Trả lương khoán là một trong những hình thức rất phổ biến, được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Vậy hiểu chính xác lương khoán là gì? Cách tính lương khoán chuẩn như thế nào? Cùng JobsGO tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Mục lục
1. Lương khoán là gì? Ví dụ
Lương khoán là gì? Thực tế hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm lương khoán. Tuy nhiên, trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn đều có đề cập đến cụm từ này và nó liên quan đến việc trả lương cho người lao động.
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động được thỏa thuận với nhau để lựa chọn hình thức trả lương: theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Như vậy, lương khoán là một hình thức trả lương được pháp luật quy định và hoàn toàn hợp pháp.
Về bản chất, lương khoán chính là khoản lương mà người lao động nhận được dựa trên mức độ hoàn thành công việc được giao (khối lượng, chất lượng, thời gian). Đây là một hình thức rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực kinh doanh sản xuất. Phía nhà sử dụng lao động sẽ đưa ra mức khoán tương ứng với mức lương cụ thể cho người lao động. Hoàn thành khối lượng công việc định mức theo thỏa thuận nhân lương, người lao động sẽ được tính nhân lên với mức lương đã thỏa thuận.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức trả lương khoán này, các bạn cùng đọc ví dụ cụ thể như sau: Chị A được thuê dán tem sản phẩm tại nhà theo hình thức khoán với yêu cầu 2 tuần xong 10.000 sản phẩm thì sẽ nhận được 3 .000.000 đồng. Phía đơn vị thuê sẽ không bắt buộc chị A phải làm việc/có sản phẩm mỗi ngày, chỉ cần đảm bảo trong 2 tuần hoàn thành đủ 10.000 sản phẩm là có thể nhận đủ lương theo thỏa thuận.
Xem thêm: Lương cứng là gì?
2. Cách tính lương khoán là gì?
Cách tính lương khoán được quy định chi tiết tại Điều 96 Bộ Luật Lao động với những điểm chú ý như sau:
- Lương khoán được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động theo hợp đồng lao động tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, kinh doanh thực tế.
- Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
- Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc.
- Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.
- Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
- Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
- Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Theo đó, tiền lương thực tế trả cho người lao động căn cứ vào khối lượng công việc, chất lượng, thời gian làm việc và công thức chi tiết sau:
Tiền lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc |
Ví dụ: Chị B được thuê xâu vòng trong khoảng thời gian 1 tháng phải hoàn thành 5.000 chuỗi sẽ được trả 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, chị B chỉ sâu được 4.000 chuỗi, đạt 80% khối lượng công việc được giao nên lương chị nhận được sẽ là: 5.000.000 x 80% = 4.000.00đ.
Xem thêm: Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm 2023
3. Hình thức trả lương khoán là gì?
Về hình thức trả lương khoán, tại khoản 2 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 và khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định rằng lương khoán có thể trả theo 2 hình thức:
- Tiền mặt
- Trả qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
Nếu lương được thanh toán qua tài khoản ngân hàng, người sử dụng lao động sẽ phải chịu các loại phí liên quan (phí mở tài khoản, phí chuyển lương,…).
Xem thêm: Các hình thức trả lương phổ biến – Bạn đang nhận lương theo cách nào?
4. Giải đáp 1 số thắc mắc về lương khoán
Ngoài ra, người lao động còn quan tâm đến khá nhiều vấn đề khác liên quan đến lương khoán. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất được JobsGO tổng hợp và giải đáp.
4.1 Lương khoán có phải đóng bảo hiểm không?
Lương khoán là khoản tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi hoàn thành khối lượng công việc trong một khoảng thời gian cụ thể với đơn giá rõ ràng. Nó là khoản tiền không bao gồm phụ cấp hay các khoản bổ sung nên theo quy định của luật bảo hiểm thì sẽ phải đóng bảo hiểm.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi lương khoán có phải đóng bảo hiểm không là có. Người thuê lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Lương tháng 13 là gì?
4.2 Doanh nghiệp trả lương khoán nên không có lương làm thêm?
Theo quy định thì khi người lao động được trả lương khoán theo thời gian hay theo sản phẩm thì vẫn được hưởng lương làm thêm. Người lao động làm thêm sản phẩm hoặc làm thêm giờ theo quy định sẽ được bên sử dụng lao động trả thêm lương theo đúng quy định bởi pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Lương Net và lương Gross là gì?
4.3 Lương khoán trong công ty xây dựng như thế nào?
Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay thì hình thức lương khoán cực kỳ phổ biến. Lương được trả cho người lao động dựa vào khối lượng công việc mà họ hoàn thành. Cụ thể cách tính như sau:
Cách tính lương khoán = Khối lượng công việc hoàn thành x đơn giá khoán |
Ví dụ như: Đơn giá của thi công xây dựng 1m2 là 200.000. Người công nhân xây dựng thực hiện được 10m2 thì mức lương khoán họ nhận được là: 10*200.000 = 2 triệu đồng.
Xem thêm: Lương gộp là gì? Nên nhận lương gộp hay lương ròng?
4.4 Kỳ hạn trả lương khoán
Kỳ hạn trả lương khoán được quy định chi tiết tại Điều 97 Bộ luật Lao động, cụ thể như sau:
“Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một lần hoặc nửa tháng một lần…”
Trong đó, thời điểm trả lương do hai bên cùng thỏa thuận và đi đến quyết định một chu kỳ cố định. Tuyệt đối không trả vào nhiều khoảng thời gian khác tránh ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động hoặc xảy ra tranh chấp không đáng có.
4.5 Hợp đồng giao khoán là gì?
Hợp đồng giao khoán là khái niệm liên quan và có mối quan hệ mật thiết với lương khoán. Theo các quy định pháp luật, hợp đồng giao khoán thực chất là thỏa thuận giữa hai bên, tương tự như hợp đồng lao động với hai đối tượng là bên giao khoán và bên khoán.
Hợp đồng giao khoán thường mang tính chất thời vụ và diễn ra trong thời gian ngắn. Trong quá trình làm việc, bên nhận khoán cam kết hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu bên khoán. Sau khi hoàn thành công việc, bên khoán có nghĩa vụ thanh toán số tiền theo thỏa thuận ban đầu.
Ngoài ra, có một điểm bạn cần lưu ý là hợp đồng giao khoán có hai loại bao gồm:
- Hợp đồng giao khoán toàn bộ: Bên giao khoán chịu trách nhiệm toàn bộ về chi phí, nhân công, vật chất trong quá trình triển khai công việc. Trong khi đó, bên nhận khoán chỉ tiếp nhận công việc, thực hiện và nhận thanh toán sau khi hoàn thành.
- Hợp đồng giao khoán từng phần: Bên giao khoán trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động. Đối với hợp đồng này, bên nhận khoán chỉ tự loại bỏ chi phí công cụ lao động.
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về lương khoán là gì? Bạn muốn biết thêm các thông tin về lương các ngành nghề hiện nay như thế nào? Truy cập ngay vào jobsgo.vn và sử dụng tính năng “tra cứu lương” của trang web này nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)