn phận của người giáo viên. Chính vì thế mà họ đã tiếp tay, dung túng cho những hành vi xấu.

2.3 Từ gia đình

Gia đình là yếu tố trực tiếp tác động vào tâm lý của các em, hình thành lên tâm lý, cách cư xử, giúp trẻ nhận biết được đâu là hành vi có hại và có lợi. Thế nhưng hiện nay rất nhiều gia đình chọn hình thức giáo dục nặng như: Quát mắng, đánh đập,… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

Đặc biệt, phụ huynh cũng thường chạy đua theo lợi nên quên đi việc dành tình cảm cho con cái. Vì ít được bố mẹ quan tâm, chăm sóc nên trẻ thiếu thốn tình cảm dẫn đến việc trẻ có tính cách xấu, gia tăng nguy cơ bạo lực học đường.

Xem thêm: Đào tạo là gì? Lợi ích & các hình thức đào tạo hiện nay

2.4 Từ xã hội

Các yếu tố xác hội cũng là nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực học đường xảy ra. Các em học sinh thường bị thu hút bởi bộ phim bạo lực, sách báo, trò chơi điện tử, đồ chơi bạo lực (dao, kiếm, súng,…). Một khi trẻ tiếp cận sẽ có ảnh hưởng đến quá trình hình thành tâm lý ở hiện tại và tương lai.

bạo luật học đường là gì
Tại sao có tình trạng bạo lực học đường?

3. Thực trạng bạo lực học đường tại Việt Nam

Hiện nay, bạo lực học đường đang là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Việt Nam đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và tình trạng này không có dấu hiệu dừng lại, thậm chí còn đang gia tăng.

Điều đáng chú ý là những hành vi bạo lực học đường thường bắt nguồn từ những xô xát nhỏ nhặt nhưng lại trở nên nghiêm trọng. Vụ việc bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở một cá nhân, một trường hợp cụ thể mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị.

Đối tượng của bạo lực học đường rất đa dạng và phức tạp, diễn ra ở các cấp bậc từ tiểu học đến đại học. Nó thường xảy ra ở cả các học sinh nam và học sinh nữ (đặc biệt là cấp THCS, THPT), thậm chí là giữa học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh.

Theo các thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung bình trong một năm học, có khoảng 1600 vụ bạo lực học đường được ghi nhận trong và ngoài nhà trường. Điều này có nghĩa là khoảng 1 vụ đánh nhau xảy ra cho khoảng 5200 học sinh và một em học sinh phải nghỉ học vì bạo lực xảy ra cho khoảng 11000 học sinh.

Trong số đó, hơn 75% các vụ bạo lực học đường có đối tượng là học sinh và sinh viên. Tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.

Ở Việt Nam, bạo lực học đường không chỉ giới hạn trong hình thức đánh nhau gây tổn thương thể chất, mà còn bao gồm các hành vi tấn công về mặt tinh thần như đe dọa, lăng mạ, chửi rủa,… Những hành vi này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của học sinh trong tương lai.

4. Cách xử lý vấn đề bạo lực học đường

Căn cứ theo Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH sẽ xử lý bạo lực học đường như sau:

  • Cần phải tiến hành biện pháp cô lập, khống chế kịp thời đối với cá nhân gây ra bạo lực tại học đường. Không để cá nhân đó có hành vi gây ra các hậu quả không mong muốn.
  • Báo cáo ngay với nhà trường để xử lý bạo lực theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết thì cần thông báo với chính quyền, cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lý.
  • Cần phải có đánh giá mức độ tổn thương cơ thể của người bị bạo lực. Sau đó cần thực hiện biện pháp hỗ trợ, chăm sóc y tế với nạn nhân. Sau đó sẽ theo dõi và có biện pháp hỗ trợ bảo vệ an toàn cho nạn nhân ở thời gian tới.
  • Thông báo với gia đình của người bị bạo lực để phối hợp và xử lý kịp thời.

Xem thêm: Tư vấn học đường là gì? Vai trò, nhiệm vụ và nội dung tư vấn

5. Quy định về phòng, chống bạo lực học đường của Chính phủ

nguyên nhân bạo lưc học đường
Quy định về phòng, chống bạo lực học đường của Chính phủ

Để phòng, chống bạo lực học đường, Nghị định 80/2017/NĐ-CP đã đưa ra một số quy định cụ thể như sau:

5.1 Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

  • Tăng cường hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình học sinh và cộng đồng về tác hại và hậu quả của bạo lực học đường.
  • Giáo dục và trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, xâm hại học sinh và bạo lực trên mạng cho học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục và gia đình học sinh. Đồng thời, cung cấp giáo dục, tư vấn về kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.
  • Công khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường và cung cấp thông tin về các kênh tiếp nhận thông tin và tố giác về bạo lực học đường.
  • Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường.
  • Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực và không bạo lực đối với học sinh.

5.2 Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường

  • Phát hiện kịp thời các hành vi của học sinh có khả năng gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường và các trường hợp học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường.
  • Đánh giá mức độ nguy cơ và hình thức bạo lực có thể xảy ra để đưa ra biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể.
  • Thực hiện các hoạt động tham vấn, tư vấn cho học sinh có nguy cơ bị bạo lực và học sinh gây ra bạo lực, nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

5.3 Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường

  • Tiến hành đánh giá ban đầu về mức độ tổn hại của học sinh và đưa ra nhận định về tình trạng hiện tại của họ.
  • Triển khai ngay các biện pháp hỗ trợ, chăm sóc y tế và tư vấn cho học sinh bị bạo lực. Đồng thời, tiến hành theo dõi và đánh giá sự an toàn của học sinh bị bạo lực.
  • Thông báo ngay cho gia đình của học sinh để cùng nhau xử lý tình huống. Trong trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục, cần thông báo ngay với cơ quan công an, UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để có sự phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Làm sao để giảm tình trạng bạo lực học đường?

Tình trạng bạo lực học đường gây ra rất nhiều hậu quả xấu đối với học sinh, gia đình và nhà trường. Chính vì thế mà chúng ta cần phải có những biện pháp phòng tránh như sau:

các hình thức bạo lực học đường
Làm sao để giảm tình trạng bạo lực học đường?

6.1 Đối với học sinh, sinh viên

  • Cần phải tích cực rèn luyện văn hóa đời sống, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo.
  • Cần phải nghiêm chỉnh thực hiện nội quy trong trường và lớp học.
  • Tránh xa các nhân tố bạo lực ở môi trường xung quanh.
  • Tự biết cách kiềm chế cảm xúc để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
  • Tích cực tham gia vào hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức.

6.2 Đối với nhà trường, đơn vị tổ chức giáo dục

  • Tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo, đưa kỹ năng sống vào chương trình giáo dục.
  • Tổ chức thêm nhiều hoạt động rèn luyện, thi đua cho học sinh, sinh viên.
  • Xây dựng hình phạt, cách giáo dục nghiêm khắc đối với học sinh, sinh viên gây ra bạo lực.
  • Cần phối hợp với công an để tổ chức buổi tọa đàm, tuyên truyền kiến thức về bạo lực và cách phòng tránh.

6.3 Đối với giáo viên

  • Thường xuyên theo dõi, quan tâm và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp.
  • Có biện pháp can thiệp kịp thời đến các nhân tố xấu đang ảnh hưởng đến các em.
  • Xây dựng môi trường học tập, giảng dạy lành mạnh, tích cực.
  • Phối hợp với gia đình, nhà trường để quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên.

6.4 Đối với gia đình

  • Cần quan tâm và dành nhiều thời gian đến con cái, tạo môi trường sống chan hòa, tình cảm.
  • Hạn chế hành vi bạo lực gia đình trước mặt con.
  • Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên để nắm bắt tình hình của con kịp thời.

Xem thêm: Đại học & trường nghề: Đâu mới là lựa chọn đúng?

Bạo lực học đường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về mặt thể chất lẫn tinh thần cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Vì thế chúng ta cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để ngăn chặn những hành vi bạo lực này. JobsGO mong rằng qua bài viết này bạn cũng hiểu rõ hơn “bạo lực học đường là gì?” và giải pháp để ngăn chặn tình trạng này.

Câu hỏi thường gặp

1. Nếu bị bạo lực học đường thì nên làm gì?

Nếu bạn chẳng may bị bạo lực học đường, bạn nên báo ngay cho phụ huynh, giáo viên và nhà trường để mọi người có thể bảo vệ cho bạn, đồng thời trừng phạt những người có hành vi sai trái.

2. Có nên học võ để tránh bị bạo lực học đường không?

Nếu bạn có điều kiện học võ thì điều này sẽ cực kỳ tốt. Nó không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe mà bạn còn có thể bản thân nếu không may rơi vào những trường hợp như bạo lực học đường,...

3. Trường công lập hay trường tư lập có tình trạng bạo lực học đường nhiều hơn?

Thật ra, bạo lực học đường không phân biệt trường công lập hay tư lập và nó phụ thuộc vào ý thức của học sinh.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: