Bài học từ Coronavirus: Đừng để nước đến chân mới nhảy

Đánh giá post

Trì hoãn, nước đến chân mới nhảy là một trong những “tâm bệnh” mà nhiều bạn trẻ mắc phải. Nó khiến cho cuộc sống luôn trở nên nấn ná, lần nữa hay mắc kẹt trong “mớ bòng bong” không lối thoát. Thế nhưng, thời gian sẽ không chờ đợi ai cả, nếu cứ mãi chần chừ, các bạn sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội, mất đi thanh xuân và còn lại là tiếc nuối.

Bài học sự nghiệp từ Coronavirus: Đừng để nước đến chân mới nhảy
Bài học sự nghiệp từ Coronavirus: Đừng để nước đến chân mới nhảy

Nước đến chân mới nhảy – căn bệnh mãn tính của giới trẻ

“Mình còn trẻ mà, còn nhiều thời gian, cứ quẩy đi, việc gì phải sợ…” – Đây dường như là một lý do phổ biến nhất cho tình trạng lười biếng, chậm trễ của các bạn trẻ hiện nay. Ngay từ khi còn là học sinh, không ít bạn đã quen với việc “nước đến chân mới nhảy”. Tức là ngày mai thi thì hôm nay các cô, các cậu mới mò đến sách vở. Đến khi đi làm, thói quen đó tiếp tục “đeo bám” và đưa các bạn vào hố sâu của sự trì hoãn, do dự.

Đó có thể trì hoãn trong công việc, chần chừ trong suy nghĩ, thiếu quyết đoán, do dự về sự thay đổi, làm mới bản thân,… Những điều này mặc dù chưa tác động, ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của các bạn ở hiện tại nhưng sẽ là “mầm bệnh” giết chết tương lai, sự nghiệp sau này.

Theo nghiên cứu từ khoa học tâm lý Mỹ trong suốt 20 năm, việc trì hoãn sẽ gây ra sự suy giảm về chất lượng công việc cũng như hạnh của của con người. Những người mắc phải “căn bệnh” này thường có hiệu suất làm việc kém hơn hẳn người khác. Đồng thời họ cũng dễ mắc phải sai lầm hơn trong công việc hàng ngày.

Bài học từ Coronavirus: Đừng để nước đến chân mới nhảy
Nước đến chân mới nhảy – căn bệnh mãn tính của giới trẻ

Có tới 40% người có thói quen “nước đến chân mới nhảy” thừa nhận họ có nguy cơ mất mát rất lớn về tài chính. Đáng lo ngại hơn, tình trạng do dự, chần chừ và trì hoãn này cũng có thể gây ra căng thẳng cho người đi làm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 👉 Xem thêm: 7 thói quen xấu ở nơi làm việc có thể “giữ chân” sự nghiệp của bạn

Đại dịch Covid 19 và những bài học “đắt giá” cho mọi người

Corona, Covid 19 là cái tên gây ám ảnh đối với chúng ta trong suốt gần 2 năm qua. Kể từ cuối năm 2019, đại dịch toàn cầu bùng phát đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội. Bên cạnh việc các ngành nghề định trệ, doanh nghiệp lao đao thì rất nhiều người còn đứng ngồi không yên với sự tiếc nuối. Vậy họ tiếc nuối điều gì?

Đó là hối hận “tại sao không nhảy việc sớm hơn?”, “biết vậy mình học hỏi, trau dồi thêm các kỹ năng để không bị cho nghỉ việc”, “tại sao đến giờ này mình vẫn ở đây và chờ đợi?”,… Tất cả những điều này đều là hậu quả cho sự trì hoãn, thiếu quyết đoán, luôn chần chừ hay nói đúng hơn là thiếu trách nhiệm với bản thân. Đây cũng được xem là bài học đắt giá mà đại dịch Covid 19 mang đến cho đa số bộ phận người đi làm hiện nay.

ài học đắt giá từ đại dịch Covid 19
Bài học đắt giá từ đại dịch Covid 19

Bài học số 1: Đừng chần chừ với quyết định nhảy việc

Trước đây, tình hình Covid tại Việt Nam không quá căng thẳng, mọi hoạt động đời sống, kinh tế vẫn diễn ra khá bình thường. Do đó, không ít bạn trẻ vẫn bình tâm với suy nghĩ “sắp hết dịch rồi, đợi hết dịch thì nhảy việc” hay “cứ làm thêm thời gian nữa, không ổn thì nhảy”,…

Tuy nhiên, chính suy nghĩ này lại tạo thành hố sâu chôn lấp tất cả những dự định, tương lai của các bạn. Cho đến khi dịch bùng phát lần thứ 2, thứ 3 và đến hiện tại đã kéo dài gần nửa năm thì các bạn trẻ mới tá hỏa, lo lắng. Hầu hết các công ty đều gặp khó khăn trong kinh doanh, hoạt động tuyển dụng cũng ngừng lại. Điều này lại tiếp tục đẩy các bạn vào bế tắc, công ty quá nhiều vấn đề, công việc quá nhàm chán, bạn muốn nghỉ việc nhưng lại sợ không thể tìm kiếm công việc mới.

Vậy nên, bài học rút ra cho các bạn trẻ chính là đừng chần chừ, do dự với tương lai của chính mình. Nếu các bạn đã có định hướng cho sự nghiệp, biết mình muốn gì, cần gì thì hãy quyết đoán trong nhảy việc. Cơ hội sẽ không đến lần thứ hai và nếu lần này bạn cứ trì hoãn thì chắc chắn sẽ phải hối hận về sau.

 👉 Xem thêm: Nhảy việc mùa Covid: Bạn có đang lựa chọn lối đi mạo hiểm?

Bài học từ Coronavirus: Đừng để nước đến chân mới nhảy
Đừng chần chừ với quyết định nhảy việc

Bài học số 2: Đừng nuôi suy nghĩ “từ từ học hỏi, thay đổi”

Có rất nhiều bạn trẻ luôn nói rằng mình muốn được học hỏi, thay đổi nhưng lại chẳng chịu bắt tay vào làm. Họ luôn trì hoãn mọi thứ với câu cửa miệng “từ từ, để mai rồi tính”. Thế nhưng, chính sai lầm đó đã khiến cho quá trình chạm đến thành công của các bạn bị gián đoạn. Làm sao bạn có được những kỹ năng, kiến thức, phát triển tư duy khi bản thân không chịu thay đổi?

Cuộc sống này sẽ không có gì là dễ dàng, thành công sẽ không đến với người chỉ thích chờ đợi. Nếu các bạn cứ mãi hưởng thụ sự an nhàn, chôn vùi ngày tháng với công việc nhàm chán, tạm bợ thì liệu rằng tương lai có sáng lạng hay không? Hay đợi đến khi “nước đến chân mới nhảy”, dịch căng thẳng không thể làm gì được, các bạn mới tá hỏa “mình không có kỹ năng gì để xin việc cả”.

Đây là một thực trạng rất phổ biến ở số đông bạn trẻ hiện nay. Khi các bạn không may nghỉ việc/mất việc giữa thời điểm dịch Covid căng thẳng, nhu cầu tuyển dụng sẽ ít hơn, mọi tiêu chí cũng trở nên khắt khe hơn trước. Vậy thì lúc đó, yếu tố nào giúp các bạn vượt qua được những ứng viên khác? Đó chính là kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.

Đừng nuôi suy nghĩ “từ từ học hỏi, thay đổi”
Đừng nuôi suy nghĩ “từ từ học hỏi, thay đổi”

Bởi vậy, đừng để “nước đến chân mới nhảy”, hãy luôn chủ động học hỏi, trau dồi, phát triển bản thân bất cứ lúc nào. Các bạn cũng đừng quên đặt ra cho mình mục tiêu để có động lực phấn đấu nhé.

 👉 Xem thêm: Cắt giảm nhân sự mùa Covid: Làm sao để không lọt vào danh sách “đen”?

Có thể thấy, để đạt đến đỉnh cao của thành công không phải điều dễ dàng. Hy vọng rằng những “bài học từ Coronavirus: Đừng để nước đến chân mới nhảy” mà JobsGO chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với tất cả các bạn. Chúc các bạn có những thay đổi tích cực và tạo nên cho mình một sự nghiệp vững chắc nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: