Cắt giảm nhân sự mùa Covid: Làm sao để không lọt vào danh sách “đen”?

Đánh giá post

Bùng phát từ cuối năm 2019, đại dịch toàn cầu mang tên “Corona – Covid 19” đã và đang khiến toàn thế giới chao đảo. Nền kinh tế trì trệ, doanh nghiệp lao đao đến mức phải sa thải bớt nhân sự để duy trì sự tồn tại qua mùa dịch. Vậy làm cách nào để chúng ta đứng vững được trước làn sóng cắt giảm nhân sự mùa Covid? Hãy để JobsGO giúp các bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

Cắt giảm nhân sự mùa Covid
Thực trạng cắt giảm nhân sự mùa Covid

Nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự mùa dịch

“Cắt giảm nhân sự” – một trong những vấn đề nhức nhối đối với doanh nghiệp, người lao động trong thời gian gần đây. Dịch bệnh Covid ngày càng căng thẳng, phức tạp khiến cho quá trình hoạt động của các đơn vị, tổ chức kinh doanh trở nên điêu đứng.

Hầu hết các doanh nghiệp đều đang rơi vào tình trạng khủng hoảng. Doanh số bán hàng đều thấp hơn rất nhiều so với các năm trước. 19% trong số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên Facebook có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến dòng tiền. Khoảng 24% doanh nghiệp cảm thấy quan ngại về việc nhu cầu khách hàng giảm. Và để có thể duy trì sự tồn tại qua mùa dịch, không ít đơn vị đã phải lựa chọn giải pháp cho một số nhân viên nghỉ việc.

Theo khảo sát tình hình đầu năm 2021, môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam, có đến 40% đơn vị, tổ chức phải đưa ra chính sách cắt giảm nhân sự. Tỷ lệ doanh nghiệp phải đóng cửa cũng lên đến 24%.

Cắt giảm nhân sự mùa Covid
Nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự mùa dịch

Như vậy, thực trạng cắt giảm nhân sự mùa Covid đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Đây không chỉ là khó khăn của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người lao động. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ rơi vào nhóm này? Hãy cùng tìm hiểu ở phần 2 của bài viết nhé.

? Xem thêm: COVID-19 đã tác động đến ngành tuyển dụng như thế nào?

Những đối tượng dễ bị đưa vào nhóm cắt giảm nhân sự

Việc cắt giảm nhân sự là điều khó tránh khỏi trong tình hình dịch Covid hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ có nguy cơ đưa vào danh sách “đen” này. Theo tổng hợp của JobsGO thì một số đối tượng dễ bị đưa vào nhóm cắt giảm nhân sự đó là:

Nhóm đối tượng “giậm chân tại chỗ”

Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp luôn là tạo ra doanh thu lớn, là phát triển mạnh mẽ. Và tất nhiên, để làm được điều đó thì đội ngũ nhân viên cũng cần tài giỏi, luôn cố gắng, sáng tạo và có khả năng để phát triển các mục tiêu họ đặt ra.

Cắt giảm nhân sự mùa Covid
Nhóm đối tượng “giậm chân tại chỗ”

Vậy nếu bạn chỉ hàng ngày đến công ty, làm hết nhiệm vụ được giao, không có sự tiến bộ, cố gắng, nỗ lực thì liệu có đủ khả năng giúp cho doanh nghiệp đi lên không? Liệu rằng các “Sếp” có tiếp tục muốn bỏ tiền ra để giữ lại một nhân viên năng lực yếu kém hay không?

Câu trả lời chắc chắn là “KHÔNG” và khi rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng buộc phải cắt giảm nhân sự, bạn sẽ không tránh khỏi danh sách này.

Nhóm đối tượng làm việc thiếu nghiêm túc

Thái độ, sự chuyên nghiệp và nghiêm túc trong công việc là những yếu tố quan trọng mà các lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm. Bởi chỉ khi nhân viên có thái độ tốt, làm việc thật nghiêm túc, cống hiến hết mình thì mới có thể mang đến hiệu quả cao.

Cắt giảm nhân sự mùa Covid
Nhóm đối tượng làm việc thiếu nghiêm túc

Ngược lại, nếu nhân viên thường xuyên gây sự với đồng nghiệp, thái độ không tôn trọng Sếp, làm việc chểnh mảng, không đạt KPI,… thì cũng sẽ không thể trụ được lâu dài. Vậy nên, trước làn sóng cắt giảm nhân sự mùa Covid, nhóm đối tượng này cũng có nguy cơ bị gạch tên khỏi doanh nghiệp.

Nhóm đối tượng không có “mối quan hệ”

Một nhóm đối tượng nữa cũng có khả năng bị nhấn chìm trong mùa cắt giảm nhân sự này đó là không có mối quan hệ. Nghe thì có vẻ không đúng lắm nhưng lại vô cùng hợp lý và thường xuyên diễn ra ở các doanh nghiệp vừa – nhỏ.

Chắc hẳn trong suốt những năm tháng lăn lộn trong xã hội, làm biết bao nơi, bạn cũng đã gặp phải những “gia đình” nằm dưới vỏ bọc công ty rồi phải không? Bố, mẹ, anh, chị, em, cô, bác, chú, dì,… đều tụ họp ở một công ty, nắm giữ những vị trí quan trọng mà không ai có thể thay thế. Hay trường hợp khác là có người thân làm việc ở các vị trí cao, họ có tiếng nói, có sự thiên vị, có ưu ái,…

Như vậy, chẳng phải trong tình thế bắt buộc cắt giảm nhân sự này, những đối tượng có quan hệ kia sẽ thuộc top an toàn. Còn những nhân viên “thấp cổ bé họng”, làm việc bằng năng lực, không có bất kỳ mối quan hệ nào sẽ phải đứng trước nguy cơ mất việc hay sao?

? Xem thêm: Drama nơi công sở: Khi năng lực được đánh giá bằng mối quan hệ “gia đình

Cắt giảm nhân sự mùa Covid
Nhóm đối tượng không có “mối quan hệ”

Làm cách nào để “an toàn” khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự?

Bị cho nghỉ việc trong mùa dịch chắc chắn là điều không ai mong muốn. Bởi khi các doanh nghiệp đều khó khăn thì nhu cầu tuyển dụng cũng sụt giảm, thậm chí là không có. Tuy nhiên, làm sao để có thể “sống sót an toàn” qua mùa cắt giảm nhân sự?

Thực tế, chúng ta sẽ không thể biết trước khi nào có dịch, khi nào hết dịch hay bỗng một ngày công ty gặp khủng hoảng và sa thải nhân viên. Do đó, để bản thân không bị rơi vào thế bị động, trở thành đối tượng bị cho nghỉ thì trước đó, các bạn sẽ cần biến mình thành người “không thể thay thế” trong doanh nghiệp. Cụ thể, hãy lưu ý một số vấn đề như sau:

Cắt giảm nhân sự mùa Covid
Làm cách nào để “an toàn” khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự?
  • Thứ nhất, hãy luôn chăm chỉ, chịu khó trong công việc: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn được đánh giá tốt và cũng giúp bạn đạt được kết quả cao trong quá trình làm việc.
  • Thứ hai, hãy tự tìm cơ hội để thể hiện năng lực bản thân: Chắc chắn một điều rằng không doanh nghiệp nào muốn nhân viên chỉ chăm chăm làm hết nhiệm vụ rồi đi về. Điều họ cần là sự nỗ lực, muốn phát triển, muốn chứng minh bạn có thể làm được nhiều hơn thế.
  • Thứ ba, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp: Điều này thể hiện bạn là người có kỹ năng, tinh thần đồng đội, làm việc nhóm tốt và được đánh giá cao hơn. Thậm chí biết đâu đến giai đoạn cắt giảm nhân sự, bạn lại nhận được phiếu bầu giữ lại từ chính những người mình từng giúp đỡ thì sao?
  • Thứ tư, hãy luôn đặt mục tiêu cho bản thân rằng “ngày mai phải tiến bộ hơn hôm nay”: Như đã đề cập ở trên, “giậm chân tại chỗ” là nhóm đối tượng dễ rơi vào danh sách sa thải. Điều này đồng nghĩa với việc, muốn được ở lại làm việc lâu dài, bạn sẽ cần chứng minh được sự phát triển của bản thân trong doanh nghiệp.
  • Thứ năm, thường xuyên đóng góp ý kiến chân thành với Sếp: Đây là điều mà nhiều bạn e ngại vì sợ nếu không đúng ý, Sếp sẽ ghét bỏ hay cho nghỉ thì sao? Thế nhưng, những người lãnh đạo đôi khi sẽ không thể nắm bắt được hết các vấn đề quá nhỏ trong công việc. Do đó, nếu bạn có ý kiến, quan điểm nào đóng góp cho sự phát triển của công ty, hãy cứ mạnh dạn đề xuất để Sếp xem xét nhé.

? Xem thêm: Sa thải nhân viên cuối năm – tại sao không nên?

Cắt giảm nhân sự mùa Covid
Bí quyết không bị lọt vào danh sách đen khi cắt giảm nhân sự

Có thể thấy, cắt giảm nhân sự trong mùa dịch Covid đã gây ra rất nhiều khó khăn, khủng hoảng đối với người lao động. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên của JobsGO, bạn đọc sẽ biết cách để giúp bản thân có thể “an toàn” vượt qua làn sóng này nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: